Nghệ An: Tổ chức Lễ truy tặng Danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”
Huyện Yên Thành (Nghệ An) vừa tổ chức Lễ truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “ Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho 7 Mẹ trên địa bàn.
Trao Bằng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho các Mẹ và thân nhân các Mẹ. (Ảnh Báo Nghệ An)
Theo đó, ngày 26/12, huyện Yên Thành đã long trọng tổ chức Lễ truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước cho 7 Mẹ Việt Nam anh hùng gồm: Mẹ Nguyễn Thị Tiu, trú ở xã Sơn Thành; Mẹ Hà Thị Hai, trú ở xã Mã Thành; Mẹ Lê Thị Tiệu, trú ở xã Đô Thành; Mẹ Bùi Thị Kiệm, trú ở xã Hùng Thành; Mẹ Nguyễn Thị Bòi, trú ở xã Phúc Thành; Mẹ Hà Thị Lòn và Mẹ Trần Thị Duệ, trú ở xã Tiến Thành.
Đây là phần thưởng cao quý thể hiện sự tri ân của Đảng, Nhà nước và nhân dân trước sự hy sinh, đóng góp to lớn của các Bà mẹ Việt Nam anh hùng đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Được biết, huyện Yên Thành hiện có 245 Mẹ được phong tặng và truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
TRƯỜNG GIANG
Theo Dansing
Quảng Nam: Mê mẩn với hiện vật nhà nông trong tượng đài 411 tỷ đồng
Những hiện vật quý hiếm của nhà nông thời xưa như nhà tre, hàng rào tre, mõ bằng tre, cối đá, gàu tát nước lúa, thúng, bếp nấu..., được trưng bày trong không gian nhà trưng bày Tượng đài Bà Mẹ Việt Nam anh hùng thu hút hàng trăm ngàn lượt khách thăm quan.
Video đang HOT
Ngày 19.11, bà Hoàng Thị Bích Hạnh - Giám đốc Ban quản lý Quần thể tượng đài Bà Mẹ Việt Nam anh hùng cho biết: Từ ngày khánh thành tượng đài đến nay, BQL đã sưu tầm và tiếp nhận khoảng 900 hiện vật, ảnh, tư liệu gồm sách, kỷ yếu, đĩa CD..., trong đó đưa ra trưng bày tại nhà tưởng niệm khoảng 200 hiện vật, số còn lại được lưu giữ cẩn thận.
Đường vào không gian trưng bày các hiện vật trong tượng đài Bà Mẹ Việt Nam anh hùng
"Mỗi hiện vật, tư liệu trưng bày là một câu chuyện xúc động gắn liền với bản thân và cuộc đời của các Mẹ, tái hiện lại một phần nào về sự hy sinh to lớn của những Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã có công đóng góp cho đất nước trong cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc xâm lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hòa bình..." - bà Hạnh chia sẻ.
Ngôi nhà tre xưa nơi gắn liền với các mẹ, các chiến sĩ
Bà Hạnh nói thêm, hiện mỗi ngày có khoảng 500 lượt khách đến tham quan tượng đài, đặt biệt du khách rất thích ngắm các hiện vật thời xưa và các loại nông cụ trong khu nhà tưởng niệm tượng đài.
Theo quan sát cúa chúng tôi, bên trong khu tương la nha tương niêm, giơi thiêu hinh anh, cuôc đơi của gân 50.000 ba Me Việt Nam anh hùng, đặc biệt có rất nhiều hiện vật quý hiếm từ xưa, nhất là dụng cụ nhà nông được làm bằng tre, nứa, cối đá, gỗ, bên cạnh đó còn có rất nhiều hiện vật thời chiến tranh để lại.
Mõ tre (còn gọi là tiếng kẻng) của Bà Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Nguyệt (Thừa Thiên Huế) tặng
Chị Nguyễn Thị Thúy Phương (du khách) chia sẻ: "Đến tượng đài Bà Mẹ Việt Nam anh hùng không những được tham quan cảnh quan của tượng đài mà còn được chiêm ngưỡng, tìm hiểu về lịch sử qua các hiện vật trong bảo toàn tượng đài. Tôi thích nhất là ngôi nhà tre xưa, hàng rào làm bằng xe, mõ bằng tre, cối đá, bên cạnh đó còn có các hiện vật thời chiến tranh. Qua đó, để tôi am hiểu hơn về sự khổ cực của các bà mẹ, các chiến sĩ một đời hy sinh để giành lại độc lập cho Tổ quốc...".
Công trình tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng được xây dựng trên diện tích 15 ha nằm trên địa phận xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, có tổng mức đầu tư hơn 411 tỷ đồng, từ vốn ngân sách và huy động các nguồn khác.
Tượng lấy nguyên mẫu từ mẹ Nguyễn Thị Thứ ở huyện Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam). Mẹ Thứ có 11 người con, cháu là liệt sĩ.
Tượng đài Bà Mẹ Việt Nam anh hùng được xây dựng 411 tỷ đồng
Hàng rào và chõng tre thời xưa được trưng bày trong tượng đài.
Gàu tát nước lúa, gánh, thúng..., sản phẩm nhà nông được trưng bày cầu kì
Cối đá, gàu tát nước bằng nhôm là những hiện vật nhà nông thời xưa
Mũ cối, liềm, đèn dầu là những hiện vật thời chiến còn sót lại
Du khách rất thích thú với các hiện vật được trưng bày trong bảo toàn Bà Mẹ Việt Nam anh hùng
Theo Danviet
Diễn biến mới vụ 'bàn thờ Bà mẹ VNAH ở ủy ban phường tại Cà Mau' Bước đầu, nhờ tiếng nói của cơ quan ngôn luận, đơn thư của ông đã được chuyển đến TAND Tối cao xem xét. Bàn thờ bà mẹ VNAH tại căn phòng ẩm thấp ở ủy ban phường - Ảnh: Thạch Mau Ngày 4.4.2018, Một Thế Giới có bài "Sau khi cưỡng chế nhà, bàn thờ Bà mẹ VNAH được đưa đến ủy ban...