Nghệ An yêu cầu cơ sở dược phẩm ngừng phân phối viên nang Agifamcin 300 giả
Chiều ngày 15.7, trao đổi với Dân Việt, ông Dương Đình Chỉnh – Quyền Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho biết, Sở vừa có chỉ đạo các đơn vị khám chữa bệnh, cơ sở kinh doanh dược phẩm ngừng phân phối và thực hiện thu hồi thuốc viên nang Agifamcin 300 giả.
Theo đó, thực hiện công văn của Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) về việc thu hồi thuốc Agifamcin 300, số lô 00916, HD 22.3.2019 và để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Sở Y tế Nghệ An đã có Công văn số 1726/SYT-QLD ngày 13.7.2018 chỉ đạo tất cả các đơn vị khám, chữa bệnh, các cơ sở kinh doanh dược phẩm, nhà thuốc tư nhân trên địa bàn tỉnh ngừng phân phối, sử dụng và thực hiện thu hồi tại cơ sở trả lại đơn vị đã cung cấp loại thuốc trên và báo cáo về phòng Thanh tra hoặc phòng Quản lý Dược của Sở này.
Thuốc Agifamcin 300 được bán trên thị trường
Viên nang Agifamcin là thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm thường được kê trong đơn chữa bệnh lao, phong.
Trước đó, ngày 10.4, Sở Y tế Nghệ An có công văn số 733/SYT-QLD yêu cầu các đơn vị khám, chữa bệnh, các đơn vị kinh doanh dược phẩm, các nhà thuốc tư nhân trên địa bàn tỉnh không được buôn bán, sử dụng thuốc giả mang tên Zinnat 500mg Film Tablet. Đây là thuốc giả đã được Cục Quản lý dược – Bộ Y tế phát hiện trên địa bàn Nghệ An.
Video đang HOT
Phân biệt thuốc thật thuốc giả do Sở y tế Nghệ An phân tích.
Đặc điểm nhận biết thuốc giả mang tên Zinnat 500mg Film Tablet, trên nhãn in “Sefuroksim aksetil 20 film tablet”, số GP: 14209/QLD-KD ngày 30.8.2013, Parti no: C763039, Sonkul. Ta: 01-2019; trên nhãn phụ ghi mạo danh là: nhà sản xuất Công ty Glaxo Operatione UK Ltd-Anh; doanh nghiệp nhập khẩu Công ty cổ phần Armephaco.
Zinnat được coi là một loại thuốc kháng sinh có thể điều trị nhiễm khuẩn, được dùng rộng rãi trong ngành y tế, cụ thể là nhiễm khuẩn về da và mô mềm, đường hô hấp trên và tai mũi họng, tiết niệu…
Theo Danviet
Nghệ An: Không xử lý cán bộ trục lợi bảo hiểm y tế vì... hết thời hiệu (!)
Trong thời gian từ năm 2012 - 2014, Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An đã lập khống hàng trăm hồ sơ bệnh án, phiếu ăn để trục lợi hàng trăm triệu đồng.
Bệnh viện nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: N.A
Thông tin từ Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị này đã có quyết định về việc thu hồi 436 triệu đồng thất thoát do Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An gây ra. Cùng thời điểm này, UBND tỉnh Nghệ An có quyết định về việc thu hồi 133 triệu đồng mà bệnh viện này trục lợi.
Trước đó, UBND tỉnh Nghệ An thành lập đoàn kiểm tra liên ngành gồm Sở Y tế, Sở Nội vụ và Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An xác minh một số vấn đề liên quan tới Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An khi có phản ánh.
Kết quả xác định, trong thời gian từ năm 2012 - 2014, bệnh viện này đã lập khống 219 hồ sơ bệnh án để hưởng bảo hiểm y tế và lập khống 244 phiếu ăn của bệnh nhân.
Theo thống kê, bệnh viện đã trục lợi tiền bảo hiểm y tế: 436.543.334 đồng, tiền do UBND tỉnh hỗ trợ: 133.100.000 đồng. Đoàn kiểm tra liên ngành sau đó đã có báo cáo kết quả tới Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An.
Sau khi nhận được thông tin, UBND tỉnh Nghệ An có văn bản về việc xử lý kết quả thanh tra tại bệnh viện Phục hồi chức năng, với nội dung: "Thống nhất với báo cáo kết quả thanh tra tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Nghệ An; giao Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh nộp lại số tiền đã trục lợi; giao Sở Y tế tổ chức kiểm điểm, có hình thức xử lý đối với tập thể và cá nhân có sai phạm thuộc quyền quản lý, theo kết luận của Đoàn thanh tra".
Tuy nhiên, liên quan đến vụ việc trên, ông Nguyễn Xuân Hồng, Phó Giám đốc Sở Y tế Nghệ An trao đổi với báo chí, theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm.
Vì vậy, do đã quá hạn xử lý theo quy định các sai phạm của những cán bộ, nhân viên Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An, nên phía Sở Y tế Nghệ An đã bàn giao vụ việc cho Thị ủy thị xã Cửa Lò, nơi hoạt động của bệnh viện, xử lý về mặt Đảng với cán bộ, nhân viên liên quan.
Được biết, đến nay, chưa có cá nhân nào của bệnh viện bị xử lý kỷ luật và số tiền trục lợi trên cũng chưa được thu hồi.
HỒNG QUÂN
Theo Laodong
Khi dân giàu mới hết cảnh mua thuốc không cần đơn (?!) Đại diện Sở Y tế Nghệ An thừa nhận có tình trạng bán thuốc không cần đơn của bác sĩ. Ngoài nguyên nhân từ người bán thì nguyên nhân khác được chỉ ra là do nhận thức của người dân. Đại diện Sở này cho rằng khi nào người dân giàu thì vấn đề này mới có thể giải quyết. Đại biểu Phan...