Nghe cơ thể lên tiếng
Hãy khởi đầu một năm mới bằng việc lắng nghe cơ thể để cảm nhận “tiếng nói” của sức khỏe. Sự lắng nghe cơ thể và điều chỉnh thói quen sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe, vóc dáng.
Da khô
Trời lạnh, da có khuynh hướng khô và sần sùi. Bạn thường xuyên tắm nước nóng, ăn uống thiếu chất cũng dẫn đến khô da.
Tuy nhiên, bạn cần cảnh giác vì dấu hiệu khô da có thể báo hiệu sự suy giảm của hoạt động tuyến giáp, bệnh tiểu đường. Ngoài ra, bệnh xơ vữa động mạch (làm động mạch thu hẹp) cũng khiến da khô.
Rụng tóc
Bạn vừa trải qua một đợt điều trị bệnh nên tóc rụng là bình thường. Sự căng thẳng, mất ngủ, thay đổi nội tiết tố (sau sinh, bước vào giai đoạn tiền mãn kinh), sử dụng dầu gội không phù hợp, tác động của hóa chất do nhuộm, uốn… cũng gây rụng tóc.
Dù vậy, trong vài trường hợp khi tóc mỏng dần, dẫn đến hói đầu, báo hiệu bệnh suy giáp, cường giáp, thiếu sắt, suy dinh dưỡng. Cần xét nghiệm máu để bác sĩ đánh giá và có hướng điều trị kịp thời.
Mặt ửng đỏ
Đi ngoài trời nắng hoặc sự thay đổi thời tiết đột ngột từ nóng sang lạnh có thể làm mặt bạn ửng đỏ.
Nhưng khi mặt ửng đỏ với những nốt nổi lên như mụn mủ, đó là triệu chứng phổ biến của bệnh rosacea, hiện tượng này xảy ra khi có quá nhiều máu tích tụ ở những mạch máu nhỏ li ti, làm mạch máu bị giãn nở.
Rosacea là một bệnh về da, thường làm đỏ mặt ở phần mũi, má… thế nhưng nhiều người không biết căn nguyên bệnh này nên tự mua thuốc hoặc mỹ phẩm về điều trị. Trong khi đó, bệnh có nhiều thể khác nhau từ nhẹ đến nặng với các biểu hiện không giống nhau, nếu không điều trị sớm và đúng thì có thể gây biến dạng khuôn mặt như chứng “mũi sư tử”…
Vàng mắt, mệt mỏi
Thông thường đây là các biểu hiện khi bạn thức khuya, không ngủ đủ thời gian.
Bạn nên kiểm tra sức khỏe vì có thể là dấu hiệu bệnh gan hoặc tắc ống dẫn mật, sỏi mật.
Nứt, khô môi
Video đang HOT
Do nhiệt trong cơ thể, do thói quen liếm môi…
Tuy nhiên, nứt khóe miệng và miệng khô có thể là dấu hiệu của hội chứng sjogren – một rối loạn hệ thống miễn dịch. Hội chứng này có thể xảy ra nguyên phát hay thứ phát sau một bệnh tự miễn khác như bệnh lupus hay đái tháo đường type 1. Ngoài ra cũng có thể báo hiệu bạn bị thiếu máu thể nhẹ.
Dấu hiệu này còn cho thấy bạn có thể bị nha chu, viêm xoang, suy thận, bệnh gan, tim, suy phổi…
Do tác động bên ngoài như ngâm nước quá lâu hoặc do thiếu hụt vitamin do ăn uống thiếu chất. Điều này có thể cải thiện bằng cách bổ sung dinh dưỡng hợp lý, hạn chế làm móng ẩm ướt, nếu thường xuyên làm việc trong nước, nên bảo vệ bằng cách đeo găng tay.
Lưu ý, móng tay tự nhiên giòn, gãy, đổi màu vàng nâu hay móng chân dày lên, sần sùi là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn có vấn đề. Những biểu hiện này có thể là bệnh vảy nến, viêm khớp hay hội chứng reiter (một loại viêm khớp), nhiễm nấm. Riêng móng bị vàng hoặc bầm có thể liên quan đến bệnh phổi, tiểu đường, tim mạch.
Thông thường, bạn sẽ giảm chiều cao chút ít khi lớn tuổi.
Tuy nhiên, việc giảm chiều cao nhanh có thể liên quan đến những vấn đề về xương, trong đó chủ yếu là bệnh loãng xương thể nặng. Các bệnh lý về xương sẽ làm bạn dễ bị vẹo cột sống khi đứng, ngồi không đúng cách, hoặc dễ bị gãy xương, dù chỉ va chạm nhẹ.
Theo Alobacsi
Bí quyết luyện tập cho người bị loãng xương
Ở người bị loãng xương, việc tập luyện cần chú trọng vào các bài tập ở tư thế đứng, thăng bằng, cải thiện tư thế và phòng ngừa ngã.
Những người không tích lũy đủ khối xương trong những năm quan trọng của thời kỳ thiếu niên có nguy cơ bị loãng xương về sau này. Những yếu tố khác khiến một số người dễ bị loãng xương gồm lối sống ít vận động, hút thuốc là, mất cân bằng nội tiết và thiếu can xi trong chế độ ăn.
Loãng xương được chẩn đoán bằng test đo mật độ chất khoáng trong xương, một dạng chụp X quang đặc biệt. Các triệu chứng của loãng xương gồm giảm chiều cao, lưng còng và dễ gãy xương, nhất là ở khớp háng, xương sống và xương dài ở các chi.
Việc tập luyện đóng vai trò then chốt để kiến tạo và duy trì khối xương trong những năm tuổi trẻ. Nhưng nó cũng giúp ích cho những người đã bị loãng xương. Ở những người này, tập luyện cần chú trọng vào các bài tập ở tư thế mang trọng lượng cơ thể, thăng bằng, cải thiện dáng đi và phòng ngừa ngã.
Bài tập mang trọng lượng cơ thể nghĩa là có bàn chân và cẳng chân nâng đỡ trọng lượng cơ thể trong khi tập. Một vài ví dụ cho loại bài tập này là khiêu vũ và leo cầu thang.
Tuy nhiên, cần tránh những kiểu luyện tập tác động mạnh, như chạy, đi bộ nhanh và nhảy, có thể khiến xương sống phải chịu thêm áp lực dẫn đến gãy xương.
Thay vào đó, hãy chọn những bài tập nhẹ nhàng ở tư thế đứng như khiêu vũ và aerobics. Các bài tập đối kháng, trong đó người tập chống lại trọng lượng của một vật thể khác, cũng giúp ích vì nó tăng cường cơ bắp và bồi đắp khối xương.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng các bài tập đối kháng, sử dụng tạ rời hoặc tạ máy, làm tăng mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương.
Lưu ý là cần tránh tập đối kháng trên cùng một nhóm cơ trong hai ngày liền để cơ có thời gian hồi phục.
Nếu bạn đã bị loãng xương, cần tránh những bài tập có động tác mạnh, vặn người quá mức hoặc phải cúi người xuống nhiều lần. Những động tác này có thể khiến bạn có nguy cơ gãy xương. Những động tác này gồm đứng lên ngồi xuống nhiều lần, chạm tay vào ngón chân và chèo thuyền máy.
Nếu bạn đã bị loãng xương, hãy hỏi ý kiến bác sỹ hoặc huấn luyện viên có kinh nghiệm điều trị bệnh nhân loãng xương về chương trình tập cụ thể và an toàn.
Dưới đây là một số bài tập đối kháng và mang trọng lượng cơ thể phù hợp với người bị loãng xương. Tất cả các bài tập nên được thực hiện 3 lượt, mỗi lượt 10 phút, nhưng bạn có thể ngừng nếu thấy mệt, đau hoặc khó chịu trong khi tập.
Gấp cơ nhị đầu
1.Đứng thẳng, không chùng vai hoặc cong lưng.
2. Giữ tạ 1kg đến 2kg, khuỷu tay tạo với vai góc 90o
3. Nâng tạ bằng cách gấp 2 khuỷu tay và đưa tạ về phía vai.
4. Luôn giữ thẳng vai khi nâng tạ.
5. Hạ thấp cẳng tay về vị trí ban đầu và lặp lại bài tập này 10 lần. Thực hiện 3 lượt.
Ngừng tập nếu bạn thấy đau hoặc khó chịu ở cánh tay hoặc vùng vai gáy.
Ngồi xổm chân vuông góc với đùi
1. Đứng thẳng, chân rộng bằng vai và hai tay đưa ra trước để giữ thăng bằng.
2. Giữ lưng thẳng, từ từ hạ thấp đùi giống như bạn sắp ngồi xuống ghế. Cảm giác căng cơ vùng mông.
3. Để không bị đau khớp gối, cần giữ để đầu gối không vượt quá ngón chân và thẳng hàng với ngón chân giữa. Bạn có thể giữ tư thế này trong vài giây.
4. Làm lại 3 lượt, mỗi lượt 10 phút. Ngừng tập nếu thấy đau ở cẳng chân.
Bước cầu thang
1. Đứng trên mặt phẳng, bước một chân lên bậc cầu thang hoặc một bục cố định. Vị trí đầu gối của chân bước lên phải thẳng hàng với vai và ngón chân giữa.
2. Cúi ra trước và đẩy người lên bằng các cơ ở vùng mông và các cơ khoeo của chân bước trước.
3. Hạ người xuống và làm lại động tác này cho đến khi bạn thấy mệt.
4. Làm 3 lượt, mỗi lượt 10 phút, sau đó đổi chân kia và làm 3 lượt nữa. Ngừng tập nếu thấy đau hoặc khó chịu ở đầu gối.
Ép vai bằng tạ
1. Đứng thẳng, không chùng vai hoặc cong lưng.
2. Giữ tạ 1kg đến 2kg, khuỷu tay tạo với vai góc 90o
3. Đưa tạ lên quá đầu, sau đó hạ tạ xuống tư thế ban đầu và làm lại 10 lần. Thực hiện 3 lượt.
4. Ngừng tập nếu thấy đau hoặc khó chịu ở vùng vai hoặc gáy.
Theo Alobacsi
Xoa dịu đôi môi trong mùa hanh khô So với những vùng da khác thì da ở môi thường mỏng hơn nên chúng dễ bị tổn thương. Bí quyết để có làn môi quyến rũ nhiều khi đơn giản đến không ngờ. Dù có chăm sóc tốt thì môi của chúng ta vẫn có thể thường xuyên rơi vào tình trạng nứt nẻ bởi chúng luôn phải tiếp xúc trực tiếp...