Nghệ An: UBND tỉnh và Hội Nông dân tỉnh nhìn lại 1 năm phối hợp
Ngày 26/3, UBND tỉnh Nghệ An và Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết Chương trình phối hợp công tác năm 2019; triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2020.
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An và ông Nguyễn Quang Tùng, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh chủ trì hội nghị.
Tham gia có hiệu quả phát triển nông nghiệp
Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh Nghệ An báo cáo, năm 2019, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh tích cực tuyên truyền, vận động hội viên nông dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới…
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu (trái), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An và ông Nguyễn Quang Tùng, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nghệ An chủ trì hội nghị.
Hội chú trọng nhiều hơn đến tuyên truyền, vận động nông dân đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học, công nghệ, đưa cơ giới vào sản xuất, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm; tăng cường hợp tác, liên kết mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng thương hiệu, sản xuất nông sản, thực phẩm an toàn.
Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đã xây dựng được 120.187 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Hội trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ xây dựng trên 500 mô hình kinh tế; xây dựng và duy trì được 87 tổ hợp tác, giúp đỡ 581 hộ hội viên nông dân thoát nghèo.
Phong trào nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh được các cấp hội phối hợp phối hợp tuyên truyền và tổ chức thực hiện. Ngoài việc vận động nông dân góp vốn, hiến đất, đóng góp vật liệu, ngày công xây dựng các công trình, Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo xây dựng 547 mô hình vệ sinh môi trường, 370 vườn theo tiêu chí vườn chuẩn nông thôn mới; phát động mỗi cơ sở hội xây dựng một “Hàng cây nông dân ơn Bác”.
Hoạt động phối hợp với các sở, ngành ngày càng đi vào thực chất và mang lại hiệu quả cao hơn. Trong đó, Hội phối hợp với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phổ biến chủ trương, chính sách mới về nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới.
Video đang HOT
Phong trào xây dựng nông thôn mới được các cấp Hội Nông dân, hội viên, nông dân trong tỉnh Nghệ An tích cực hưởng ứng bằng những việc làm, phần việc cụ thể. Đến hết tháng 2 năm 2020, toàn tỉnh Nghệ An trồng được 290 “Hàng cây nông dân ơn Bác”, với tổng chiều dài 116 Km, trị giá trên 3,3 tỷ đồng. Ảnh: Hội Nông dân huyện Nam Đàn.
Hội phối hợp xây dựng 2 cơ sở chăn nuôi lợn nái địa phương sinh sản cung cấp con giống cho nhân dân khu vực biên giới; 6 mô hình kinh tế có hiệu quả; 10 vườn chuẩn nông thôn mới; 31 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho trên 1.100 lao động nông thôn.
Phối hợp với ngành lao động thương binh và xã hội tổ chức 450 buổi tuyên truyền; 40 cuộc tư vấn giới thiệu việc làm; 287 lớp dạy nghề ngắn hạn; 38 lớp dạy nghề cho 1.330 lao động nông thôn; 07 lớp đào tạo nghề ngắn hạn phi nông nghiệp. Phối hợp với ngành khoa học và công nghệ tổ chức tuyên truyền vận động hội viên ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất; phối hợp với ngành công thương giới thiệu sản phẩm, xây dựng thương hiệu.
Hướng đến sản xuất nông nghiệp an toàn
Trao đổi tại cuộc họp, đại diện các sở, ngành trong tỉnh Nghệ An đã đánh giá cao kết quả phối hợp khá toàn diện trên các lĩnh vực với Hội Nông dân; đồng thời thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại hạn chế trong quá trình phối hợp. Theo đó, công tác phối hợp giữa Hội Nông dân với một số sở, ban, ngành chưa được thường xuyên; một số ngành và địa phương chưa thực sự quan tâm tạo điều kiện để các cấp Hội tham gia thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời chưa giải quyết kịp thời các kiến nghị chính đáng của nông dân thông qua các cấp Hội.
Ông Nguyễn Quang Tùng (phải), Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nghệ An báo cáo một số kết quả phối hợp giữa Hội Nông dân tỉnh và UBND tỉnh Nghệ An năm 2019…
Công tác phối hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người nông dân về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, xây dựng chuỗi giá trị trong sản xuất còn hạn chế…
Phát biểu kết luận hội nghị, ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh vai trò quan trọng của nông dân và Hội Nông dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong thời gian tới, UBND tỉnh và Hội Nông dân tỉnh Nghệ An tiếp tục tăng cường tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận và tự giác tham gia vào quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu nhấn mạnh, chú trọng tuyên truyền thay đổi ý thức, nhận thức của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp an toàn; xây dựng chuỗi giá trị, tạo sự phát triển bền vững các mô hình kinh tế thông qua liên doanh, liên kết với doanh nghiệp.
Hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các sở, ngành tỉnh Nghệ An.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Hoàng Nghĩa Hiếu cũng yêu cầu các sở, ngành cần có kế hoạch phối hợp chặt chẽ, cụ thể để Hội Nông dân tỉnh trong triển khai thực hiện các chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn, nhất là đề án tuyên truyền, vận động nông dân sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn giai đoạn 2020- 2023. Trên cơ sở đó, cơ quan chức năng ban hành kế hoạch mới nhằm thúc đẩy phong trào xây dựng vườn chuẩn nông thôn mới phát triển mạnh hơn trong thời gian tới.
UBND tỉnh Nghệ An cũng sẽ tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành cấp tỉnh và chính quyền các cấp phối hợp, tạo điều kiện cho Hội Nông dân các cấp thực hiện và tham gia thực hiện một số chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội theo đúng tinh thần Quyết định số 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Vay vốn nuôi bò, trồng nho, nhà nông hết khó
Nhiều năm qua, việc triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng NNPTNT (Agribank) đã góp phần giúp cho hàng nghìn hộ nông dân Ninh Thuận có vốn đầu tư phát triển sản xuất và vươn lên làm giàu nhanh chóng.
Vay vốn nuôi bò, thu lãi 300 triệu/năm
Vừa cho đàn bò ăn cỏ, ông Nguyễn Văn La (thôn Phước Lập, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận) nhớ lại những ngày mới lập nghiệp: "Tôi đã vay được 2 lần của Chi nhánh Agribank huyện Ninh Phước. Lần đầu tiên tôi vay đầu năm 2016, với số tiền 200 triệu đồng để nuôi bò vỗ béo. Sau khi có vốn, tôi bắt tay vào chạy đôn chạy đáo đi các nơi để mua được 20 con bò...".
Thông qua nguồn vốn Agribank của Ninh Phước, nhiều hộ đã đầu tư chăn nuôi bò và vươn lên làm giàu. Ảnh: C.T
Cuối năm 2016, nhờ cần cù chịu khó chăm sóc đàn bò bài bản nên ông La đã có "quả ngọt" từ chính đàn bò này. "Vào thời điểm đó, nhờ bò có giá nên tôi nuôi từ 2 - 3 lứa vỗ béo/năm. Khi bò to mập, đúng trọng lượng mới cho xuất chuồng. Cuối năm 2016, doanh thu đạt 600 triệu đồng, sau khi trừ chi phí lãi được 300 triệu đồng. Có vốn trong tay rồi, tôi thật sự mừng lắm, lại tiếp tục mua bò về thả nuôi..." - ông La phấn khởi nói.
Theo ông La, gia đình ông vừa tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên trên đồng, vừa trồng được 1ha cỏ để có thêm nguồn thức ăn cho bò. Với khát vọng vượt qua khó khăn vươn lên làm giàu, lần thứ 2 ông liên hệ vay 500 triệu đồng để đầu tư nuôi bò và mua rơm rạ để dự trữ thức ăn vào mùa khô hạn cho đàn bò.
Hiện nay, trong trang trại của gia đình ông La đã có được 200 con bò cái, một con bò cái mỗi năm đẻ được một lứa. Sau khi sinh sản, những con bò đực được ông nuôi đủ trọng lượng sẽ xuất bán, riêng những con bò cái thì ông giữ lại nuôi.
Ông La chia sẻ: "Nông dân chẳng ai có sẵn vốn, nếu lúc đó mà không có vốn chắc tôi cũng bó tay, mọi việc sản xuất làm ăn giậm chân tại chỗ. Thông qua nguồn vốn của Agribank mà gia đình có điều kiện phát triển kinh tế, mở rộng quy mô chuồng trại và nuôi con cái bài bản. Ngoài việc nuôi bò, tôi còn trồng trên 4ha ruộng lúa, mỗi năm cũng cho thu nhập trên 100 triệu đồng".
Tiếp sức kịp thời cho ND
Tương tự, hộ anh Nguyễn Văn Lê (thôn Thuận Hòa, xã Phước Thuận, Ninh Phước) bắt đầu vay vốn của Agribank Ninh Phước từ 7 năm trước để trồng nho và chăn nuôi dê. Lần đầu vay 40 triệu đồng để trồng nho xanh, hiện nay gia đình anh đã trồng được 6 sào nho. Mỗi năm anh sản xuất được 2 vụ nho, với giá bán dao động từ 30.000 - 40.000 đồng/kg. Tính ra mỗi năm vườn nho mang về cho anh Lê khoản thu nhập khoảng 300 triệu đồng. Ngoài việc thu nhập từ chăn nuôi, trồng trọt, anh còn có thu nhập thêm từ việc kinh doanh buôn bán.
Được biết, trên địa bàn hai huyện huyện Ninh Phước và Thuận Nam của tỉnh Ninh Thuận, có nhiều hộ khó khăn tiếp cận đượcnguồn vốn của Agribank để phát triển kinh tế và đến nay đã trở thành hộ khá giả, có thu nhập ổn định. Những vườn nho, táo xanh trĩu quả và đàn bò, cừu, dê ngày càng sinh sôi nảy nở đã phần nào khẳng định định được hiệu quả đồng vốn Agribank với nhà nông.
Tình trạng nắng nóng kéo dài cũng phần nào ảnh hưởng tới tình hình sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi trên địa bàn dẫn đến năng suất cây trồng và vật nuôi giảm, việc tiêu thụ hàng hóa của các đại lý và bà con nông dân gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả nguồn vốn, thời gian tới Agribank Ninh Thuận nói chung và Agribank Ninh Phước nói riêng sẽ chú trọng thay đổi về tác phong giao dịch và phục vụ khách hàng tốt hơn.
Đặc biệt, Agribank Ninh Phước sẽ tiếp tục bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp chăm sóc khách hàng và thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ. Bên cạnh đó, tích cực vận động nhân dân gửi tiền tiết kiệm, tiếp cận các doanh nghiệp mới thành lập trên địa bàn để triển khai công tác huy động vốn, các sản phẩm ngân hàng và các dịch vụ thanh toán.
Các lãnh đạo, cán bộ Nghệ An không còn phải cách ly tại nhà Theo thông báo của Bộ Y tế, kết quả xét nghiệm của các thành viên của đoàn công tác Bộ Kế hoạch và Đầu tư đều âm tính nên tỉnh Nghệ An đã "dỡ" lệnh cách ly tại nhà cho những người tiếp xúc với đoàn. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng làm việc tại tỉnh Nghệ An. (Ảnh. NTV) Sáng 12/3, Phó Chủ...