Nghề cực lạ Việt Nam: Massage hoa dừa để kích thích chảy…mật
Anh Phạm Đình Ngãi ở huyện Tiểu Cần (Trà Vinh) cho biết, hiện nay anh đang làm một nghề đặc biệt mà ở Việt Nam chưa ai làm đó là massage hoa dừa (người dân còn gọi là lưỡi mèo, loại hoa chưa nở).
“Hằng ngày, công việc của tôi trèo lên cây, thực hiện việc massage chung quanh hoa dừa. Tôi massage như vậy để kích thích cho nó chảy nước mật ra ngoài” – anh Ngãi tiết lộ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Anh Ngãi thực hiện việc massage hoa dừa.
Anh Ngãi nói thêm với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN: “Hoa dừa có rất nhiều tuyến nước mật trong đó, nếu không massage thì tuyến mật sẽ không bị kích thích chảy ra ngoài được. Đây là một kỹ thuật, một công đoạn bắt buộc phải thực hiện đối với nghề này nhưng không phải ai cũng làm được, nếu massage nhẹ quá mật sẽ không tiết ra được, mạnh quá sẽ làm các ghé bên trong bị dập và hư. Vì vậy, đòi hỏi phải có nghệ thuật, điều chỉnh tay cho phù hợp”.
Nước mật chảy ra sau khi được massage.
Sau khi massage, anh Ngãi dùng dụng cụ hứng nước mật hoa dừa chảy xuống.
Theo anh Ngãi, mỗi hoa dừa, 1 ngày có thể thu được 1 lít nước mật. Còn mỗi hoa thì cho thể thu liên tục trong 25 ngày, tương đương 25 lít nước mật hoa dừa.
Do nước mật có vị ngọt rất ngon (có độ đường khoảng 14% trong khi nước dừa tươi có độ đường khoảng 4%), chứa nhiều khoáng chất, viatmin và các dưỡng chất khác cần thiết cho sức khỏe con người nên được tiêu thụ rất nhanh.
Video đang HOT
Lượng nước mật hoa dừa thu được
Để có đủ lượng nước mật cung cấp ra thị trường (chủ yếu là các cơ sở kinh doanh ở tỉnh Bến Tre, TP.Cần Thơ và TP.HCM), anh Ngãi còn hợp tác với một số thanh niên ở địa phương cùng làm.
Theo tính toán, mỗi ngày, nhóm của anh Ngãi có thể thu 200 lít nước mật hoa dừa (trong tổng diện tích 4ha dừa, diện tích dừa này chỉ trồng thu nước mật chứ không để cây ra trái).
Theo anh Ngãi, thu nước mật hoa dừa sẽ cho lợi nhuận hơn bán trái gấp nhiều lần
Nếu so sánh về giá trị kinh tế thì thu nước mật sẽ cao hơn từ 3-4 lần so với để trái bán. “Ví dụ, 1 hoa dừa, tôi có thể thu được 25 lít nước mật tươi, với giá 10 nghìn đồng/lít sẽ kiếm được 250 nghìn đồng nhưng 1 hoa dừa để trái chỉ bán được khoảng 50 nghìn đồng/một chục dừa (12 trái)”, trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, anh Ngãi phân tích.
Theo Danviet
Nghề lạ ở Lạng Sơn: Gom "phân vua" trong hang tối kiếm ra tiền
Giữa những dãy núi đá vôi sừng sững miền quê Đồng Sinh, xã Tân Lập, huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) lại có một hang dơi lớn nhất miền Bắc Việt Nam.
Và trong hang tối này có một thứ trời cho đã đem lại cho người dân thêm thu nhập hàng trăm ngàn đồng mỗi ngày. Đó là phân dơi-thứ phân được ví như "phân vua" bởi sự giàu dinh dưỡng và có tác dụng cực tốt cho cây trồng.
Lâu nay, ít ai biết được nơi miền quê thuộc xóm Đồng Sinh, xã Tân Lập, huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) vốn nghèo khó, ngẩng mặt lên bốn bên là những dãy núi đá vôi sừng sững cao chọc trời lại có một hang dơi khổng lồ. Càng độc đáo hơn, đằng sau vẻ đẹp hoang sơ vốn có của hang động được thiên nhiên ban tặng này là nguồn sống vô tận cho người dân nơi đây.
Lối vào hang Dơi lớn nhất miền Bắc nằm trên địa phận huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn khá nhỏ hẹp, tối om. Đi sâu vào trong, cảm giác đầu tiên là hỗn hợp mùi của chất phốt pho cộng với amoniac khai nồng nặc xộc thẳng vào mũi từ phân trộn lẫn nước tiểu của loài dơi
Với người dân xã Tân Lập, hang Dơi là một nơi rất đỗi quen thuộc nhưng chẳng ai biết rõ nó tồn tại ở đó từ khi nào. Nhưng có một điều mà ai cũng tự hào khi giới thiệu, hang Dơi là món quà vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này.
Theo chân người dân, phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN phải băng qua cánh đồng làng và trèo qua một con dốc mới lên tới được cửa hang. Nhìn từ xa, miệng hang lớn bằng một ngôi nhà 5 gian. Đi sâu vào trong, cảm giác đầu tiên là hỗn hợp mùi của chất phốt pho cộng với amoniac khai nồng nặc xộc thẳng vào mũi từ phân trộn lẫn nước tiểu của dơi. Những âm thanh lạ của loài dơi phát ra, tiếng nước chảy, tiếng gió rít mạnh trên đỉnh hang làm cho hang Dơi vốn hoang sơ càng trở nên kỳ bí.
Đàn dơi đến trú ngụ tại hang Dơi bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 9, từ tháng 10 trở đi thì chúng lại bắt đầu di cư đến một nơi khác.
Theo ước đoán, hang Dơi rộng chừng 3ha, chiều cao khoảng 150m, ăn sâu vào trong lòng một quả núi. Phải mất hơn 30 phút luồn lách, phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN mới lên đến một bãi nền bằng phẳng của hang. Bốn bên hang Dơi rộng lớn này là những bức tường bằng đá vôi, có nơi nhẵn bóng, nơi có rất nhiều nhũ đá với hình thù hoa văn rất đẹp.
Đàn dơi đến trú ngụ tại hang Dơi bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 9, từ tháng 10 thì chúng lại bắt đầu di cư đến một nơi khác. Sẽ có một vài con dơi bay về trước như để thăm dò, xem xét tình hình. Khi đến cửa hang chúng chưa vào hang liền mà bay lượn mấy vòng trên đầu quả núi nơi sát cửa hang rồi tối đến mới vào hang. Sáng hôm sau đàn dơi lại lượn đi. Rồi như có phép lạ, đúng 3 ngày sau, bất ngờ cả đàn dơi lớn hàng vạn con từ đâu kéo về dài dằng dặc nối đuôi nhau bay vào hang.
Phân dơi có hàm lượng phốt pho, đạm cao nên rất tốt cho cây trồng, gây xốp đất và giúp cây trồng kéo dài thêm tuổi thọ, qua đó giúp tăng thu nhập cho dân.
Theo lời kể của những người làm nghề hót phân dơi trong hang với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN thì đàn dơi đông đến nỗi phải mất hơn 4 giờ đồng hồ chúng mới bay được hết vào hang. 17 giờ chiều mỗi ngày, từ miệng hang động rộng lớn chúng lại bắt đầu cuộc hành trình bay ra khỏi hang kiếm ăn đêm. Khi đó, chúng phát ra những âm thanh như dàn chiến đấu cơ, cả một vùng trời của khu vực ấy xám xịt lại. Có một điều kỳ lạ, nhiều đời nay người ta chỉ biết đàn dơi đến đây trú ngụ nhưng không hề biết chúng đến từ đâu và sau đó sẽ bay về đâu. Cho đến tận bây giờ, nguồn gốc của những con dơi vẫn chỉ là sự đồn đoán của những người ưa chuyện hiếu kỳ.
Tranh thủ lúc nông nhàn, người dân địa phương lên hang thu gom phân dơi mang bán kiếm thêm thu nhập.
Bà Long Thị Pèèng (65 tuổi) vẫn hằng ngày cặm cụi vào hang thu gom phân dơi. Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, bà cho biết, thời gian rảnh bà lại vào đây gom phân dơi. Nếu thu gom được ít thì mang về trồng cây ăn quả, trồng rau, thu gom được nhiều thì bán lại cho người chuyên thu mua ngay tại hang. Công việc này đã gắn bó với bà hàng chục năm nay nên cũng mang lại cho bà thêm thu nhập mỗi tháng.
Phơi dơi su khi gom về sẽ được ông Thắng-thương lái thu mua và đóng bao bán ngay tại hang đi khắp các tỉnh, thành phố trong Nam, ngoài Bắc.
Phân dơi rất tốt, có hàm lượng phốt pho, đạm cao nên rất tốt cho cây trồng, gây xốp đất, giúp cây trồng phát triển xanh tốt tự nhiên. Từ xa xưa, người dân nơi đây đã sớm biết tác dụng của phân dơi và vào trong hang lấy phân dơi về bón ruộng, bón cho cây trồng. Người dân còn lấy cả phân dơi, lấy đất trong cái hang dơi khổng lồ ấy về làm thành 1 trong những thành phần của thuốc súng để làm đạn đi săn bắn. Có dạo, một số thương gia Trung Quốc sang tận nơi để thu mua phân dơi với giá rất cao.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Nguyễn Văn Thắng, xã Tân Lập, huyện Hữu Lũng, thương lái thu mua phân dơi cho biết: "Trước đây hầu hết người dân quanh hang đều lên đây thu gom phân dơi mang bán. Vài năm trở lại đây nhiều công ty mọc lên, nhiều người không còn lên hang gom phân dơi nữa bởi nghề này nhiều nguy hiểm. Hiện tôi thu mua phân dơi của người dân kiểu đại trà với giá 11.000 đồng/kg, còn loại sạch (hứng bạt) là 40.000 đồng/kg. Nhiều người thợ thu gom lành nghề, có kinh nghiệm cũng có thu nhập 300.000 -500.000 đồng/ngày".
Trung bình mỗi năm ông Thắng xuất bán ra thị trường hơn 20 tấn phân dơi các loại.
Dù nguồn lợi mang lại từ phân dơi cho giá trị kinh tế, thu nhập cao nhưng những năm gần đây không ít người dân làng Đồng Sinh đã nghỉ hẳn nghề lấy phân dơi, chỉ còn lác đác vài người còn theo nghề bởi đây là một nghề hết sức nguy hiểm. Muốn thu được phân dơi thì phải leo trèo độ cao cả chục mét nơi những vách đá cheo leo.
Công việc vất vả, nhiều nguy hiểm nhưng những người phụ nữ tranh thủ lúc nông nhàn cũng làm để kiếm thêm thu nhập.
Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, cô Hoàng Thị Tính cho biết, trước đây cả làng đi lấy phân dơi, nhưng giờ chỉ còn ít người dám đi. Ở hang Dơi này từ trước đến nay đã xảy ra nhiều tai nạn thương tâm làm chết nhiều người. Thứ nữa là những ai tiếp xúc, mưu sinh nhiều trong hang dơi do thường xuyên phải ngửi mùi phốt pho nên rất độc hại cho cơ thể nên đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến dân không còn theo nghề lấy phân dơi nữa.
"Kiếm được vài trăm nghìn đồng/ngày nhưng vất vả lắm, và cũng độc hại chứ chẳng phải là nghề hay ho gì", cô Tính nói.
Theo các kỹ sư nông nghiệp, chuyên gia về phân bón thì phân dơi được ví là "phân vua", "vua" của các loại phân vì chứa các thành phần hóa học như urê, axít uric, vitamin A, kali... Hàm lượng dinh dưỡng trong phân dơi cao gấp 7 - 10 lần so với phân hữu cơ khác. Cây trồng được bón phân dơi ngoài phát triển tốt còn tăng khả năng đề kháng...
Theo Danviet
Nghề lạ: Trông nhà vắng chủ ở làng ve chai, lương ngàn đô Gần 60 tuổi, ông Lưu Hà ngụ ở thôn Điền Long, xã Nghĩa Điền (huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) làm nghề quản lý cho gần chục căn nhà vắng chủ. Công việc chính của ông là bật - tắt đèn, đi vòng quanh kiểm tra cửa nẻo. Những lúc rảnh, ông kiêm thêm việc dọn dẹp, lau chùi nhà cửa. "Chắc không...