Nghệ đen trồng ở Nghệ An cho nông dân thu nhập khá
Cây nghệ đen mới đưa vào trồng ở xã Nghi Kiều, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) từ đầu năm 2016, dự tính cho thu nhập 700 triệu đồng/ha.
Nghệ đen phát triển tốt trên địa bàn Nghi Kiều (Nghi Lộc – Nghệ An)
Năm 2016 này, toàn xã Nghi Kiều trồng được 5ha cây nghệ đen, chủ yếu ở các xóm 16, 17, 18… riêng xóm 18 trồng được 2.5ha. Mặc dù thời tiết năm nay không thuận lợi, hạn hán kéo dài làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây trồng, nhưng được sự chỉ đạo kịp thời của xã, sự hướng dẫn kỹ thuật của khuyến nông và đặc biệt là sự nỗ lực của bà con nông dân nên hiện nay cây nghệ phát triển tốt.
Nhiều người dân làm bột nghệ trên địa bàn cho biết: Cứ 100kg nghệ củ cho 10kg tinh bột (nghệ vàng chỉ cho 7kg), bình quân một sào nghệ đen thu được 1 tấn củ, chế biến được 100kg tinh bột, với giá thị trường 450 ngàn đồng/kg tinh bột (nghệ vàng 350 ngàn đồng/kg).
Thân, lá và củ của cây nghệ đen.
Như vậy, một sào nghệ đen thu về 45 triệu đồng, 1ha dự tính cho 900 triệu đồng, trừ chi phí, 1ha còn lãi ròng 700 triệu đồng. Đây là nguồn thu lớn cho người dân ở xã miền núi Nghi Kiều nơi kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.
Người dân trên địa bàn còn trồng trên 15ha cây nghệ vàng, hướng tới tăng diện tích trồng nghệ đen trong những năm tiếp theo. Hiện tại, nhiều hộ dân còn mua sắm máy chế biến tinh bột để sử dụng nguyên liệu nghệ tươi trong vùng.
Theo y học cổ truyền, nghệ đen có vị cay, đắng, tính ôn, có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, tiêu tích, hóa thực… Thường dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, bế kinh…
Một số đơn thuốc có sử dụng nghệ đen 1. Chữa chứng huyết ứ, kinh nguyệt không thông, bế kinh, máu ra kéo dài, đen, đông thành khối nhỏ, kèm theo đau bụng trước khi thấy kinh Nghệ đen 15g, ích mẫu 15g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống 5-7 ngày trước kỳ kinh. 2- Ăn không tiêu, bụng đầy trướng Nghệ đen 25g, tim lợn 1 quả. Tim lợn làm sạch, thái miếng, nghệ đen thái lát, nấu chín, thêm gia vị. Ăn liên tục 5 – 7 ngày. 3- Chữa đau bụng kinh, sắc kinh xấu Nghệ đen 20g, ích mẫu 16g, ngải cứu 8g. Sắc với 500ml nước, còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Uống 5-7 ngày trước kỳ kinh. 4- Bổ khí, dưỡng huyết Nghệ đen, bạch chỉ, hồi hương, cam thảo, đương quy, thục địa, bạch thược, xuyên khung mỗi vị 40g. Tất cả các vị tán bột, hoàn thành viên. Ngày uống 8 – 12g. Thích hợp dùng cho các trường hợp suy nhược, tiêu hóa hấp thu kém, thể trạng xanh xao, thiếu
Thân, lá và củ của cây nghệ đen.
Video đang HOT
Như vậy, một sào nghệ đen thu về 45 triệu đồng, 1ha dự tính cho 900 triệu đồng, trừ chi phí, 1ha còn lãi ròng 700 triệu đồng. Đây là nguồn thu lớn cho người dân ở xã miền núi Nghi Kiều nơi kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.
Người dân trên địa bàn còn trồng trên 15ha cây nghệ vàng, hướng tới tăng diện tích trồng nghệ đen trong những năm tiếp theo. Hiện tại, nhiều hộ dân còn mua sắm máy chế biến tinh bột để sử dụng nguyên liệu nghệ tươi trong vùng.
Theo y học cổ truyền, nghệ đen có vị cay, đắng, tính ôn, có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, tiêu tích, hóa thực… Thường dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, bế kinh…
Một số đơn thuốc có sử dụng nghệ đen
1. Chữa chứng huyết ứ, kinh nguyệt không thông, bế kinh, máu ra kéo dài, đen, đông thành khối nhỏ, kèm theo đau bụng trước khi thấy kinh
Nghệ đen 15g, ích mẫu 15g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống 5-7 ngày trước kỳ kinh.
2- Ăn không tiêu, bụng đầy trướng
Nghệ đen 25g, tim lợn 1 quả. Tim lợn làm sạch, thái miếng, nghệ đen thái lát, nấu chín, thêm gia vị. Ăn liên tục 5 – 7 ngày.
3- Chữa đau bụng kinh, sắc kinh xấu
Nghệ đen 20g, ích mẫu 16g, ngải cứu 8g. Sắc với 500ml nước, còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Uống 5-7 ngày trước kỳ kinh.
4- Bổ khí, dưỡng huyết
Nghệ đen, bạch chỉ, hồi hương, cam thảo, đương quy, thục địa, bạch thược, xuyên khung mỗi vị 40g. Tất cả các vị tán bột, hoàn thành viên. Ngày uống 8 – 12g. Thích hợp dùng cho các trường hợp suy nhược, tiêu hóa hấp thu kém, thể trạng xanh xao, thiếu
Theo Văn Xinh – Đan Phượng (Báo Nghệ An)
Lễ ký kết cung ứng nông sản thực phẩm an toàn: Nhân lên nhiều địa chỉ xanh, sạch!
Ngày mai 8.10, Bộ NNPTNT phối hợp với Báo NTNN tổ chức lễ ký kết cung ứng nông sản thực phẩm an toàn với tốp 15 doanh nghiệp (DN) đầu tiên về sản xuất nông sản thực phẩm an toàn.
Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong Chương trình truyền thông "Địa chỉ Xanh - Nông sản Sạch" do Bộ NNPTNT chủ trì và giao Báo NTNN làm đầu mối triển khai thực hiện.
Thêm nhiều chuỗi sản xuất nông sản sạch
Chương trình truyền thông "Địa chỉ Xanh- Nông sản Sạch", chính thức được Bộ NNPTNT phối hợp với Báo NTNN tổ chức khởi động vào ngày 5.5.2016. Nhà báo Lưu Quang Định - Tổng Biên tập Báo NTNN cho biết: "Chương trình được thực hiện dưới sự chủ trì, phối hợp giữa Bộ NNPTNT với Báo NTNN, mục đích nhằm đẩy mạnh hoạt động truyền thông về an toàn thực phẩm; quảng bá, giới thiệu nông sản sạch, an toàn tới người tiêu dùng. Đồng thời, khuyến khích người nông dân, DN, các cơ sở sản xuất, chế biến... thực hiện đúng quy trình kỹ thuật để đảm bảo sản phẩm nông sản sạch và an toàn, nhằm nhân lên nhiều địa chỉ sản xuất xanh, sạch".
Khu nhà kính công nghệ cao của Công ty VinEco tại Vĩnh Phúc. Ảnh: H.V
Theo Bộ NNPTNT, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2016 cần tập trung giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm một cách căn cơ, từ gốc: bắt đầu từ khâu thúc đẩy, mở rộng sản xuất nông sản an toàn, đồng thời tạo dựng thị trường cho việc tiêu thụ sản phẩm an toàn, xử lý nghiêm các vi phạm trong kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, tập trung tạo đột phá, chuyển biến ở 4 lĩnh vực chính: chất cấm trong chăn nuôi; hóa chất, kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản; thuốc BVTV và phân bón hữu cơ, phân bón khác.
Theo ông Lưu Quang Định, thực hiện chương trình này cho đến nay Báo NTNN, cùng kênh truyền hình 02TV, kênh truyền hình giao thông quốc gia VOV đã đăng tải, phát sóng được hàng trăm tin, bài, clip về các chủ đề nông sản thực phẩm an toàn. Trong đó, riêng Báo NTNN/điện tử Dân Việt đã có khoảng 500 bài viết giới thiệu về các địa chỉ sản xuất nông sản, thực phẩm an toàn, các chuỗi sản xuất nông sản thực phẩm của khối DN...
"Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, trong chương trình sản xuất nông sản thực phẩm an toàn hiện nay không thể thiếu người nông dân. Vì thế, rất mong các DN quan tâm và có chính sách hỗ trợ, liên kết với các hộ nông dân, hợp tác xã để hình thành chuỗi sản xuất nông sản thực phẩm an toàn từ đồng ruộng, chuồng trại tới bàn ăn" - nhà báo Lưu Quang Định nhấn mạnh.
Đề cập tới chương trình này, ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cho biết: "Hiện Bộ NNPTNT đang triển khai chương trình giám sát và chứng nhận sản xuất nông sản thực phẩm an toàn theo chuỗi. Đến nay, đã có nhiều DN được chúng tôi cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn này và sau lễ ký kết, chúng tôi sẵn sàng hướng dẫn, hỗ trợ các DN làm các thủ tục cần thiết để được cấp chứng nhận chuỗi sản xuất nông sản thực phẩm an toàn theo chuỗi của Bộ NNPTNT".
Tiên phong trong sản xuất sạch
Tham gia lễ ký kết lần này, có 15 DN đầu tiên là các đơn vị có thương hiệu hàng đầu trong sản xuất nông sản sạch hiện nay ở nước ta, gồm: Tập đoàn TH, Công ty Rau quả sạch quốc tế FVF, Công ty VinEco (thuộc Tập đoàn Vingroup), Tập đoàn Minh Phú, Ba Huân, Dabaco, An Việt, Thủy sản Đắc Lộc, Lenger Việt Nam, Quế Lâm, Vietrap, Vinafood1, BigGreen, Công ty CP Thực phẩm Vinh Anh, CLB Nông nghiệp công nghệ cao (DAA).
15 doanh nghiệp tham gia ký kết Lễ ký kết cung ứng nông sản thực phẩm an toàn sẽ được diễn ra chính thức vào ngày 8.10 tại Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NNPTNT) tại địa chỉ 489 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội với sự tham gia của 15 DN đầu tiên. Tham dự và chứng kiến lễ ký kết có: Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường; Ủy viên TƯ Đảng - Chủ tịch Trung ương Hội NDVN Lại Xuân Môn, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám cùng cộng đồng DN và hơn 150 đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học và 50 cơ quan thông tấn, báo chí.
Có thể nói, trong thời điểm hiện tại, đây là những DN tiên phong trong việc áp dụng các tiến bộ KHKT, công nghệ cao vào sản xuất, tuân thủ đầy đủ quy trình sản xuất nông sản thực phẩm an toàn. Nhà báo Lưu Quang Định cho biết, việc 3 bên gồm đại diện Bộ NNPTNT, DN và Báo NTNN tham gia lễ ký kết cung ứng nông sản thực phẩm an toàn nhằm thể hiện quyết tâm của cơ quan quản lý nhà nước, DN và cơ quan truyền thông nhằm quảng bá nhiều hơn các chuỗi nông sản an toàn.
Trong khi đó, ông Nguyễn Như Tiệp cho biết, các DN tham gia lễ ký kết lần này ngoài việc được đảm bảo quyền lợi về truyền thông, còn được Bộ NNPTNT hướng dẫn quy trình để các DN tham gia chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn được xác nhận. Đây là một chứng nhận có giá trị pháp lý rất cao, bởi Bộ NNPTNT sẽ thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình sản xuất của DN.
Theo kế hoạch, trong thời gian tới, Bộ NNPTNT sẽ tiếp tục xây dựng các chuỗi cung cấp nông sản an toàn và tổ chức xác nhận sản phẩm an toàn. Đến cuối năm 2016, mỗi tỉnh/thành phố trên cả nước hình thành chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được xác nhận. "Để thực hiện những mục tiêu này, bên cạnh việc tăng cường thanh tra, xử lý những vi phạm, Bộ sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt (GAP, GMP); hỗ trợ phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn và kiểm tra, giám sát xác nhận các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, xác nhận sản phẩm được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi" - ông Tiệp cho biết. n
ột số chuyên gia ngành lúa gạo cho rằng, nhiều DN dù hô hào thực hiện cánh đồng mẫu lớn, tham gia xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo... nhưng vẫn lợi dụng cánh đồng lớn để bán thuốc BVTV theo ý DN. Từ đó, lượng thuốc BVTV tồn dư trong đất, trong gạo... liên tục tăng cao qua các năm, làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng sản phẩm và khiến giá trị hạt gạo Việt sa sút.
Phiên chợ Xanh tử tế hút khách Đến tối mới khai mạc, nhưng từ buổi sáng 6.10, Phiên chợ Xanh tử tế lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội đã thu hút rất nhiều người tiêu dùng đến tham quan và mua sắm thực phẩm sạch.
Phiên chợ Xanh tử tế nằm trong khuôn khổ hội chợ hàng Việt chất lượng cao chuyên ngành thực phẩm - nông sản sạch diễn ra trong 4 ngày (từ ngày 6 đến 9.10) tại Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội, số 489 Hoàng Quốc Việt.
130 doanh nghiệp tham gia với 200 gian hàng. Trong đó, có rất nhiều gian hàng đến từ miền Nam như gạo ST Sóc Trăng của Anh hùng Lao động Hồ Quang Cua, gạo Cỏ May của doanh nhân tử tế Phạm Văn Bên, Nho Ninh Thuận, sầu riêng Ri6.
Theo bà Vũ Kim Anh - Trưởng ban tổ chức Phiên chợ Xanh tử tế, kiêm Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sáng tạo khởi nghiệp (thuộc BSA), Phiên chợ Xanh tử tế đã trở thành một hoạt động có thương hiệu. Phiên chợ được tổ chức thành hoạt động tuần ở TP.HCM và đón nhận được rất nhiều sự quan tâm, ủng hộ của những người quan tâm tới thực phẩm sạch, những người làm nông nghiệp tử tế.
"Lần này đưa phiên chợ ra Hà Nội, chúng tôi cũng lo lắng lắm. Không biết người dân Thủ đô có quan tâm. Nhưng từ sáng đến giờ, nhìn thấy lượng khách ra vào các gian hàng. Tôi cũng thấy thực sự người dân rất khát thực phẩm sạch. Với ý tưởng ban đầu, là phiên chợ giống như khu vườn nhà, ai có gì đưa ra bán cái đó. Chúng tôi hướng đến hỗ trợ, ưu tiên các bạn khởi nghiệp, chưa có thương hiệu nhưng quyết tâm làm nông nghiệp tử tế. Nhận được sự quan tâm của người dân như thế này, chúng tôi cảm thấy có rất nhiều động lực để tiếp tục triển khai những Phiên chợ Xanh tử tế ở các địa phương" - bà Kim Oanh cho hay.
San Nguyễn
Theo Danviet
Nhận diện nông sản thực phẩm an toàn Việt tại Hà Nội Sẽ có 1.800 chủng loại sản phẩm là nông sản thực phẩm an toàn tham gia vào "Tuần lễ nhận diện nông sản thực phẩm an toàn Việt". Sáng 4.10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp (NN&PTNN) Hà Nội phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) tổ chức Hội nghị triển khai Tuần lễ nhận...