Nghệ An lo người dân miền núi bần cùng hóa
Không có đất sản xuất, tình trạng bán đất rừng, hệ lụy của các công trình thủy điện… khiến đời sống người dân miền núi hết sức khó khăn. Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu – Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An cho rằng nếu không có giải pháp căn cơ sẽ dẫn đến người dân miền núi ở Nghệ An càng ngày càng bần cùng hóa.
Tại phiên thảo luận tổ Kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVII chiều ngày 18/6, nhiều đại biểu đã tập trung phản ánh những khó khăn mà người dân miền núi Nghệ An đang phải trải qua.
Đại biểu huyện Kỳ Sơn Lô Minh Hoạt cho rằng cần giao đất rừng do ban quản lý rừng phòng hộ quản lý nhưng không có rừng cho người dân để họ có đất sản xuất.
Theo đại biểu huyện Kỳ Sơn, diện tích tự nhiên của huyện này lớn nhất tỉnh tuy nhiên diện tích đất được giao cho các hộ dân lại chiếm rất ít. “Người dân trong huyện chỉ được giao 17.000 ha đất để sản xuất là không đủ trong khi đó có tới hơn 41.000 đất rừng thuộc các rừng phòng hộ nhưng lại không còn rừng. Đất rừng mà không có rừng thì đề nghị giao cho người dân sử dụng để sản xuất.
Việc không có đất sản xuất khiến người dân, đặc biệt là thanh niên phải rời quê hương đi làm ăn. Hiện toàn huyện Kỳ Sơn có hơn 5.000 thanh niên không có mặt tại địa phương, nhiều bản làng trắng thanh niên”, ông Lô Minh Hoạt đại biểu huyện Kỳ Sơn cho biết.
Hiện ở Kỳ Sơn, 1 khối cát lên đến 600 nghìn đồng, đối với người dân miền núi thì số tiền này không nhỏ, trong khi đó tại chỗ không có mà phải xuống huyện Anh Sơn để mua.Một vấn đề nữa khiến đại biểu huyện miền núi này trăn trở chính là vật liệu để xây dựng nhà cửa cho người dân. Hiện Chính phủ đang cấm rừng nên người dân không thể khai thác gỗ để làm nhà. Trong khi đó, tỉnh lại không cho khai thác cát nên người dân không có vật liệu để xây dựng nhà cửa.
Cử tri các huyện Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn phản ánh quy hoạch rừng phòng hộ lấy đất quá rộng, trong khi đó dân không có đất sản xuất. Thẩm quyền để phê duyệt quy hoạch này là của UBND tỉnh Nghệ An. Trong đó có UBND cấp huyện có tham gia bàn bạc, thảo luận, Sở NN&PTNN thống kê, trình bày quy hoạch. Hoàn thành quy hoạch ở cơ sở mới chuyển ra cấp Trung ương, Bộ NN&PTNT phê duyệt.
Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu: cần có biện pháp giải quyết căn cơ tình trạng người dân bán đất lâm nghiệp nếu không người dân càng ngày càng bần cùng hóa.
“Tôi đề nghị các huyện điều tra cho kỹ, đừng để tình trạng dân chúng ta sống ở đấy hàng nghìn đời mà bây giờ không có đất sản xuất. Không có đất sản xuất, không có tư liệu sản xuất thì người dân lấy gì mà sinh sống?”, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu nói.
Một vấn đề nhức nhối hiện nay ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An là tình trạng bán đất lâm nghiệp diễn ra nhiều. Theo số liệu thống kê của Công an tỉnh Nghệ An thì riêng 5 huyện Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Con Cuông và Tương Dương đã có 1.243 hộ dân bán đất lâm nghiệp với tổng số 8.577 ha. Việc mua bán, chuyển nhượng này không thông qua chính quyền địa phương nên không quản lý được.
Video đang HOT
Việc mua bán đất lâm nghiệp sẽ dẫn đến tình trạng người dân không có đất sản xuất, trong khi đó người mua sẽ phá rừng để trồng mới dẫn đến hệ lụy dân sẽ phá rừng để có đất sản xuất – một vòng luẩn quẩn mà người dân miền núi khó thoát khỏi.
“Chúng ta cần kiểm tra lại số liệu này để tập trung xử lý một cách căn cơ nếu không người dân chúng ta càng ngày càng bần cùng hóa”, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu trăn trở.
Các đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An kiến nghị cần có cơ chế phù hợp để nâng cao đời sống cho người dân miền núi.
Nâng cao đời sống cho người dân miền núi là kiến nghị của nhiều đại biểu tại cuộc thảo luận tổ. Nhiều chính sách hỗ trợ người dân miền núi phát triển sản xuất, nâng cao mức sống đã được triển khai nhưng chưa thực sự phù hợp và chưa đưa lại hiệu quả như mong muốn.
Chủ tịch UBND huyện Quế Phong Lê Văn Giáp bức xúc: Đồng bào đã nghèo, không có vốn, sản xuất trên vùng đất cằn cỗi, chờ đợi giống hỗ trợ thì nhận con trâu, con bò vào mùa rét, trâu bò phát triển kém. Nhận cây giống thì đã qua mất mùa gieo trỉa, cây giống không cho năng suất.
“Việc hỗ trợ giống chỉ phát huy hiệu quả khi nó không chỉ đến đúng đối tượng mà phải đúng mùa vụ. Đề nghị cần nghiên cứu để ban hành quy trình hỗ trợ giống cho đồng bào nghèo một cách hiệu quả nhất”, đại biểu Lê Văn Giáp kiến nghị.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Hà Tĩnh: Mưa lớn đường phố thành sông, dịch vụ cẩu xe hốt bạc
Cơn mưa lớn suốt buổi sáng và đầu giờ chiều ngày (16.7) tại Hà Tĩnh đã khiến nhiều tuyến đường ở TP.Hà Tĩnh ngập sâu trong nước. Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính vẫn là hệ thống thoát nước đô thị quá kém.
Mưa lớn đã khiến nhiều tuyến đường phố biến thành sông, các phương tiện giao thông di chuyển hết sức khó khăn và dịch vụ cẩu xe ôtô bị ngập nước trở thành hàng "hot".
Dưới đây là một số hình ảnh người dân Hà Tĩnh khốn khổ chống chọi với cơn mưa diễn ra vào sáng và đầu giờ chiều nay:
Mưa lớn diễn ra trên diện rộng khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP Hà Tĩnh đã bị ngập sâu trong nước khiến người dân đi lại cực kỳ khó khăn.
Hầu hết các tuyến đường bị ngập rất sâu một phần do mưa lớn, phần vì hệ thống thoát nước đô thị quá kém.
Mưa lớn làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt người dân.
Mưa ngập đường phố, nước tràn vào nhà dân.
Mưa diễn ra nhiều giờ, nhiều tuyến đường bị ngập khiến người điều khiển xe ô tô phải tìm nơi "lẩn trốn".
Mưa ngập đường khiến nhiều phương tiện xe máy, ôtô chết máy và phải đẩy bộ.
Nhiều ôtô bị ngập nước chết máy và phải nhờ đến đội quân xe cẩu.
Dịch vụ cẩu xe do ngập nước tại TP. Hà Tĩnh trở thành dịch vụ "hot", kiếm bội tiền.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn, do nằm trong vùng bị ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới nên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to.
Tại Nghệ An, thời tiết cũng đang xảy ra với nhiều diễn biến phức tạp. Mưa lớn gây sạt lở làm một lượng đất đá lớn từ ta luy Quốc lộ 7 (đoạn eo vực Bồng, xã Bồng Khê, huyện Con Cuông) bất ngờ đổ sập xuống khiến tuyến đường bị chia cắt. May mắn, vụ sạt lở không gây thiệt hại về người.
Khoảng 6h20 ngày 16.7, mưa lớn khiến một tảng đá ước tính với khối lượng khoảng 35m3 sạt lở chắn ngang đường quốc lộ gây ách tắc giao thông nhiều giờ liền.
Công tác cứu hộ cứu nạn được các cơ quan chức năng nhanh chóng triển khai và thông tuyến đường.
THÂN BA
Theo Laodong
Nghệ An: Mưa lớn sạt lở, Quốc lộ 7 bị ách tắc Vào khoảng 6h20 phút sáng 16.7, tại khu vực eo Vực Bồng xã Bồng Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An) đã xảy ra sạt lở đất đá xuống Quốc lộ 7 với khối lượng khá lớn, gây ách tắc giao thông trên tuyến đường này nhiều giờ. Nhiều ngày nay, trên địa bàn Nghệ An có mưa lớn, gây ra ngập lụt cục...