Nghệ An: Mùa xuân đi hái “lộc rừng” đăng đắng kiếm bộn tiền
Những ngày này, tại xã miền núi Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An) những người nông dân nơi đây bắt đầu bước vào vụ hái măng đắng. Hàng trăm người dân đồng bào Mông trong xã từ sáng sớm đã mang gùi, cuốc vào rừng (rừng khoanh nuôi, bảo vệ của người dân) thu hái măng đắng như là lộc rừng.
Từ việc bảo tồn, khoanh nuôi rừng và khai thác măng đắng, có nhiều hộ thu nhập mỗi năm hơn 100 triệu đồng…
Hái lộc từ rừng
Từ lâu nay, vùng đất Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An) được biết đến với các đặc sản miền sơn cước như dưa rẫy, khoai sọ, bí rẫy…Nhưng mấy năm nay, nhờ nhận khoán, khoanh nuôi bảo vệ rừng nên sản lượng măng đắng ở xã Tri Lễ ngày càng tăng, năng suất cao, chất lượng tốt.
Theo chân anh Thò Bá Dê, Bản Pà Khốm xã Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An) vào rừng thu hái măng đắng, chúng tôi không khỏi bất ngờ bởi sự bạt ngàn đến ngỡ ngàng của rừng măng đắng nơi đây. Măng đắng ở đây khác hẳn những nơi khác, búp măng to, ăn ngon và mùi măng đặc trưng không đâu có thể sánh bằng. Thường thì măng đắng bắt đầu cho thu hoạch từ tháng 12 năm trước cho đến tháng 4 âm lịch năm sau.
Anh Thò Bá Dê, Bản Pà Khốm xã Tri Lễ, huyện Quế Phong với một ngày vào rừng hái măng đắng. Ảnh: CT
Thời điểm đầu mùa, măng đắng được các thương lái lên tận bản thu mua với giá lên đến 20 ngàn đồng/kg. Anh Thò Bá Hờ cho biết, mỗi ngày vào rừng thu hái măng măng cũng kiếm được gần 1 triệu đồng.
“Thời điểm này, măng đắng đang được giá nên gia đình chúng tôi tranh thủ lên rừng hái măng. Dụng cụ hái măng rất đơn giản, chỉ cần mỗi người mang một cái gùi, cùng cuốc là vào hái. Đến khi nào gùi đầy măng là đi về thôi. Xuống đến nhà là thương lái họ đến thu mua ngay. Mỗi ngày gia đình tôi cũng kiếm được gần 1 triệu đồng” anh Thò Bá Hờ cho hay.
Video đang HOT
Trong khi đó trao đổi với Dân Việt, anh Thò Bá Dê, Bản Pà Khốm xã Tri Lễ cho biết: “Dịp ra tết Nguyên đán, nhiều bà con trong xã tranh thủ thơi gian rãnh rỗi, lại bước vào vụ măng đắng hàng trăm hộ dân nơi đây đều vào rừng hái lộc, kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Thời điểm đầu mùa giá bán tận bản lên đến 20 ngàn đồng/ kg, hiện tại giá đã xuống còn 18 ngàn đồng/kg. Mỗi ngày vào rừng chúng tôi cũng kiếm được gần 1 triệu đồng”.
Nhờ khoanh nuôi, bảo vệ rừng hiệu quả
Những năm gần đây, nhận thấy hiệu quả kinh tế từ măng đắng mang lại, thực hiện chủ trương về khoanh nuôi, bảo vệ rừng, nhiều hộ dân ở xã Tri Lễ đã biết khoanh nuôi, bảo vệ và trồng thêm cây măng đắng, cùng với các hộ: Thò Chứ Hờ, Và Bá Dê, Và Chá Tùng, Thò Nhia Thông, Và Cha Tổng thì gia đình anh Thò Dua Tếnh là một trong những hộ có nhiều diện tích cây măng đắng nhất trong xã. Mỗi năm, gia đình anh Tếnh thu nhập trên 100 triệu đồng từ loại cây này.
Rừng khoanh nuôi, bảo vệ của gia đình anh Thò Bá Dê, Bản Pà Khốm xã Tri Lễ, huyện Quế Phong có rất nhiều măng đắng. Ảnh: CT
Trao đổi với anh Thò Dua Tếnh, Bản Pà Khốm xã Tri Lễ nói: “Rừng măng đắng này đã được gia đình tôi khoanh nuôi, bảo vệ cách đây gần 20 chục năm rồi. Năm nào cũng vậy, đến mùa thu hoạch măng thường thì từ tháng Chạp năm trước đến tháng 4, tháng 5 năm sau gia đình lại bắt tay vào thu hái. Măng dễ bán lắm, thương lái thì lên tận nơi mua. Nhờ có cây măng đắng mà gia đình tôi có thêm điều kiện để trang trải cuộc sống, nuôi con cái ăn học”.
Hiện nay, diện tích măng đắng trên địa bàn xã Tri Lễ trên 30 ha, trong đó các hộ dân, chủ yếu là bản Pà Khốm tự khoanh nuôi, bảo vệ và trồng thêm là 15 ha. Số còn lại nằm ở các bản: Piếng Luống, Huổi Mới 2, Nóng 1 và Nóng 2 hơn 15 ha. Nhận thấy lợi thế từ cây măng đắng mang lại, Ban Thường vụ Hội Nông dân xã Tri Lễ đã tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã xây dựng chương trình kế hoạch và khảo sát địa bàn, chủ yếu là các bản giáp biên có rừng măng đắng, tuyên truyền, vận động bà con nhân dân khoanh nuôi, bảo vệ và trồng thêm cây măng đắng.
Cách người dân khai thác măng đắng ở xã Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An) Ảnh: CT
Trao đổi với ông Vi Văn Hời, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tri Lễ, huyện Quế Phong cho biết:” Những năm gần đây, thấy rõ hiệu quả kinh tế từ cây măng đắng mang lại, xã Tri Lễ đã chủ trương xây dựng mô hình khoanh nuôi, bảo vệ và khai thác loại cây này, vừa đảm bảo lợi ích về kinh tế vừa bảo vệ rừng. Theo thống kê thì mỗi ha măng đắng sẻ cho thu nhập ít nhất là 60 triệu đồng trở lên cho 1 vụ. Từ đó đã có nhiều hộ đồng bào Mông đã thoát nghèo, vươn lên khá giàu nhờ cây này.”.
Từ cây rừng tự nhiên, đến nay nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tri Lễ đã biết bảo vệ, khoanh nuôi và trồng thêm, tăng thu nhập cho gia đình. Măng đắng đã trở thành đặc sản của Quế Phong mà bất kỳ du khách nào có dịp lên đây đều phải thưởng thức và mua về làm quà cho người thân, bạn bè. Cây măng đắng đã và đang khẳng định được giá trị, giúp người dân xã vùng biên Tri Lễ tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống và tiến tới làm giàu từ chính loài cây rừng này.
Ông Lê Văn Giáp – Chủ tịch UBND xã Quế Phong (Nghệ An) cho hay: “Từ khi Nhà nước có chính sách chính quyền và nhân dân cùng vào cuộc bảo vệ rừng. Rừng đã được giáo khoán đến từng hộ dân, nhờ vậy mà những sản phẩm phụ của rừng được người dân khai thác, chăm sóc cũng chính những sản phẩm ấy là nguồn thu nhập chính của người dân. Chính quyền rất khuyến khích, và đầu tư cho những hộ dân nhận khoán, chăm sóc bảo vệ rừng. Còn rừng, người dân còn có thêm thu nhập từ những lâm sản phụ của nó.”
Theo Danviet
Nguyên nhân bất ngờ khiến 9X ở Nghệ An liên tiếp tự tử bằng lá ngón
Chưa đầy 4 ngày, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã liên tiếp xảy ra các vụ tử tự bằng lá ngón. Nạn nhân đều là những nam thanh niên vừa tròn 20 tuổi.
Ngày 27/12, UBND xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đang cùng gia đình tổ chức tang lễ cho một nam thanh niên tử vong nghi ăn lá ngón. Nạn nhân là anh Và Bá D. (SN 1998), trú tại bản Pà Khốm, xã Tri Lễ.
Thông tin ban đầu, vào chiều 26/12, khi trở về nhà mọi người phát hiện anh D. nằm bất tỉnh nên lập tức đưa đến trạm Y tế xã, tuy nhiên đã không còn kịp. Qua xác minh phát hiện nạn nhân có khả năng đã ăn lá ngón để tự tử. Sau đó, gia đình đã xin đưa thi thể anh D. về để tổ chức tang lễ.
Nạn nhân tử vong khi mới 20 tuổi.
Tại một diễn biến khác, tối 23/12, anh Lữ Văn H. (SN 1998), trú bản Bình Sơn 1, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An vào nhà bố mẹ vợ tại bản Huồi Lau, xã Bảo Nam, huyện Kỳ Sơn để chơi.
Đến ngày 24/12, mọi người bất ngờ phát hiện anh H. nằm bất động trong nhà, qua kiểm tra thì nạn nhân đã tử vong. Gia đình nghi ngờ anh H. đã ăn lá ngón tự tử. Do người thân không yêu cầu khám nghiệm tử thi nên cơ quan chức năng đã bàn giao thi thể cho gia đình. Được biết anh H. đã lập gia đình, có 2 con dưới 4 tuổi, hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Lá ngón mọc rất nhiều tại các huyện miền núi Nghệ An. Ảnh minh họa.
Ở Nghệ An, dường như năm nào cũng có những vụ tự tử bằng lá ngón. Đa phần nạn nhân là người đồng bào dân tộc Mông ở các huyện miền núi cao như Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong. Phần lớn nạn nhân có tuổi đời rất trẻ. Nguyên nhân dẫn đến cái chết cũng chủ yếu xuất phát từ mâu thuẫn trong tình yêu, tiền bạc hoặc gia đình.
Ông Vừ Vả Chá, Chủ tịch UBND xã Tà Cạ cho biết: "Hầu hết người Mông sống trên vùng núi cao, cách xa các bệnh viện, khi phát hiện ra thì đã quá muộn nên việc cứu chữa gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu cũng do những mâu thuẫn rất bình thường nhưng suy nghĩ nông cạn mới dẫn tới cái chết".
Đã có nhiều địa phương tổ chức phát động nhân dân triệt phá cây lá ngón nhưng hầu như đều thất bại. Bởi, các huyện miền núi cao của tỉnh Nghệ An được xem là "thánh địa" của loài cây này.
Cây lá ngón là một loại dây mọc leo, thân và cành không có lông, trên thân hơi có khía dọc. Lá mọc đối, hình trứng thuôn dài, hơi hình mác, đầu nhọn, phía cuống bóng nhẵn, dài 7-12cm, rộng 2,5-5,5cm.
Thành phần có thể giết người trong loại cây này là các alkaloid chứa trong toàn bộ cây, độc tính giảm dần theo thứ tự rễ, lá, hoa, quả và thân cây. Alkaloid trong lá ngón được hấp thu rất nhanh qua đường tiêu hóa chỉ từ 5-30 phút. Thời gian tử vong trung bình từ 1-7,5 giờ.
Theo nguoiduatin
Được mùa dưa rẫy quả to, đặc ruột, giòn sần sật, bản Mông lãi to Dưa rẫy quả to, cùi dày, đặc ruột, ăn giòn ngọt là đặc sản của người dân các bản người Mông ở huyện Quế Phong. Mùa dưa rẫy năm nay, bà con phấn khởi vì dưa được mùa, được giá. Dưa rẫy được đồng bào Mông ở bản Pà Khốm, xã Tri Lễ (Quế Phong) trồng xen với lúa, ngô trên nương rẫy....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Triệu tập thanh niên hô "mày biết tao là ai không" rồi đánh bác sĩ

Nam thanh niên bị hất tung lên không trung sau cú đâm vào ô tô con

Tìm thấy 2 người mất tích trong vụ tàu cá bị chìm ở Bình Thuận

Vụ cháy nhà 3 người chết ở TPHCM: Phó Thủ tướng chỉ đạo sớm làm rõ nguyên nhân

Đề nghị kỷ luật cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh

Thông tin mới vụ 37 người nhập viện sau ăn bánh mì trên đường đi Đầm Sen

Cháy nhà, 3 người chết ở TPHCM: Bác sĩ đến sớm nhưng không thể cứu nạn nhân

Hải phòng một ngày xảy ra 3 vụ tai nạn giao thông khiến 1 người tử vong

Vụ chuyển nhầm 427 triệu đồng cho người nghi đã mất: Các bên phải làm gì?

"Tiktoker giang hồ" làm giám khảo: Không thể chấp nhận nổi!

Kè chống xói lở hơn 3 tỷ đồng mới đưa vào sử dụng đã vỡ tan hoang

Giáo viên tiểu học bị đình chỉ công tác sau khi tát học sinh 9 lần
Có thể bạn quan tâm

Căn bệnh hiểm khiến bé gái 14 tuổi bỗng la hét, tự cắn lưỡi và bóp cổ mình
Sức khỏe
Mới
Đặc phái viên Nga sắp đến Washington để đàm phán với giới chức Mỹ
Thế giới
2 phút trước
Ra mắt quá ấn tượng trên Steam, tựa game này vượt mặt luôn đối thủ "huyền thoại" trong ngày đầu
Mọt game
5 phút trước
Truy nã gã trai xâm phạm mồ mả, hài cốt tại quán hát ở Hà Nội
Pháp luật
56 phút trước
Quyền Linh tiếc nuối khi mẹ đơn thân từ chối hẹn hò, bật khóc nói lý do
Tv show
58 phút trước
Linh Phi nói lý do chọn gác sự nghiệp làm hậu phương cho diễn viên Quang Tuấn
Sao việt
1 giờ trước
Cha tôi, người ở lại - Tập 21: Nguyên định chuyển ra ngoài ở
Phim việt
1 giờ trước
Đã đến lúc phải thừa nhận, G-Dragon không còn như xưa!
Nhạc quốc tế
1 giờ trước
Tháng 4, hãy dùng 3 loại thịt này nấu các món ăn giúp tăng cường miễn dịch, tốt cho não và giảm bốc hỏa
Ẩm thực
2 giờ trước
Phim Hàn chưa chiếu đã hot rần rần: Dàn cast đẹp hơn cả nguyên tác, cặp chính là "thánh visual" hàng đầu showbiz
Hậu trường phim
2 giờ trước