Nghề câu cá trên cà kheo ở châu Á
Hình ảnh ngư dân câu cá trên những cây cà kheo lúc bình minh hay hoàng hôn từng là biểu tượng của nền công nghiệp của Sri Lanka ngày trước.
Câu cá trên cà kheo là phương pháp đánh bắt độc đáo của ngư dân tại các thành phố biển phía nam của Sri Lanka, ngoài khơi bờ biển Ấn Độ Dương.
Trên cây cà kheo có chiều dài khoảng 5 m, ngư dân ngồi chơi vơi trên một thanh ngang. Dân địa phương gọi thanh ngang ấy là “petta”.
Họ kiên nhẫn chờ những con cá mắc câu. Mặc dù phương pháp này có vẻ thô sơ và cổ, song đây là cách để người dân giữ gìn truyền thống của địa phương.
Phương pháp sử dụng cà kheo làm “điểm tựa” để câu cá ra đời từ thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Vào thời điểm đó, tình tình trạng thiếu lương thực tràn lan trở thành động lực để ngư dân nghĩ ra cách thức câu độc đáo.
Ban đầu, ngư dân thường ngồi câu trên xác tàu lật hay những mảnh vỡ của phi cơ. Sau đó họ dựng nhà chòi trên các rạn san hô. Những kỹ năng lưu truyền tới ít nhất hai thế hệ ngư dân sống dọc theo bờ biển phía nam với chiều dài 30 km nối giữa hai thị trấn Unawatuna và Weligama.
Video đang HOT
Hình ảnh ngư dân câu cá trên những cây cà kheo lúc bình minh hay hoàng hôn từng là biểu tượng của nền công nghiệp của Sri Lanka ngày trước. Chúng xuất hiện trên tem thư và nhiều sản phẩm xuất khẩu khác.
Tuy nhiên, trận sóng thần lịch sử năm 2004 đã tàn phá phần lớn khu vực bờ biển Ấn Độ Dương, làm thay đổi bờ biển Sri Lanka và khiến phương pháp câu cá bằng cà kheo dần mai một.
Ngày nay, rất ít người truyền lại cách thức câu đặc biệt này cho con cái. Thay vào đó, họ cho phép những đứa trẻ đóng vai “diễn viên” để các nhiếp ảnh gia và khách du lịch chụp ảnh để nhận tiền, thay vì ngồi hàng giờ trên cà kheo để câu.
Hải Anh
Theo_Zing News
Tìm máy bay ở Ấn Độ Dương như "mò kim đáy bể"
Vùng biển nam Ấn Độ Dương, nơi các nhân viên điều tra nghi ngờ chuyến bay MH370 có thể đã rơi xuống, là khu vực nơi một máy bay dân dụng có thể gặp nạn mà không tàu nào nhìn thấy, không radar nào phát hiện được và thậm chí vệ tinh cũng không ghi nhận được gì.
Vùng tìm kiếm máy bay mất tích giờ đây đang tập trung vào Ấn Độ Dương.
Vùng biển rộng lớn ở nam Ấn Độ Dương là một trong nơi hẻo lánh nhất trên thế giới và cũng là một những vùng biển sâu nhất, gây ra những thách thức to lớn đối với nỗ lực cứu hộ quốc tế nhằm tìm kiếm chiếc Boeing 777-200 của hãng hàng không Malaysia Airlines. Hiện các nỗ lực tìm kiếm đang tập trung vào khu vực này, một trong những địa điểm máy bay có thể đã rơi xuống.
Thậm Úc, quốc gia có các vùng lãnh thổ đảo tại Ấn Độ Dương và từng nhiều lần điều máy bay cứu hộ để vớt những người đi biển gặp nạn khỏi các vùng biển lạnh, hẻo lánh ở phía nam, cũng không có radar bao phủ ra xa ngoài bờ biển Ấn Độ Dương.
"Tại hầu hết phía tây Úc và gần như toàn bộ Ấn Độ Dương, hầu như không có radar bao phủ", một nguồn tin giấu tên từ cơ quan hàng không dân sự Úc cho biết. "Nếu có bất kỳ thứ gì nằm ngoài phạm vi bờ 100 km, bạn sẽ không nhìn thấy nói".
Ấn Độ Dương, vùng biển lớn thứ 3 thế giới, có độ sâu trên 3.650 m. Nó sâu hơn Đại Tây Dương, nơi các đội tìm kiếm phải mất 2 năm mới tìm thấy xác chiếc máy bay của hãng Air France nằm dưới đáy biển sau khi nó biến mất vào năm 2009, dù các mảnh vỡ trôi nổ đã nhanh chóng chỉ ra hiện trường vụ tai nạn.
Cho tới nay, các chiến dịch tìm kiếm của tàu thuyền và máy bay từ hơn 12 quốc gia vẫn không phát hiện bất kỳ một dấu hiệu nào của MH370, vốn mất tích ngày 8/3 sau khi cất cánh từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh và chuyển hướng khỏi lộ trình bay ban đầu.
Các nỗ lực cứu hộ trước đó chủ yếu tập trung vào Biển Đông nhưng giờ đây đã chuyển sang Ấn Độ Dương sau khi các nhân viên điều tra - dựa vào các dữ liệu radar và vệ tinh - bắt đầu nghi ngờ rằng chiếc Boeing 777-200 đã bay xa hàng trăm km khỏi lộ trình dự kiến.
Các nhân viên tìm kiếm cũng đối mặt với một loạt các địa điểm cuối cùng khác của máy bay, trong đó có cực bắc của Ấn Độ Dương cũng như trung Á, mặc dù các nhân viên điều tra tin rằng nhiều khả năng nó bay về phía nam hơn là qua vùng không phận bận rộn lên phía bắc, nơi có dễ bị phát hiện.
Với số nhiên liệu đủ bay khoảng 4 giờ tính từ lúc nó được radar phát hiện lần cuối ở phía tây bắc bờ biển Malaysia, máy bay có thể bay thêm trên 3.500 km nữa, với tốc độ và độ cao thông thường.
Dựa vào các dữ liệu thu được, giới chức cho rằng máy bay đã bay về phía nam cho tới khi hết nhiên liệu và rơi xuống biển, theo một nguồn tin thân cận với chính phủ Mỹ.
Ở phía nam, bất kỳ mảnh vỡ nào của MH370 cũng có thể bị các dòng dảy Ấn Độ Dương phân tán trong 1 tuần kể từ khi mất tích.
Radar không thể quan sát xa
Vùng biển nam Ấn Độ Dương, nằm giữa Indonesia và Úc, chỉ có các lãnh thổ của Úc là đảo Christmas, nơi có các trung tâm giam giữ những người tị nạn bất hợp pháp, và quần đảo Cocos (Keeling) nằm cách thành phố Perth khoảng 2.000 km về phía tây bắc. Quần đảo Cocos có một sân bay nhỏ để phục vụ khoảng 3.000 dân.
Xa hơn phía nam, nơi duy nhất có người ở là các trung tâm nghiên cứu nằm trên các hòn đảo nhỏ do Pháp quản lý, trong đó có Kerguelen, một nhóm đảo núi lửa nằm giữa châu Phi, Úc và Nam Cực. Mặc dù nơi này có radar và máy quét thiên văn mạnh nhưng không có sân bay và chuyến bay MH370 không có khả năng bay xa như vậy.
Lộ trình vận chuyển bằng đường biển từ tây Úc hướng về phía bắc tới châu Á và châu Âu được xem là tương đối yên tĩnh, mặc dù một số lượng lớn quặng sắt và các tài nguyên khác được vận chuyển qua đây từ các cảng ở tây bắc Úc.
Các tàu đi về phía bắc thường là bám sát bờ biển tây Úc và sau đó hướng về phía bắc qua vùng biển Indonesia vào Biển Đông hoặc hướng về phía tây bắc tới Biển Đỏ.
Radar hàng không dân sự của Úc chỉ có tầm quan sát tối đa 200 hải lý tính từ bờ biển, và chỉ được sử dụng để giám sát các máy bay theo lộ trình tiến vào lãnh thổ nước này và hạ cánh sau đó.
Chỉ có 2 radar cơ bản đặt ở bờ biển tây Úc, một là tại Perth và một xa hơn về phía bắc tại Paraburdoo, vốn có tầm quan sát ngắn hơn, và được sử dụng để giám sát giao thông mỏ hướng tới vùng Pilbara gần đó.
Cơ quan hàng không dân sự Úc phụ thuộc vào hệ thống phát giám sát tự động độc lập (ADSB) trên máy bay để gửi thông tin cho các vệ tinh thương mại, như 4 vệ tinh thông tin của Công ty viễn thông Optus, và cho trung tâm kiểm soát mặt đất.
Nhưng Úc cũng không có bất kỳ vệ tinh nào thuộc chính phủ.
Quân đội Úc có một mạng lưới radar cho phép quan sát tất cả các hoạt động trên biển và trên không ở phía bắc Úc xa tới 3.000 km. Vùng quan sát bao gồm cả Java, Papua New Guinea và quần đảo Solomon.
Mặc dù Mạng lưới radar hoạt động Jindalee (JORN) bao phủ ra một nửa vùng bắc Ấn Độ Dương nhưng các tờ báo chính phủ Úc miêu tả nó là "cái bẫy" trong hệ thống trinh sát phía bắc của Úc, giúp bộ quốc phòng chống lại bất kỳ vụ tấn công nào từ phía bắc.
Còn báo chí địa phương miêu tả mục đích chính của nó là để theo dõi những người nhập cư trái phép tới Úc bằng thuyền thông qua các vùng biển phía bắc phần lớn không được bảo vệ.
Một địa điểm gặp nạn khả nghi của máy bay cách bờ biển phía tây hoặc tây bắc của Úc khoảng 1.600 km là nằm trong khu vực tìm kiếm và cứu hộ của Cơ quan an toàn hàng hải Úc (AMSA).
Một phát ngôn viên của AMSA cho biết cơ quan này chưa nhận được đề nghị trợ giúp nào từ phía Malaysia tính tới hôm nay 16/3.
An Bình
Theo Dantri