Nghệ An: Ngày phụ hồ tối đi săn con bò ngang, thương lái mua bằng sạch, nông dân kiếm bộn tiền
Ngày đi phụ hồ, tối về tranh thủ ra đồng săn con “8 cẳng 2 càng” chuyên bò ngang bán cho thương lái.
Chỉ cần đi săn cua đồng 2 tiếng đồng hồ, nông dân Nghệ An có thể thu về hàng trăm nghìn đồng.
Từ 21 giờ hàng ngày, các điểm thu mua cua đồng trên địa bàn Yên Thành, Đô Lương… nhộn nhịp người dân đến bán cua. Ảnh: Xuân Hoàng
Thời điểm này dù thời tiết lạnh, ruộng đồng đang giai đoạn làm đất gieo cấy vụ xuân, nhưng bà con nông dân ở huyện lúa Yên Thành, Đô Lương… tối đến vẫn chịu khó ra đồng soi đèn “săn” con “8 cẳng, 2 càng” (cua đồng) bán cho thương lái để chuyển ra Hà Nội tiêu thụ.
Tầm 21 giờ, từ các cánh đồng, bà con mang sản phẩm cua đồng đến bán cho thương lái. Quan sát tại điểm thu mua cua ven đường Quốc lộ 7B trên địa bàn huyện Yên Thành cho thấy, ngoài người lớn, phụ nữ, còn có thanh, thiếu niên cũng tham gia bắt cua đồng.
Bà Nguyễn Thị Xế ở xã Nam Thành ( Yên Thành) hồ hởi cho cho hay, cua đồng dịp này khá nhiều, chỉ cần đi khoảng 2 tiếng đồng hồ là bắt được đầy xô nhỏ.
Vì vậy hầu như tối nào 3 mẹ con cùng đi bắt cua đồng. Tối 8/1, cả 3 mẹ con bắt được hơn 6 kg, bán cho thương lái với giá 60.000 đồng/kg, thu về gần 400.000 đồng.
“Ban ngày đi phụ hồ cho đám thợ xây, tối về chịu khó dạo đồng 2 tiếng đồng hồ (từ 19 đến 21 giờ) kiếm được hàng trăm nghìn đồng. Số tiền đó đủ trang trải cho gia đình, còn tiền phụ hồ gom góp chi tiêu việc khác” – bà Xế chia sẻ.
Video đang HOT
Cua đồng phát triển tự nhiên, nên chất lượng tốt, phần lớn được tiêu thụ thị trường Hà Nội. Ảnh: Xuân Hoàng
Theo ông Nguyễn Văn Tần, thương lái thu mua cua cho biết, cua đồng phát triển tự nhiên có chất lượng tốt, do nhu cầu của thị trường Hà Nội cao, nên người dân các huyện Yên Thành, Đô Lương, Diễn Châu… săn bắt quanh năm. Tuy nhiên giá cả phụ thuộc vào từng thời điểm.
Vào mùa hè, giá cua đồng có khi lên hơn 100.000 đồng/kg, nhưng vào mùa đông này giảm xuống 60.000 đồng/kg.
Song, dù giá có khác nhau nhưng thu nhập tương đương, bởi vào mùa hè người đi bắt nhiều, nên khan hiếm hơn; ngược lại vào mùa này dù giá thấp, nhưng số người đi bắt giảm, nên mỗi người bắt được số lượng nhiều.
Cua đồng được người nông dân bắt quanh năm. Ảnh: Xuân Hoàng
“ Cua tự nhiên ngoài đồng, dụng cụ để bắt như nhau, đều là soi đèn, bắt bằng tay, nhưng không phải ai cũng bắt được nhiều. Có người đêm nào cũng bắt được 3 – 4 kg, bán lấy tiền ngay 200 – 300 nghìn đồng, thu nhập bằng công đi làm phụ hồ cả ngày. Số người đi bắt nhiều, mỗi đêm tôi thu mua được hàng tạ cua đồng, chuyển ra Hà Nội tiêu thụ ngay trong đêm”, ông Tần cho hay.
Thời tiết thuận lợi, nông dân thông minh, Nghệ An bội thu lúa xuân
Nông dân Nghệ An hồ hời đón chờ một mùa vụ bội thu khi lúa xuân chín rộ đầy đồng, năng suất bình quân cao ngất ngưỡng...
"Lúa xuân chín rộ đầy đồng" là thành quả tưởng thưởng xứng đáng cho sự nỗ lực không biết mệt mỏi của ngành nông nghiệp Nghệ An. Ảnh: Việt Khánh.
Nhấn mạnh luôn, vụ xuân này, các tỉnh Bắc Trung bộ được mùa lớn. Nông dân Hà Tĩnh thu hoạch gần gọn, nhiều vùng đã phơi khô, để lúa đầy bồ. Tuy nhiên, nhiều nông dân ở Can Lộc phản ánh, được mùa nhưng giá lúa chưa cao như kỳ vọng.
Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An cũng vậy, ghi nhận của các PV NNVN thường trú trên địa bàn đều thấy sự phấn khởi của nông dân.
Chính thời tiết thuận lợi, nông dân cần cù, thông minh nên được mùa khá toàn diện.
Nhiều giống lúa mới được đưa vào sản xuất, các biện pháp kỹ thuật làm đất, bón phân, phòng trừ sâu bệnh... đã được người dân chủ động và triển khai bài bản, khoa học.
Bên cạnh đó, sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền và ngành nông nghiệp đã góp phần vào thắng lợi vụ lúa xuân này.
Vụ xuân năm nay toàn tỉnh Nghệ An triển khai gieo cấy hơn 91.000 ha lúa, đến ngày 15/5 đã tiến hành gặt được hơn 1/3 diện tích, tình hình nhìn chung hết sức khả quan.
Trao đổi cùng PV NVNN, bà Võ Thị Nhung, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh cho biết, qua số liệu thống kê bước đầu có thể khẳng định đây là mùa vụ thắng lợi lớn. Bình quân năng suất lúa vụ xuân ước đạt trên 67,5 tạ/ ha, nông dân Nghệ An rất phấn khởi.
Ghi nhận thực tế càng khẳng định rõ nét quan điểm trên, thực tế diện tích chưa thu hoạch còn khá nhiều nhưng viễn cảnh về một mùa màng bội thu đang hiện rõ, rảo mắt xung quanh ai nấy đều hồ hởi khi "lúa xuân chín rộ đầy đồng".
Lúa nặng trĩu bông. Ảnh: Việt Khánh.
Chiều 15/5, theo chân đoàn công tác của Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) kiểm tra thực tế tại một số vùng thuộc các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu... dễ thấy không khí trên đồng vô cùng hân hoan, người người nhà nhà đang trải qua những giây phút phấn chấn cực độ.
Ghi nhận thành quả ngọt ngào, Cục trưởng Cục Trồng trọt, ông Nguyễn Như Cường nhấn mạnh: "Đối diện với nhiều yếu tố bất thuận nhưng ngành nông nghiệp Nghệ An vẫn không ngừng vượt khó vươn lên, đổi lại là thành quả xứng đáng hôm nay.
Để đảm bảo thắng lợi toàn diện, đề nghị lãnh đạo địa phương đẩy mạnh công tác chỉ đạo, khẩn trương thu hoạch những diện tích lúa đã chín nhằm hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy đến".
Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt yêu cầu địa phương phải đẩy mạnh công tác chỉ đạo, khẩn trương thu hoạch những diện tích lúa đã chín. Ảnh: Việt Khánh.
'Xây' thương hiệu, tăng giá trị nhung hươu Quỳnh Lưu Nghề nuôi hươu đã xuất hiện tại huyện Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai từ nhiều năm qua. Mới đây huyện Quỳnh Lưu đã vinh dự được công nhận nhãn hiệu "Nhung hươu Quỳnh Lưu". Cần xây dựng thương hiệu sản phẩm Nghệ An được biết đến là địa phương nuôi hươu đầu tiên trong toàn quốc, trong đó, tập trung chủ yếu...