Nghệ An: Người già và trẻ nhỏ nhập viện nhiều do nắng nóng

Theo dõi VGT trên

Gần 1 tuần nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nắng nóng gay gắt, nhiệt độ ngoài trời lên đến gần 40 độ C khiến cho sức khỏe của mọi người đều bị ảnh hưởng, nhất là người già và trẻ nhỏ.

Nghệ An: Người già và trẻ nhỏ nhập viện nhiều do nắng nóng - Hình 1

Lượng bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh những ngày này xấp xỉ 1.800 người. Ảnh: Thành Cường

Tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh, lượng bệnh nhân đến khám, điều trị ở bệnh viện mỗi ngày luôn xấp xỉ 1.800 bệnh nhân. Đại đa số là bệnh nhân cao tuổi, mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn, sốt vi rút, cảm cúm, say nắng, sốc nhiệt, đột quỵ,…

Cá biệt, tại Khoa Hồi sức Cấp cứu Chống độc, tỷ lệ bệnh nhân sốc nhiễm trùng chiếm tỷ lệ lớn, vào khoảng 40% bệnh nhân vào khoa. Theo các bác sĩ: Bước vào mùa nóng, thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Nhiều bệnh nhân có bệnh mãn tính, thể trạng yếu đã bị vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, nhiễm trùng máu.

Nghệ An: Người già và trẻ nhỏ nhập viện nhiều do nắng nóng - Hình 2

Đại đa số người bệnh là người cao tuổi và trẻ nhỏ. Ảnh: Thành Cường

Bên cạnh người già, thời điểm nắng nóng đầu mùa tình trạng trẻ em nhập viện tăng cao. Mỗi ngày có khoảng 1.000 trẻ đến khám, điều trị. Các bệnh thường gặp ở trẻ là sốt vi rút, viêm phế quản, viêm họng, viêm tai giữa, tiêu chảy. Trên 70% số bệnh nhân nhập viện vào điều trị tại các khoa tiêu hóa, hô hấp, tai mũi họng.

Theo các bác sĩ, tình trạng bệnh nhi nhập viện tăng cao là do thời điểm này thời tiết nắng nóng, nền nhiệt trung bình lớn. Trong khi đó, sức đề kháng của trẻ nhỏ chưa cao nên dễ mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa và truyền nhiễm, nhất là trong đợt nắng nóng đầu mùa này.

Các chuyên gia y tế dự báo, khi các đợt nóng gay gắt kéo dài thì dịch bệnh mùa hè nhất là ở trẻ em và người già mới bùng phát như: sốt vi rút, sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp, viêm màng não. Hơn thế, các bệnh ở trẻ em sẽ tăng lên nhiều khi các cháu phải đi học trong môi trường nắng nóng và dễ lây chéo.

Nghệ An: Người già và trẻ nhỏ nhập viện nhiều do nắng nóng - Hình 3

Bước vào mùa nắng nóng trẻ thường mắc các bệnh như sốt vi rút, viêm phế quản, viêm họng, viêm tai giữa, tiêu chảy. Ảnh: Thành Cường

Bác sĩ Hồ Quốc Cường – Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa TP.Vinh khuyến cáo: Với thời tiết nắng nóng này, người dân hạn chế tối đa đi ra ngoài. Đặc biệt là người già, nếu đi ra ngoài phải có mũ, áo chống nắng… Người bị bệnh mạn tính sẽ có những cơn cấp tính khi thay đổi thời tiết, cho nên cần chú ý đề phòng, thường xuyên uống thuốc được chỉ định đầy đủ.

Video đang HOT

Trong thời tiết nắng nóng như hiện nay, các phụ huynh cần chú ý cho trẻ uống đủ nước, ăn đủ chất dinh dưỡng, ăn chín uống sôi và vệ sinh sạch sẽ thân thể để phòng các bệnh tiêu hóa. Phụ huynh cần cho trẻ mặc thoáng và đặc biệt, phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ.

Nghệ An: Người già và trẻ nhỏ nhập viện nhiều do nắng nóng - Hình 4

Bác sĩ Ngô Nam Hải khuyến cáo về việc sử dụng điều hòa đúng cách nhằm phòng bệnh. Ảnh: Thành Cường

Bác sĩ Ngô Nam Hải – Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu Chống độc – Bệnh viện Đa khoa TP Vinh lưu ý thêm: Thời tiết này, người dân dễ mắc các bệnh về đường hô hấp do sử dụng máy lạnh nhiều giờ liên tục hoặc cho quạt thổi thẳng vào mặt. Điều này sẽ làm khô niêm mạc mũi, miệng, dễ bị bệnh hô hấp. Đặc biệt là trẻ em, người già có sức đề kháng kém sẽ dễ mắc các bệnh hô hấp, viêm mũi dị ứng, phổi tắc nghẽn mãn tính.

Người dân khi nằm điều hòa nên bật ở nhiệt độ 28 – 30 độ C, không nên để nhiệt ở mức quá thấp tránh bị sốc nhiệt khi ra bên ngoài trời; thực hiện uống đủ nước, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng, đặc biệt là rau xanh, hoa quả./.

Bệnh nhân "siêu lây nhiễm" thực sự là gì và mối nguy họ mang lại khi dịch virus corona Covid-19 đang lây lan?

Có những trường hợp người nhiễm không lây cho bất kỳ ai. Và có cả những trường hợp "siêu lây nhiễm" - những bệnh nhân có xu hướng khiến dịch bệnh lây lan cho nhiều người hơn so với bình thường.

Xét một cách khoa học, trung bình một người khi nhiễm virus - kể cả các virus cũ hay virus corona chủng mới (Covid-19) - có thể lây ra khoảng 2 - 3 người.

Nhưng đó là con số trung bình! Có những trường hợp người nhiễm không lây cho bất kỳ ai. Và có cả những trường hợp 'siêu lây nhiễm' - những bệnh nhân có xu hướng khiến dịch bệnh lây lan cho nhiều người hơn thế.

Một ví dụ điển hình của siêu lây nhiễm là ở một doanh nhân người Anh. Người này đã nhiễm virus tại Singapore buổi tọa đàm doanh nhân tại khách sạn Grand Hyatt, rồi lây cho 11 người khác trên đường trở về. Hay mới đây nhất là tại Hàn Quốc, bệnh nhân thứ 31 - một phụ nữ 61 tuổi đã lây nhiễm cho ít nhất 23 người cùng dự buổi lễ tại nhà thờ ở thành phố Daegu.

23 cũng chưa phải con số cuối cùng, vì theo các nhà chức trách dự đoán, số người nhiễm từ bệnh nhân này rơi vào khoảng 40 người, chưa kể bà còn tiếp xúc với 166 người khác, và buổi lễ hôm đó có tận 1000 người tham dự.

Đến đây, liệu bạn có tò mò chính xác thì những bệnh nhân 'siêu lây nhiễm' là gì? Và liệu đây có phải là mối lo ngại trong cuộc chiến chống lại sự lây lan từ virus corona Covid-19 của các nước?

'Siêu lây nhiễm' thực sự là gì?

Theo giáo sư Tikki Pangestu từ Trường Y Lee Kuan của Singapore, 'siêu lây nhiễm' nhằm ám chỉ những trường hợp bệnh nhân nhiễm bệnh lại di chuyển đi nhiều nơi, khiến virus lan rộng đến nhiều người ở các địa điểm khác nhau. Trên thực tế, các dịch bệnh bùng nổ trong quá khứ cũng đều xuất hiện những trường hợp 'siêu lây nhiễm', kể cả SARS và MERS.

Bệnh nhân siêu lây nhiễm thực sự là gì và mối nguy họ mang lại khi dịch virus corona Covid-19 đang lây lan? - Hình 1

Leong Hoe Nam - chuyên gia bệnh truyền nhiễm từ Trung tâm Mount Elizabeth Novena (Singapore) bổ sung, một bệnh nhân cần lây nhiễm cho ít nhất 5 - 10 người khác mới có thể xem là một dạng 'siêu lây nhiễm'.

Nhưng dẫu vậy, các chuyên gia cho biết thông tin về các trường hợp như thế thực chất vẫn còn quá ít. Bởi vậy, khoa học hiện vẫn chưa thể lý giải vì sao một số bệnh nhân có thể trở thành 'siêu lây nhiễm', trong khi số khác thì không. Ngoài ra, giáo sư Pangestu cũng nhấn mạnh rằng con số 2 - 3 người là ước tính trung bình, dựa trên các dữ liệu thu thập được đến thời điểm hiện tại.

'Thực sự rất khó để xác định số ca lây nhiễm bắt nguồn từ một người, nhất là khi tình hình thay đổi mỗi ngày,' - Pangestu chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn.

'Có thể có trường hợp 1 người lây cho 100 người, nhưng cũng có thể 10 người chẳng lây cho bất kỳ ai.'

Bệnh nhân siêu lây nhiễm thực sự là gì và mối nguy họ mang lại khi dịch virus corona Covid-19 đang lây lan? - Hình 2

Hình ảnh kiểm tra thân nhiệt tại Malaysia

Nguồn gốc của các 'siêu lây nhiễm' và liệu họ có thể khiến mầm bệnh lan nhanh hơn?

Thực ra, không có câu trả lời nào chắc chắn về việc các bệnh nhân 'siêu lây nhiễm' là nguồn lây lan virus nhanh và hiệu quả hơn người thường. Dẫu vậy, một số chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cũng đặt ra được một vài giả thuyết cho câu chuyện này.

Ooi Eng Eong, giám đốc Chương trình Bệnh truyền nhiễm tại Trường y Duke-NUS (Singapore), mọi chuyện có khi đơn giản chỉ nằm ở việc người bệnh có giao tiếp xã hội nhiều hay không.

Bệnh nhân siêu lây nhiễm thực sự là gì và mối nguy họ mang lại khi dịch virus corona Covid-19 đang lây lan? - Hình 3

Kiểm tra thân nhiệt nơi công cộng tại Bangkok

'Chẳng hạn, họ vô tình lấy tay che miệng khi ho rồi chưa rửa mà đã bắt tay người khác, hoặc ăn chung bàn thôi... đó là cách virus lây lan,' - Eong cho biết.

Một khả năng khác được chuyên gia Leong chia sẻ, là tồn tại những người bản thân chứa lượng virus lớn hơn số còn lại do hệ miễn dịch quá kém. Họ có khả năng giải phóng lượng virus lớn hơn qua các chất dịch trong cơ thể. Ngoài ra, một số người với tính lịch sự không cao (ho hoặc hắt hơi không che miệng tại nơi công cộng) cũng có thể khiến nhiều người khác mắc bệnh.

Dẫu vậy, tất cả vẫn chỉ là giả thuyết. Theo Ooi, dù có nhiều yếu tố sinh học trong câu chuyện này, nhưng khoa học khó mà có câu trả lời chính xác trong một sớm một chiều.

'Chúng ta vẫn chưa hoàn toàn hiểu về virus mới, và tôi không nghĩ khoa học sẽ sớm làm được, bởi số lượng các bệnh nhân như vậy là rất nhỏ,' - Ooi chia sẻ. ' Khi số lượng là quá nhỏ, chúng ta không thể biết đây là ngẫu nhiên, hay có tồn tại những con người như vậy thật.

Trả lời cho câu hỏi liệu các trường hợp 'siêu lây nhiễm' có dễ xuất hiện khi virus lan ra biên giới nước khác, Pangetsu cho rằng hiện tại không có bằng chứng khoa học nào ủng hộ quan điểm này. 'Siêu lây nhiễm' dễ xảy ra hơn ở những chốn đông người, và những đối tượng dễ trở thành 'siêu lây nhiễm' thường là người già, trẻ nhỏ, hoặc những ai đang mắc bệnh nặng khiến hệ miễn dịch suy yếu.

'Sự tồn tại của các bệnh nhân siêu lây nhiễm là đáng lo ngại, nhưng cũng cần hiểu rằng đây vốn là hiện tượng bình thường trong các dịch bệnh,' - Hsu Li Yang, giám đốc chương trình truyền nhiễm tại ĐH Quốc gia Singapore.

'Về tổng quan, không nên phân biệt đối xử với những người siêu nhiễm. Đa số các trường hợp đó không phải lỗi của họ.'

Bệnh nhân siêu lây nhiễm thực sự là gì và mối nguy họ mang lại khi dịch virus corona Covid-19 đang lây lan? - Hình 4

Nhân viên nhà tang lễ tại Vũ Hán di chuyển thi thể người nhiễm virus Covid-19 (Ảnh: AP)

Các bệnh nhân 'siêu lây nhiễm' khiến quá trình kiểm soát dịch bệnh thay đổi?

Về cơ bản thì có! Việc một nguồn bệnh có khả năng lây lan nhanh xuất hiện sẽ đòi hỏi phản ứng hết sức nhanh chóng. Trong hầu hết các trường hợp, cách hiệu quả nhất để chặn đứng hiện tượng siêu nhiễm là phải đảm bảo người tiếp xúc bị cách ly nhanh chóng.

Leong cho biết, cách tốt nhất để xác định tồn tại trường hợp siêu lây nhiễm là phải đảm bảo tính chính xác khi theo dõi dữ liệu. 'Theo dõi càng chính xác bao nhiêu, khả năng kiểm soát dịch bệnh sẽ nhanh chóng bấy nhiêu.'

*Tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc đang có chuyển biến phức tạp. Theo dõi thêm tại đây.

Theo Ooi, dù là siêu lây nhiễm hay không, các biện pháp phòng ngừa đối với từng cá nhân thì vẫn như vậy. Ông cho biết tất cả mọi người nên tập thói quen giữ vệ sinh tốt - rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, và đặc biệt là không chạm tay lên mặt sau khi sờ vào những bề mặt nơi công cộng. Ngoài ra, các trường hợp thấy triệu chứng bị cúm thông thường: đau họng, sổ mũi, sốt... cần hạn chế ra ngoài.

Tham khảo: SCMP

Theo J.D/Trí thức trẻ (Tổ Quốc)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

3 mối nguy tiềm ẩn khi ăn tôm
13:46:38 17/11/2024
Ăn quá nhiều đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, cậu bé 12 tuổi bị mất thị lực vĩnh viễn
15:38:55 16/11/2024
9 loại đậu và cây họ đậu tốt cho sức khỏe
07:10:42 17/11/2024
Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất
07:15:30 17/11/2024
5 dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung chất dinh dưỡng
07:14:17 17/11/2024
Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường
13:50:17 17/11/2024

Tin đang nóng

Lộ khung hình nhạy cảm gây tranh cãi của Minh Hằng
08:04:51 18/11/2024
Ca sĩ Bích Tuyền lấy chồng tỷ phú Mỹ, sở hữu biệt thự 1.600 tỷ đồng, giờ sống ra sao?
06:24:47 18/11/2024
Chồng không may qua đời, tôi ở vậy phụng dưỡng bố chồng bệnh tật, ngày giỗ đầu, ông bất ngờ làm một việc khiến tôi bật khóc
05:58:43 18/11/2024
Chồng mất tròn năm, hôm ấy nghe lời đề nghị của anh chồng, tôi giật mình không tưởng
05:55:29 18/11/2024
Ca sĩ Tô Thanh Phương hiện ra sao sau khi nhảy lầu?
06:26:59 18/11/2024
Cam thường bóc trần sắc vóc thật của nữ chính hot nhất màn ảnh hiện nay
06:20:12 18/11/2024
Cả ngày chỉ ăn một bữa cơm nhưng gạo vẫn hết, vợ trẻ lén lắp camera rồi điếng người khi thấy mặt thủ phạm 'thập thò'
05:46:52 18/11/2024
Tiếng hét thất thanh tố cáo nữ diễn viên gen Z giữa lễ trao giải gây sốc cho 400 triệu người
07:56:29 18/11/2024

Tin mới nhất

Ghi nhận thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm ở tỉnh Bình Định

05:47:04 16/11/2024
Theo người nhà, lúc phát bệnh, ông T.V.T sốt cao, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, ho nhiều, khò khè, người nhà tự mua thuốc điều trị (không rõ loại thuốc) nhưng không đỡ, sau đó mới đưa bệnh nhân nhập viện điều trị./.

Hội chứng mẫn cảm ở phụ nữ mang thai

05:45:07 16/11/2024
Khi mẹ bầu cảm thấy vui lúc chồng đi làm về, hoặc khi con nghe thấy tiếng của bố, chúng ta có để ý rằng con cũng sẽ phản ứng lại bằng những cử động trong tử cung.

Người đàn ông nhập viện sau bữa cơm với loài hoa kịch độc

05:39:56 16/11/2024
Loại cây này thường được trồng làm cảnh. Tuy nhiên, tất cả bộ phận của loài hoa này đều chứa độc tố, có thể gây ngộ độc cho người tiếp xúc.

Dấu hiệu chứng tỏ bạn nhiễm giun đường ruột

05:35:02 16/11/2024
Bạn có thể gặp các triệu chứng tiêu hóa như khó chịu ở dạ dày và tiêu chảy nếu bạn bị ký sinh trùng đường ruột. Hầu hết trường hợp nhiễm giun đường ruột chỉ lây nhiễm nhẹ và dễ dàng chữa khỏi bằng thuốc.

Số ca chết não hiến mô, tạng đạt mức kỷ lục

05:30:44 16/11/2024
Đến nay, đã có 4 ca chết não là người Quảng Ninh hiến tạng. Một người chết não hiến tạng, có thể lấy được 20 mô, tạng cứu nhiều người bệnh hiểm nghèo.

Đau lưng kéo dài cảnh giác với viêm cột sống dính khớp

05:25:24 16/11/2024
Bên cạnh điều trị thuốc, các biện pháp điều trị không dùng thuốc góp phần quan trọng và không thể thiếu trong bệnh lý viêm cột sống dính khớp.

8 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng khả năng miễn dịch

05:21:55 16/11/2024
Thành phần hoạt chất trong tỏi, allicin sativum, được cho là có tác dụng kháng virus và kháng khuẩn đối với cảm lạnh thông thường. Khi ăn sống, tỏi giải phóng allicin, được cơ thể hấp thụ và tăng cường chức năng miễn dịch.

Những người nên hạn chế ăn trứng, biết mà tránh kẻo 'rước họa'

18:58:14 15/11/2024
Trứng chứa nhiều protein nhưng ít calorie và carbohydrate. Dùng trứng cho bữa sáng có thể giúp bạn giảm cân. Một quả trứng lớn chỉ chứa khoảng 78 calorie.

Biểu hiện của thiếu vitamin C

11:46:31 15/11/2024
Vitamin C còn được gọi là acid ascorbic là một vitamin tan trong nước, cần cho các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Tình trạng thiếu hụt vi chất này thường bắt nguồn từ việc ăn uống không hợp lý.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

08:41:52 15/11/2024
Xuất hiện tình trạng tay yếu và vụng về, đau cơ, chuột rút, gây khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật, cài nút quần áo, sử dụng điện thoại, lái xe hoặc đọc sách.

Thuốc điều trị hội chứng đau nhức vùng sọ mặt

08:32:13 15/11/2024
Thuốc chống co giật có ít tác dụng phụ khi so sánh với các loại thuốc giảm đau dài hạn khác. Các tác dụng phụ thường gặp như: Buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, táo bón, khó tập trung, mất thăng bằng hoặc khó phối hợp...

Những người nên hạn chế ăn thịt vịt, biết mà tránh kẻo hại vô cùng

08:29:44 15/11/2024
Cổ vịt được nhiều người yêu thích nhưng bộ phận này cũng là nơi chứa rất nhiều mô bạch huyết, nếu không loại bỏ sạch, có rất nhiều virus gây hại sức khỏe trú ngụ tại đó. Nhiệt độ nấu nướng không thể tiêu diệt chúng, dẫn tới nguy hại cho...

Có thể bạn quan tâm

Tất tần tật mọi điều về 7 vị thần của Genshin Impact, fan lâu năm cũng chưa chắc đã biết hết (p2)

Mọt game

09:49:58 18/11/2024
Genshin Impact nổi tiếng với thế giới sâu sắc và phức tạp và bản thân vùng đất Teyvat cũng ẩn chứa cực nhiều bí mật về lịch sử, truyền thuyết của 7 quốc gia cũng như cuộc chiến tranh giữa các vị thần trong quá khứ.

Cặp đôi Vbiz để lộ bằng chứng hẹn hò bí mật, bị phát hiện "đánh lẻ" du lịch nước ngoài

Sao việt

09:44:27 18/11/2024
Qua những địa điểm và chi tiết tương đồng trong ảnh cá nhân của Đình Tú và Ngọc Huyền, fan của cả hai chắc chắn họ đã đánh lẻ du lịch ngọt ngào cùng nhau.

'Biển người' săn mây và hoa dã quỳ ở Vườn Quốc gia Ba Vì

Du lịch

09:43:24 18/11/2024
Đường lên núi Ba Vì ken đặc xe cộ của các bạn trẻ. Thời tiết đẹp cùng với mùa hoa dã quỳ đang độ rực rỡ nhất đã thu hút đông đảo du khách đến đây.

Bạn trai lọt top hấp dẫn nhất hành tinh nhưng lại lười tắm, Selena Gomez phản ứng thế nào?

Sao âu mỹ

09:41:06 18/11/2024
Bạn trai Selena Gomez lại có phát ngôn gây tranh cãi về chuyện tắm rửa. Nhà sản xuất âm nhạc này khẳng định bản thân vẫn sạch sẽ nhưng không thích tắm mỗi ngày.

Cảnh tượng hoang tàn sau cuộc dội bom đồng loạt của Israel xuống Gaza, Liban

Uncat

09:33:30 18/11/2024
Theo Cơ quan y tế của Dải Gaza, tính từ ngày 7/10/2023 đến nay các cuộc tấn công của Israel đã khiến khoảng 43.799 người dân tại khu vực này thiệt mạng.

Thêm quan chức Hezbollah được cho là thiệt mạng trong cuộc tấn công của Israel

Thế giới

09:25:33 18/11/2024
Cuộc tấn công vào Beirut tiếp tục làm gia tăng căng thẳng giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban, trong bối cảnh xung đột trong khu vực ngày càng leo thang và gây thiệt hại nghiêm trọng cho dân thường.

Huỳnh Tú Anh hóa Cám trên sàn diễn

Thời trang

08:15:23 18/11/2024
Quán quân The Face Huỳnh Tú Anh trong vai trò vedette với trang phục ấn tượng cùng hình ảnh nhân vật Cám đa nhân cách trong chiếc mặt nạ cầu kỳ.

Sao Hàn 18/11: Tài tử Song Seung Hun ngỏ ý cầu hôn 'nữ hoàng cảnh nóng'

Sao châu á

08:12:44 18/11/2024
Tài tử Song Seung Hun ngỏ ý cầu hôn nữ hoàng cảnh nóng ; Á hậu bị đế chế Samsung ruồng bỏ nói về tin đồn săn trai trẻ.

Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà

Tin nổi bật

07:15:49 18/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, trong 10 tháng đầu năm, cả nước có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về đoàn tụ với gia đình vì tai nạn giao thông.

Khởi tố Giám đốc công ty trốn thuế 5,8 tỷ đồng

Pháp luật

07:13:18 18/11/2024
Cơ quan chức năng xác định, từ năm 2021 đến năm 2023, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như đã có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp 5,8 tỷ đồng.

Loại rau có thể phòng đến 4 loại ung thư: Được bán quanh năm ở chợ Việt, dễ tìm, dễ nấu

Ẩm thực

05:55:57 18/11/2024
Loại rau đang được nhắc tới có khả năng hỗ trợ phòng ung thư, đó chính là rau họ cải. Rau họ cải được bày bán hầu như quanh năm ở các chợ Việt.