Nghệ An: Xác minh thông tin nữ hiệu trưởng mầm non tự tử vì bị thôi chức
Cô giáo Nguyễn Thị Th. (41 tuổi), nguyên Hiệu trưởng Trường Mầm non Châu Phong – huyện Quỳ Châu ( Nghệ An) được người thân phát hiện đã tử vong trong tư thế treo cổ tại nhà riêng.
Tối ngày 3/10, ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, cho hay công an đang điều tra việc bà N.T.Th. (sinh năm 1977, trú khối 1, thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu), hiệu trưởng trường Mầm non Châu Phong (xã Châu Phong, huyện Quỳ Châu), tử vong trong tư thế treo cổ ở nhà riêng.
“Sở đã nắm thông tin nhưng mới qua báo chí. Thực ra, bản chất sự việc không phải như thế”, ông nói.
Ông giám đốc sở cho rằng việc bà Th. tự tử hay không và nguyên nhân là gì cần chờ kết luận từ công an. Sở đã trao đổi với UBND huyện, Phòng GD&ĐT Quỳ Châu theo sát, phối hợp cơ quan chức năng làm rõ vụ việc.
Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết Phòng GD&ĐT Quỳ Châu sẽ xác minh cô Th. có gửi đơn kiến nghị việc xếp loại hay không.
Theo báo Lao Động, trước đó, ngày 23/9, cô Nguyễn Thị Th. đã làm đơn kiến nghị về việc xếp loại không hợp lý đối với kết quả thi đua của bản thân cô Th. và nhà Trường Mầm non Châu Phong trong năm học 2018 – 2019.
Theo đơn, trong hồ sơ của nhà trường gửi lên cấp huyện, kết quả thi đua của Trường Mầm non Châu Phong và cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Th. năm học 2018 – 2019 đều được tập thể thống nhất đánh giá là “Hoàn thành tốt nhiệm vụ”.
Nhưng sau đó, Chủ tịch UBND huyện Quỳ Châu đã xếp loại cô Th. và nhà trường là “Hoàn thành nhiệm vụ”, cô Th. được ghi chú “hạn chế năng lực”.
Video đang HOT
Đơn kiến nghị của cô Th. và có xác nhận của ban giám hiệu nhà trường, công đoàn, nhiều giáo viên kí tên nhưng được cho là “không hợp lệ”. Cô Th. tiếp tục viết đơn kiến nghị lần 2 nhưng chưa được giải quyết thỏa đáng.
Cô Th. cho biết trong đơn, bản thân đã có quá trình công tác trong ngành 22 năm, nhiều năm công tác xa nhà tại các địa bàn miền núi khó khăn, trải qua các chức danh Hiệu phó rồi Hiệu trưởng, bản thân luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có nhiều cống hiến, không bị hình thức kỉ luật nào.
Về vấn đề này, ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết, đã yêu cầu xác minh. Khi có kết luận, sở mới giải quyết cụ thể.
Trước mắt, đơn vị này chỉ đạo phòng giáo dục cử người phụ trách trường đảm bảo hoạt động bình thường, không ảnh hưởng tâm lý phụ huynh, học sinh.
Trước đó, theo ghi nhận từ một số giáo viên tại trường mầm non Châu Phong thì được biết, sáng nay cô Th. không đến trường. Đến 11 giờ trưa thì đồng nghiệp bàng hoàng nhận được tin cô Th. đã mất. Ông Lương Văn Năm (chủ tịch xã Châu Phong) cũng xác nhận thông tin trên.
Theo phapluatnet
Hồi sinh rừng quế quỳ xứ Nghệ, thương lái trả 5 triệu/cây không bán
Sau bao nhiêu thăng trầm cùng thời gian, đến nay nguồn giống của cây quế quỳ - loại cây đặc biệt ngày càng bị cạn kiệt.
Để xây dựng các rừng giống, vườn giống có chất lượng, các nhà nghiên cứu đã dày công điều tra, thống kê và chọn được 10 cây quế giống có các đặc tính vượt trội từ vườn của hàng trăm nhà dân, nhằm mục đích bảo tồn và phát triển loại cây đặc sản cho thu nhập cao này.
Hồi sinh quế quỳ trên "đất mẹ"
Gia đình anh Hà Văn Thoả (ở bản Phương Tiến 3, xã Tiền Phong, huyện Quế Phong, Nghệ An) đang sở hữu 4 cây quế quỳ giống trội được Sở NNPTNT Nghệ An công nhận. Đi thăm vườn quế xanh mướt trên quả đồi sau nhà, chỉ vào những cây quế cao chót vót, cành lá sum suê, rễ to ăn sâu vào lòng đất, anh Thoả cho biết, những cây quế này được ông cố của anh trồng vào cuối những năm 1980 của thế kỷ trước.
"Gia đình tôi được thừa kế vườn quế quỳ này của cha ông. Tôi cũng không biết trong vườn có 4 cây giống gen trội hơn những cây khác. Đến mùa thu hoạch là tôi chặt cành, bóc vỏ bán, giá trung bình khoảng 500.000 đồng/10kg vỏ khô. Gia đình tôi thu hoạch đến đâu là thương lái hay người quen trong huyện đặt mua hết" - anh Thỏa cho hay.
Anh Hà Văn Thỏa vui mừng vì vườn quế quỳ của gia đình có 4 cây được chọn làm rừng giống, vườn giống của địa phương. (ảnh: Cảnh Thắng)
Được biết, quế quỳ là cây bản địa, thường có trong các cánh rừng tự nhiên của huyện Quỳ Châu, Quế Phong. Đã từ rất lâu, người dân địa phương có tập quán vào rừng khai thác vỏ quế quỳ về chữa bệnh, làm hương liệu và bán vỏ quế khô ra thị trường. Cách đây 60 năm, loại cây này đã được người dân nơi đây đưa về trồng rải rác trong vườn nhà. Những năm 80 thế kỷ trước, tỉnh Nghệ An có chủ trương quy hoạch vùng trồng quế quỳ trên địa bàn các huyện Quỳ Châu và Quế Phong, diện tích lên tới 10.000ha, với hình thức phát động nhân dân và giao chỉ tiêu cho các lâm trường trồng quế quỳ.
Cao điểm là những năm 1994 đến năm 2000, huyện Quế Phong trồng được 3.012ha quế quỳ, trong đó các lâm trường Quế Phong, Phú Phương trồng được 1.218ha và các hộ gia đình trồng được 1.974ha. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà diện tích cây quế trên địa bàn huyện Quế Phong có nhiều biến động, diện tích giảm dần theo năm tháng.
Đến nay, vườn nhà anh Thỏa có khoảng 20 cây quế đang cho khai thác. Giá vỏ quế khô hiện nay khoảng 480.000 đồng/10kg.
"Chỉ cần khoảng 5-6 cành to là bóc được 10kg vỏ quế khô. Thỉnh thoảng tôi lại tỉa vài cành để bán kiếm tiền học cho con. Còn mấy cây "quế cụ" trong vườn, thương lái Trung Quốc sang xin mua mỗi cây 5 triệu đồng nhưng gia đình không bán" - anh Thỏa nói.
Thời gian gần đây, giá quế tăng cao nên người dân nhiều địa phương ở Quế Phong đang quay lại với loài cây này. Thêm vào đó, Quế Phong cũng đang quyết tâm phục hồi diện tích cây quế quỳ, nhưng vấn đề đặt ra hiện nay là cần một nguồn giống tốt, cho năng suất cao, việc phân biệt đâu là quế quỳ, đâu là quế thường cũng gặp nhiều khó khăn, danh tiếng quế quỳ dần mai một và mất giá trên thị trường.
Trao đổi với phóng viên Báo NTNN, ông Lê Văn Giáp - Chủ tịch UBND huyện Quế Phong cho hay: Những năm gần đây, giá vỏ quế tăng cao, người dân và chính quyền địa phương xác định đưa loại cây này vào các dự án trồng rừng gỗ lớn của huyện. UBND huyện Quế Phong đã và đang phối hợp với Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản khảo sát cùng bảo tồn giống quế quỳ để ươm giống, nhân rộng diện tích nhằm tạo thu nhập cao cho người dân, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
Khắt khe lựa chọn giống quế đạt chuẩn
Năm 2018, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ đã tổ chức điều tra, đánh giá, chọn lọc cây trội quế quỳ trong rừng trồng tại xã Tiền Phong, Mường Nọc với một quy trình khắt khe.
Theo đó, cây trội được lựa chọn ở rừng trồng đồng tuổi, giai đoạn thành thục công nghệ hoặc gần thành thục công nghệ, có sinh trưởng từ mức trung bình trở lên và không có biểu hiện của sâu bệnh hại. Đặc biệt, cây có giá trị năng suất vượt ít nhất 15% so với giá trị trung bình về năng suất quả trong đám rừng (khoảng từ 40 - 50 cây).
Để tìm được giống quế quỳ đạt chuẩn, các chuyên gia tỷ mẩn khảo sát, thống kê và đánh số thứ tự các cây quế, sau đó tiến hành lập các ô tiêu chuẩn. Phải đảm bảo có ít nhất từ 40 - 50 cây trong ô để làm cơ sở so sánh với cây dự tuyển. Đánh số thứ tự cây trong ô, đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của cây, ghi chép vào phiếu điều tra cây trội. Tính toán các giá trị trung bình của đường kính, chiều cao vút ngọn, chiều cao dưới cành, đường kính tán, độ dày vỏ trên cây vào phiếu điều tra cây trội.
Ông Nguyễn Văn Sinh - Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt cho biết: "Giữa hàng ngàn cây, các chuyên gia chỉ chọn được 30 cây trội dự tuyển, rồi từ đó chọn được 10 cây trội đạt các tiêu chuẩn.
Các cây này sau khi được Sở NNPTTN, Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Nghệ An thẩm định, công nhận và cấp chứng chỉ đã được lập hồ sơ quản lý để phục vụ việc nhân giống lâu dài. Nếu kết quả thành công, từ rừng giống, vườn giống loại cây này sẽ được nhân rộng ra các hộ gia đình trên địa bàn".
Theo Danviet
Voi rừng liên tục xuất hiện, người dân ở Nghệ An trắng đêm không ngủ Do quá sợ hãi, người dân không dám vào giường ngủ tiếp mà đốt lửa, đánh trống chiêng, bật nhạc...để xua đuổi cặp voi lên rừng nhưng voi vẫn ở lại. Đàn voi rừng xuất hiện phá hại hoa màu người dân (ảnh minh hoạ) Thông tin từ ông Cao Hoàng Hải, Chủ tịch UBND xã Châu Hạnh (huyện Quỳ Châu, Nghệ An)...