Nghệ An: Nổ mìn, 1 người chết, 2 người nguy kịch
Vụ việc nghiêm trọng xảy ra vào khoảng 19h30′ ngày 12/7 tại bản Lầu 2, xã Châu Bình (Nghệ An). Ít nhất 1 người chết, 2 người khác đang được cấp cứu tại bệnh viện.
Sau ca mổ kép dài 4 tiếng, nạn nhân Phạm Xuân Hà vẫn đang phải chăm sóc đặc biệt tại Khoa gây mê hồi sức.
Anh Trần Trung Thành , người nhà nạn nhân cho biết, đầu giờ tối 12/7, Lê Văn Tuấn (trú tại huyện Nghĩa Đàn) đến nhà ông Phạm Xuân Hà (SN 1966, trú bản Lầu 2) chơi. Thông tin cho biết, Tuấn là anh em cọc chèo với ông Hà, và có quan hệ làm ăn lâu năm với Phạm Xuân Hiếu (20 tuổi, con trai ông Hà). Do mâu thuẫn trong việc làm ăn, giữa Tuấn và Hiếu đã nhiều lần cãi vã.
“Lê Văn Tuấn đã nhiều lần đe dọa Hiếu và gia đình. Tối 12/7, lúc Tuấn đến thì trong nhà có 3 người, bố vợ tôi là ông Phạm Xuân Hà, vợ là Nguyễn Thị Phương (SN 1965) và cháu nội còn nhỏ.
Vừa ngồi được một lát, Tuấn đưa bọc mìn ra kích nổ. Bố vợ tôi phát hiện đã đẩy Tuấn và mìn ra cửa.
Sau khi mìn phát nổ, Lê Văn Tuấn tử vong tại hiện trường, bố mẹ vợ tôi bị thương nặng được hàng xóm bắt xe đưa đến BVĐK huyện Quỳ Châu cấp cứu, sau đó di chuyển thẳng xuống BVĐK Nghệ An”- anh Thành kể lại.
Sáng 13/7, thông tin từ các bác sỹ ở BVĐK Nghệ An, 2 nạn nhân nhập viện lúc 3h sáng trong tình trạng đa chấn thương.
Riêng ông Phạm Xuân Hà bị thương rất nặng, vỡ nội tạng, đứt bàn tay trái, vô số mảnh kim khí bắn vào phần mềm trong cơ thể.
Video đang HOT
Nạn nhân Nguyễn Thị Phương đã qua cơn nguy kịch.
Sau ca mổ kép kéo dài hơn 4 tiếng đồng hồ, ông Hà hiện đã qua cơn nguy kịch. Tuy nhiên thể trạng hiện tại rất yếu, đang được chăm sóc đặc biệt tại Khoa Gây mê hồi sức, BVĐK Nghệ An.
Nạn nhân Nguyễn Thị Phượng bị chấn thương ở vùng đầu, hiện đang điều trị tại Khoa Thần kinh.
Trao đổi với PV sáng 13/7, ông Vi Xuân Thủy, Phó CA huyện Quỳ Châu cho biết, sau khi nhận được thông tin về vụ án mạng, công an huyện đã triển khai xuống hiện trường.
Hiện lực lượng chức năng đang tiến hành khám nghiệm, khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ việc.
Chúng tôi sẽ cập nhật vụ việc.
Theo Xahoi
Hành trình gần 30 năm lẩn trốn của kẻ ôm mìn sát hại hàng chục người
Gần ba mươi năm qua, là quãng thời gian kẻ giết người tại ga Tam Kỳ (Quảng Nam - Đà Nẵng cũ) đã lẩn trốn.
Phúc ga tại cơ quan công an sau gần 30 năm lẩn trốn.
Hắn thay tên đổi họ, sống một cuộc sống bình thường như bao người dân lương thiện khác. Thế nhưng nỗi ám ảnh của buổi chiều hắn ôm mìn ném giữa chốn đông người cứ hiện về, khiến hắn không ngủ ngon giấc mỗi đêm.
Kẻ ba mươi năm trốn chạy
Hành trình lẩn trốn của kẻ giết người cứ như một thiên tiểu thuyết qua từng lời kể của Phúc Ga (tức Nguyên Văn Phúc, 1955, trú xóm Ga, TX Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ) tại cơ quan công an tỉnh Quảng Nam. Trong những lời kể của hắn, bên cạnh những tình tiết rợn người, là cả những nỗi niềm ân hận, và cả sự nhọc nhằn trên đường bôn ba của hắn.
Cuộc đời của tay trùm phố ga này là những chuỗi ngày long đong lận đận với những biến đổi của thời cuộc. Hắn kể, trước năm 1975, vì điều kiện cuộc sống nên hắn đâu quân cho quân đôi ngụy. Cũng rất may trong thời gian này hắn không gây nợ máu với bất cứ ai. Khi đất nước thống nhất, Phúc đi học tập một thời gian rồi cùng gia đình vào lâp nghiêp ở Đắk Nông. Thời bấy giờ, cuôc sông ở vùng kinh tế mới quá khó khăn, gia đình lại đông con nên sự nheo nhóc khốn cùng đè nặng lên vai cha mẹ. Cuối năm 1980, gia đình Phúc 11 người lại lục tục trở về TX Tam Kỳ sinh sống. Cha Phúc làm công nhân sửa chữa, duy tu đường ray xe lửa lương ba cọc ba đồng nuôi một đàn con. Phúc là con lớn trong gia đình, nhưng thay vì phụ cha mẹ mưu sinh hay trông nom đàn em thì Phúc lại kết bè kết đảng với một nhóm du thủ du thực ở xóm ga. Với bản tính lì lợm, ngang tàng và máu anh chị, nên chẳng mấy thời gian sau Phúc nổi tiếng ở thị xã này với cái tên "Phúc ga" cùng những vụ cướp giật, gây rối trật tự, trấn lột... Biết con cái đang trên đà hư hỏng, cha mẹ Phúc nhiều lần khuyên nhủ con trở về đường ngay nẻo chính, nhưng Phúc bỏ ngoài tai tất cả lời nói của cha mẹ, sau đó theo chân một chủ bưởng lên bãi vàng Phước Sơn (Quảng Nam). Như cá gặp nước, Phúc ga đã nhanh chóng trở thành một tay anh chị khét tiếng với bảng thành tích quậy phá, rượu chè, đâm chém dài dằng dặc.
Cuối năm 1987, trong một đợt truy quét của công an địa phương, Phúc bị bắt cùng nhiều tay anh chị và dân bãi vàng khác, sau đó bị đưa đi tâp trung cải tạo 6 tháng bởi trôm cắp vặt và gây rôi trật tự. Những tưởng sau 6 tháng tâp trung cải tạo, Phúc sẽ thay đổi tâm tính để trở về nẻo thiện, nào ngờ hắn lại càng rượu chè và hung dữ hơn. Trong mỗi cuộc nhậu, hắn đều rêu rao cái thành tích nhiều lần vào tù ra khám, cùng những vết sẹo chằng chịt trên cơ thể để lấy số với đàn em và những người dân trong khu vực. Không chỉ người dân bình thường, mà nhiều tay anh chị có số má ở địa phương cũng phải sợ hãi khi nhắc tới cái tên "Phúc ga". Được thể, hắn càng ngang tàng hơn khiến cha mẹ mỗi lần ra đường không dám nhìn mặt ai.
Chiêu 16/9/1988, sau khi đi nhậu với đám đàn em vê đên gân ga Tam Kỳ, Phúc gặp tôp công nhân câu đường gôm Nguyên Đình Linh, Trân Văn Vinh, Phạm Văn Xuân. Vôn tính ngang tàng, sẵn men rượu trong người nên chỉ vì lý do hết sức đơn giản rằng thấy hắn mà không chào, Phúc xông vào đánh nhóm công nhân. Dẫu biêt Phúc là dân "anh chị" ở xứ này, nhưng vì quá tức giân, nhóm công nhân liền đánh trả. "Mãnh hổ nan địch quần hổ", Phúc chịu không thâu đã bỏ chạy về nhà. Nhưng nỗi căm hận khiến hắn không thể kìm chế được, vả lại, tiếng tăm của hắn có thể vì sự việc này mà suy giảm. Phúc liền gọi Phan Tiên Dũng (1966, trú Bình Nguyên, Thăng Bình, Quảng Nam) đang chơi ở nhà mình cùng đi trả thù. Cũng là thành phân bât hảo nên khi Phúc có lời Dũng liên tham gia. Trước đây, Phúc làm ở bãi vàng nên có cất giấu được một lượng thuốc nổ, y liền chế lại thành một quả nổ có sức sát thương lớn mang đi tìm nhóm công nhân quyêt chiên.
Khi Dũng và Phúc quay lại tìm nhóm công nhân thì thây rât đông người đang tụ tâp tại đó. Vì muốn lấy số và sự tức giận làm mờ mắt, Phúc liên ném quả nô vào đám đông mà không cân xem đôi thủ mình ở đâu, hâu quả sẽ thê nào. Môt tiêng nô vang lên và ngay sau đó là tiêng la thét của rât nhiêu người. Hiện trường kinh hoàng hiện ra sau khi Phúc ga và Dũng co chân tẩu thoát, hơn 15 người đã thương vong sau tiếng nổ kinh hoàng đó. Sau một thời gian điều tra, ngày 18/9/1988, CA tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) đã ra quyêt định khởi tô vụ án, khởi tô bị can đôi với Nguyên Văn Phúc và Phan Tiên Dũng. Sau hơn một năm lẩn trốn, Phan Tiên Dũng đã bị bắt theo lênh truy nã, riêng đại ca Phúc "Ga" thì vân bặt vô âm tín.
Hành trình gần 30 năm trốn nã
Sau cú ném quả mìn sát thương 15 người, Phúc Ga trôn chạy khắp nơi. Gần 30 năm sông chui lủi, ngày 20/6/2013, Phúc bị lực lượng Cảnh sát truy nã CA tỉnh Quảng Nam bắt giữ. Ngồi trước các điều tra viên, Phúc ga hiền lành như một người nông dân thuần phác, nhưng khi nghe chính từ miệng hắn kể lại quá trình trốn chạy, cách điều tra viên cũng không khỏi rùng mình.
Lệnh truy nã Phúc ga của công an Quảng Nam - Đà Nẵng cũ.
Sau khi ném mìn sát thương nhiều người, hắn đã nhảy tàu ra Huê ngay trong đêm đó, rồi từ Huê đón xe đi đên cửa khâu Lao Bảo và vượt biên qua Lào. Tại đây, hắn lang thang khắp nơi rồi xin vào làm phụ hô cho môt ông chủ người Viêt. Hắn làm việc và câm lặng chịu đựng tất cả mọi khó khăn, cả những sự áp chế của nhiều người để không bị lộ tung tích. Nhưng hắn vẫn sợ rằng một ngày nào đó cơ quan công an sẽ lần ra hắn dù ở nơi chân trời góc bể nào. Hắn nghĩ rằng chỉ có cái chết mới thoát được tội lỗi này, nhưng can đảm để chết thì hắn không có, rồi một suy nghĩ lóe lên trong đầu. Hắn âm thầm tung tin rằng "Phúc ga" đã chêt đê cơ quan chức năng không truy tìm nữa. Hơn 4 năm sau, hắn thường xuyên nghe ngóng tình hình, khi thấy mọi chuyện đã lắng xuống, có được một ít vốn làm ăn, hắn lặng lẽ rời Lào về Việt Nam rồi vào TP HCM sinh sông.
Năm 1993, hắn kết hôn với Trân Thị Hông (1963, âp 6, xã Tân Nhât, huyện Bình Chánh) và thuê nhà ở. Cuôc sông cứ thê trôi qua. Trong suôt thời gian sông ở đây, người dân địa phương chỉ biêt đên Phúc là người lành tính, chịu thương chịu khó nên rât mên. Phúc không ăn nhậu, không bao giờ to tiếng với mọi người. Đặc biệt Phúc rất thương con. Có lẽ từ trong sâu thăm hắn hiểu rằng cuộc đời hắn đã không còn nhiều thời gian nữa. Hắn muốn dành tất cả mọi sự tốt đẹp nhất cho gia đình, cho những đứa con của hắn. Rồi đến ngày 20/6/2013, khi những người đàn ông nói giọng xứ Quảng xuất hiện trước cửa nhà hắn, hắn ngỡ ngàng một chút nhưng rồi nhanh chóng hiểu ra rằng tất cả thế là đã an bài. Gần 30 năm lẩn trốn lưu lạc khắp nơi, hắn đã tưởng tội lỗi hắn gây ra trước đây mọi người không ai còn nhớ nữa, hắn đã tưởng có thể làm lại cuộc đời mà không phải trả giá cho những lỗi lầm đã gây ra. Đến lúc này, mọi người mới thực sự sửng sôt khi biêt rằng người hàng xóm hiên lành là đôi tượng trôn truy nã suôt gần 30 năm qua.
Ngồi trong phòng hỏi cung, Nguyên Văn Phúc không còn cái vẻ ngang tàng, coi thường mọi người như thủa nào. Thay vào đó là thái độ cởi mở, thành khẩn. Trong câu chuyện với chúng tôi, Phúc bây giờ tóc đã hai màu, khuôn mặt khắc khổ hơn vì nỗi lo mưu sinh thổ lộ, rằng gần 30 năm qua hắn đã sống trong nỗi âu lo về một ngày bị bắt. Nhưng đau đớn hơn là việc hắn không thể trở về nơi chôn nhau cắt rốn, nơi quê hương bản quán của mình. Những đứa con của gã khi lớn lên đã không biết bao nhiêu lần chúng hỏi hắn về quê nội, không biết trả lời ra sao, hắn ngậm ngùi bảo rằng hắn là một đứa trẻ mồ côi, những người thân trong gia đình hắn đã chết trong chiến tranh hết cả. Vợ hắn, con hắn tin những gì hắn nói. Nhưng trong sâu thẳm tâm hồn gã, nỗi đau cứ ngày một dày vò. Hắn bảo: " Tôi đau đớn lắm, ngay cả ngày cha mẹ tôi mất mà tôi cũng không về được. Tôi là đứa con bất hiếu! Có lân nghe được thông tin em trai bênh nặng nằm ở Bênh viên Chợ Rây, tôi ở gần đó lòng quặn đau, muốn chạy tới bệnh viện để gặp lại đứa em sau bao năm xa cách nhưng không dám vào thăm vì sợ. Nhiêu lân tôi muôn nói ra tât cả với vợ con, nhưng rôi lại không thê vì sợ tât cả bị tôn thương. Tôi dự định sau khi con trai út tôt nghiêp câp 3, sẽ nói hêt mọi chuyên rôi vê đâu thú. Nhưng không ngờ cái ngày ấy đến nhanh quá!".
Phúc nói mà rưng rưng nước mắt, những ngày sắp tới, hắn sẽ phải trả giá cho những hành động thời tuổi trẻ nông nổi của mình. Hắn bảo, giá như hồi ấy hắn dũng cảm quay về đầu thú, có lẽ đã được hưởng sự khoan hồng của pháp luật, đến khi ra tù, hắn cũng sẽ có một gia đình với người vợ hiền và những đứa con thơ mà không phải canh cánh nỗi lo âu về những ngày phải trả giá như bây giờ. Có lẽ, nếu "Phúc ga" làm được những điều như hắn nghĩ bây giờ, thì có lẽ cuộc đời hắn đã tươi sáng hơn...
Theo VNE
Kẻ mưu sát giám đốc CA tỉnh manh động tại tòa Sáng (24/6), TAND tỉnh Khánh Hòa xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Viết Trương về hai tội "giết người" và "tàng trữ trái phép chất liệu nổ". Bị cáo Nguyễn Viết Trương tại phiên xét xử sơ thẩm. Nguyễn Viết Trương (57 tuổi, trú phường Phương Sơn, TP.Nha Trang) chính là đối tượng đã đặt mìn, gây ra vụ nổ tại số...