Nghệ An: Thứ bánh đặc sản giòn tan, thơm lừng của làng quê Đô Lương rộng đường xuất ngoại
Huyện Đô Lương ( Nghệ An) từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm bánh đa truyền thống.
Với nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, như: gạo, vừng đen, và gia vị các loại, người dân huyện Đô Lương tự hào đã là chủ nhân của thứ bánh giòn, thơm lừng mang đậm bản sắc của ẩm thực xứ Nghệ.
Nghề làm bánh đa ở huyện Đô Lương ( Nghệ An) đã tồn tại lâu đời. Người làm bánh đa lâu năm cũng không nhớ nghề có từ khi nào, chỉ biết rằng khi sinh ra đã thấy ông bà, bố mẹ làm những chiếc bánh đa vừng thơm ngon.
Clip: Trong những ngày này, tranh thủ thời tiết có nắng người dân huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An hối hả, tất bật tráng bánh để chuẩn bị cất trữ bán vào mùa mưa.
Dụng cụ xay bột mỗi hộ dân trang bị một cái cho gia đình
Cho đến giờ, trải qua 300 năm, người dân ở xóm 4, xã Đà Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An vẫn luôn duy trì và phát triển nghề làm bánh đa ngày càng sôi động. Để có sản phẩm bánh đa ngon, người dân Đô Lương thường sử dụng gạo có độ dẻo ít (gạo thường được dùng là gạo Khang Dân 18) để tráng bánh.
Bình quân mỗi gia đình làm nghề một ngày xay 10 kg gạo, 1 kg gạo tráng được trên dưới 30 chiếc bánh đa, mỗi chiếc bánh bán giá sĩ trung bình 2.000 đồng, thu về được 60.000 đồng. Sau khi trừ chi phí, gạo, củi, gia vị… mỗi kg gạo người làm nghề còn lãi ròng 10.000 đồng.
Video đang HOT
Có những gia đình mỗi ngày làm 100 kg gạo, thu lãi gần 1 triệu đồng/ngày. Ở huyện Đô Lương hiện có hàng trăm hộ làm nghề bánh tráng, được người dân tráng bánh quanh năm nhưng thuận lợi nhất là những ngày nắng. Nếu trời mưa, có một số hộ vẫn làm, nhưng phải xông bánh bằng than, chất lượng bánh không tốt bằng phơi nắng.
Trao đổi với phóng viên Báo Dân Việt, bà Trần Thị Hương- một trong những cơ sở sản xuất bánh đa tại xóm 4, xã Đà Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An cho biết: “Giữa nắng nóng đỉnh điểm như thế này người ta tìm nơi mát mẻ trú ẩn nhưng người dân chúng tôi thì liền tay không ngơi nghỉ. Nắng nóng, ngồi bên lò tráng bánh rồi phơi bánh giữa trời cũng vất vả lắm. Thế nhưng, để đủ bánh phục vụ cho khách mua sỉ, lẽ khắp nơi chúng tôi phải tranh thủ. Nghề này mang lại thu nhập ổn định. Đây được xem là một nét truyền thống mà bà con nơi đây nói riêng và huyện Đô Lương nói chung cùng gìn giữ và phát triển. Tranh thủ được mùa nắng thôi, mưa xuống lại không làm được”.
Trước đây người dân trong làng tráng bánh chỉ bằng bột gạo nước, trộn với vừng đen. Nay để tăng thêm vị thơm ngon, người làm bánh cho thêm gừng, hạt tiêu, tỏi giã nhỏ, trộn vào bột gạo để tráng. Sản phẩm của làng nghề nổi tiếng thơm ngon, nên không chỉ người tiêu dùng trong nước mà Việt kiều ở nước ngoài như: Đức, Campuchia, Lào, Singapore, Hàn Quốc, Nga… ưa thích, nên tiêu thụ rất tốt
Truyền thống làm bánh đa không chỉ góp phần phát triển văn hóa và truyền thống của cha ông để lại, mà còn giúp người dân ở nơi đây có thêm nguồn thu nhập để trang trại cho cuộc sống. Bánh đa Đô Lương trước chỉ được bán quanh địa phương, nhưng giờ đã được bán ra tất cả các tỉnh trên cả nước. Đây cũng là loại bánh được tượng trưng cho đặc sản huyện Đô Lương (tỉnh Nghệ An).
Sau khi nhận tiền hỗ trợ COVID19, hơn 60 hộ ở một xóm bỗng dưng "thoát nghèo": UBND huyện Quỳ Châu giải trình thiếu thuyết phục
Làm việc với PV, Ban cán sự xóm Quỳnh 2, xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) cho biết, sau khi nhận tiền hỗ trợ COVID-19, xóm rà soát đưa gần 70 hộ dân ra khỏi hộ nghèo và cận nghèo.
Tuy nhiên trong báo cáo giải trình, UBND huyện Quỳ Châu lại cho rằng báo phản ánh chưa có cơ sở.
UBND huyện Quỳ Châu giải trình những gì?
Sau loạt bài phản ánh của báo Gia đình và Xã hội về việc hơn 60 hộ ở xóm Quỳnh 2, xã Châu Bình bỗng dưng "thoát nghèo" và chia đều tiền hỗ trợ COVID-19..., ngày 11/6, UBND huyện Quỳ Châu gửi báo Gia đình và Xã hội báo cáo giải trình về việc "Thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19 trên địa bàn".
Ngôi nhà kiên cố, khang trang của gia đình anh Nguyễn Văn Lai thuộc hộ nghèo ở xóm Quỳnh 2, xã Châu Bình
Theo đó, tháng 10/2019, UBND huyện Quỳ Châu tiến hành điều tra, rà soát hộ nghèo và hộ cận nghèo trong toàn huyện. Đến ngày 9/1/2020, UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt kết quả điều tra, rà soát của huyện này với 4.030 hộ nghèo và 3.068 hộ cận nghèo. Tại xóm Quỳnh 2, xã Châu Bình có 40 hộ nghèo và 58 hộ cận nghèo được hưởng chính sách hỗ trợ.
Sau khi báo chí phản ánh về việc nhiều hộ tại xóm Quỳnh 2 thoát nghèo sau nhận tiền hỗ trợ COVID-19, UBND huyện Quỳ Châu đã cho lập đoàn đến kiểm tra.
Kết quả , 4 gia đình mà báo đưa tin không được xét duyệt hộ nghèo là do 3 hộ đã được hỗ trợ tiền làm nhà ở theo Quyết định 167 của Chính phủ, 1 hộ tại thời điểm kiểm tra đang đi lao động ở nước ngoài.
Trường hợp 3 người con của ông Tô Duy Tòng - Trưởng xóm Quỳnh 2 nằm trong diện hộ nghèo và và hộ cận nghèo, theo kết quả kiểm tra huyện Quỳ Châu ngày 5/6 là chính xác. Lúc kiểm tra chỉ có 1 hộ chưa đủ tiêu chí để thoát hộ cận nghèo, còn 2 hộ đủ tiêu chí thoát hộ cận nghèo.
Riêng trường hợp của bà Nguyễn Thị Hoài có hộ khẩu trong gia đình hộ cận nghèo vẫn nhận tiền hỗ trợ, UBND huyện Quỳ Châu thừa nhận là sai, đã chỉ đạo xã thu hồi và nộp tiền về.
Văn bản giải trình còn nêu, "với quyết tâm của bản Quỳnh 2 về đích nông thôn mới trong năm nay. Bởi vậy các hộ trong bản huy động mọi nguồn lực từ nguồn đền bù giải phóng mặt bằng hồ chứa nước Bản Mồng, nguồn thu nhập từ rừng nguyên liệu đến chu kỳ khai thác, nguồn tiền từ con em đi xuất khẩu lao động và vay ngân hàng.
Đến tháng 6/2020, bản Quỳnh 2 đã vay 13,861 tỷ của các ngân hàng, trong đó có hộ ông Nguyễn Bá Lưu đã vay 600 triệu để xây nhà vào tháng 11/2019 và nhiều hộ gia đình khác cũng xây dựng sau khi đã điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo".
Giải trình về bài viết "Quỳ Châu - Nghệ An: Chia đều tiền hỗ trợ dịch COVID-19 cho các hộ dân trong bản", UBND huyện Quỳ Châu cho biết, UBND huyện Quỳ Châu đã ban hành nhiều văn bản và thành lập đoàn kiểm tra, đồng thời yêu cầu các xã thành lập các đoàn kiểm tra sau khi người dân được nhận tiền hỗ trợ dịch COVID - 19. Để đảm bảo chính xác, yêu cầu các xã, thị trấn phát trực tiếp cho đại diện các chủ hộ có tên trong danh sách và tổ chức đối chiếu kiểm tra.
Người dân bản Tằn cho biết, chỉ hộ nào có con em đang đi học mới được hộ nghèo và cận nghèo
Ngày 8/6, đoàn kiểm tra của xã Châu Hội về kiểm tra tại các bản và phát hiện tại bản Tằn, sau khi người dân nhận tiền về đã nộp lại cho trưởng bản. Ngay sau đó, đoàn của UBND xã Châu Hội đã lâp biên bản và yêu cầu trưởng bản trả lại tiền cho người dân.
Thiếu thuyết phục
Ngày 8/6, tại cuộc làm việc với PV báo Gia đình và Xã hội, Ban cán sự xóm Quỳnh 2 cho biết, sau khi có thông tin các hộ dân nhận tiền hỗ trợ COVID-19 bị dư luận xôn xao nên xóm đã họp, rà soát đưa hơn 60 hộ nghèo và cận nghèo thoát nghèo.
Giải thích về việc hơn 60 hộ dân sau khi nhận tiền hỗ trợ COVID-19 thoát nghèo, trưởng xóm Quỳnh 2, ông Tô Duy Tòng cho rằng, các hộ dân này nhận được tiền bồi thường dự án thủy điện Bản Mồng, tiền bán cây tràm và "nhặt được đá đỏ".
Việc bình xét hộ nghèo được Bí thư huyện ủy Quỳ Châu, ông Lang Văn Chiến khẳng định giao cho xã và xóm bình xét. Thế nhưng khi có sự bất thường, xóm Quỳnh 2 rà soát và đưa hơn 60 hộ dân thoát nghèo. Tại thời điểm tìm hiểu và điều tra thực tế của PV báo Gia đình và Xã hội, các hộ dân được thoát nghèo là đúng sự thật vì nhà cửa khang trang, hoàn cảnh khá giả. Tuy nhiên trong bản giải trình của UBND huyện Quỳ Châu lại cho rằng báo phản ánh chưa có cơ sở.
Ban cán sự xóm Quỳnh 2 làm việc với PV báo Gia đình và Xã hội ngày 9/6.
Việc ba người con của ông Tô Duy Tòng, trong bản giải trình khẳng định nằm trong diện hộ nghèo và và hộ cận nghèo theo kết quả kiểm tra huyện Quỳ Châu ngày 5/6 là chính xác. Lúc kiểm tra chỉ có 1 hộ chưa đủ tiêu chí để thoát hộ cận nghèo, còn 2 hộ đủ tiêu chí thoát hộ cận nghèo.
Tại cuộc làm việc với PV báo Gia đình và Xã hội, ông Tòng cho rằng con mình vừa nhặt được đá đỏ bán hơn một tỷ đồng nên thoát nghèo. Ông Lang Thanh Hoài - Trưởng Công an xã Châu Bình cho biết, việc con rể của ông Tòng nhặt được viên đá đỏ bán 1,1 tỷ đồng đã xảy ra từ năm 2018. Con rể ông Tòng thuộc gia đình khá giả vì làm nghề mộc. Thế nhưng bản báo cáo giải trình vẫn bao biện không thừa nhận sự thật.
Bản báo cáo giải trình không nhắc đến việc tại xóm Quỳnh 2, xã Châu Bình có một số người đã mất trước đó nhiều tháng trước vẫn trong danh sách nhận tiền hỗ trợ COVID-19....
UBND huyện Quỳ Châu cho biết sẽ tiếp tục công tác kiểm tra, thành lập đoàn chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo đảm bảo theo đúng quy định. Sẽ thu hồi tiền chi hỗ trợ chưa đúng đối tượng và nộp ngân sách nhà nước.
Nghệ An: Một bé trai tử vong tại Khu vui chơi giải trí công viên nước Một bé trai 7 tuổi bị đuối nước tử vong tại Khu vui chơi giải trí công viên nước do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hải Vân, có địa chỉ ở xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu (Nghệ An) làm chủ đầu tư. Khu vui chơi giải trí công viên nước nơi cháu S bị đuối nước tử vong(ảnh CA) Khoảng 18h...