Nghệ An: Kỹ sư 9X bỏ phố về trồng dưa lưới, bán 45.000 đồng/kg, làm 2 vụ bỏ túi gần 250 triệu
Tốt nghiệp trường Đại học Vinh, Lê Cảnh Hiếu, SN 1990, xã Nam Anh, huyện Nam Đàn ( tỉnh Nghệ An) có công việc phù hợp, mức lương ổn định ở Hà Tĩnh là niềm mơ ước của nhiều người.
Kiến thức học được ở nhà trường, chàng trai trẻ quyết định bỏ phố về quê lập nghiệp bằng mô hình dưa lưới mang lại thu nhập tiền tỷ.
Tốt nghiệp chuyên nghành khuyến nông và phát triển nông thôn tại Đại học Vinh, chàng trai trẻ Lê Cảnh Hiếu được đi thực tập sinh nông nghiệp tại Israel theo chương trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Khi về nước, anh có công việc phù hợp và mức lương ổn định tại Công ty giống cây trồng ở Hà Tĩnh nhưng anh Lê Cảnh Hiếu lại quyết định trở về quê để lập nghiệp, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Kỹ sư 9X Lê Cảnh Hiếu bên mô hình dưa lưới của mình. Ảnh: PV
Anh Lê Cảnh Hiếu, cho biết: “Là con nhà nông, nên từ nhỏ tôi đã thích gắn bó với ruộng đồng. Thấy bà con ở quê mình làm lụng vất vả năng xuất thấp, hiệu quả mang lại không cao nên tôi quyết định theo học chuyên nghành khuyến nông (Trường Đại học Vinh) để sau này trở về làm giàu trên chính quê hương của mình và có thể hỗ trợ bà con về kỹ thuật nuôi trồng”.
Video đang HOT
Giống dưa lưới Ab Sweet Gold được anh Hiếu áp dụng trồng phát triển tốt, trĩu quả. Ảnh: PV
Dám nghĩ, dám làm, năm 2016, anh Lê Cảnh Hiếu mạnh dạn thầu 1,5 ha đất thuê lại từ đất 5% nông nghiệp khô cằn, khó sản xuất của xã Nam Anh (Nam Đàn) và đầu tư hơn 400 triệu để trồng hơn 2.200 gốc giống dưa lưới Ab Sweet Gold trong nhà màng có diện tích 1.000m2 và hơn 200 gốc ổi lê Đài Loan.
Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao từ dưa lưới, tự tin hơn về kỹ thuật chăm sóc. Đầu năm 2019, anh Hiếu đã xây dựng thêm 1.000m2 nhà màng để trồng thêm 2.200 gốc dưa lưới Ab Sweet Gold.
Anh Lê Cảnh Hiếu đang chăm sóc vườn dưa lưới của mình. Ảnh; PV
Theo anh Hiếu, giống dưa lưới Ab Sweet Gold có khả năng kháng bệnh tốt, độ đường cao, thịt trái giòn, phù hợp với thị hiếu, khẩu vị của người Việt nam. Mỗi năm, dưa lưới được gia đình anh trồng 2 vụ, bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 7(Al). Đến khi xuất bán dưa có trọng lượng từ 1,4-1,8kg/quả, giá bán tại vườn giao động từ 40.000-45.000 đồng/kg.
Hiện nay, anh Hiếu trồng 2 vụ dưa lưới/năm, áp dụng đúng kỹ thuật, chăm sóc tốt, một năm thu được khoảng 12-14 tấn dưa, trừ chi phí, anh Lê Cảnh Hiếu bỏ túi hơn 250 triệu đồng/năm.
Vườn dưa lưới mướt màu xanh, trĩu quả. Ảnh; PV
“Dưa lưới là là giống cây dễ trồng, ít sâu bệnh, mang lại thu nhập cao cho người chăm sóc. Chúng phát triển tốt nhất vào những mùa có khí khí hậu nóng khoảng từ tháng 2 đến tháng 7(Al). Cây dưa lưới phát triển tốt thường cho ra khoảng 5-6 quả, nhưng tôi chỉ giữ lại 1 quả/cây để quả đó có được sự phát triển và chất lượng tốt nhất” – anh Hiếu bật mí.
Anh Lê Cảnh Hiếu còn trồng thêm 200 gốc ổi lê Đài Loan, giống ổi năng suất cao, cho quả quanh năm, mỗi ngày anh Hiếu suất bán ra thị trường khoảng 45 – 50kg ổi với giá bán 15.000-160.000 đồng/kg, trừ chi phí, ổi lê Đài Loan mang về cho anh Hiếu khoảng 150 triệu đồng/năm.
Mô hình trồng dưa lưới của kỹ sư 9X được đầu tư, xây dựng hiện đại. Ảnh: PV
Ngoài ra, anh Hiếu còn đào ao với diện tích hơn 400m2 nuôi cá rô phi, cá trắm cỏ… Thức ăn của cá là các loại rau cỏ được anh Hiếu tận dụng ở trong vườn. Mỗi năm, gia đình anh Lê Cảnh Hiếu thu hoạch được khoảng 4 – 5 tấn cá các loại, giá bán 25.000 – 26.000 đồng/kg cá rô phi, 45.000 – 50.000 đồng/kg cá trắm cỏ, trừ chi phí anh Hiếu thu về khoảng 70 – 80 triệu đồng/ năm.
Vườn na của anh Hiếu cũng đã cho quả. Ảnh; PV
Trao đổi với PV Báo điện tử DANVIET.VN, ông Trần Văn Quyết – Bí Thư Đoàn xã Nam Anh, cho biết: “Đồng chí Lê Cảnh Hiếu là một Đoàn viên trẻ, năng nổ, tích cực trong các hoạt động của chi đoàn xã. Mô hình trang trại của đồng chí Hiếu đầu tiên của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế tại địa phương mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thời gian tới Đoàn thanh niên xã Nam Anh sẽ có kế hoạch nhân rộng mô hình này, để cho các đoàn viên, thanh niên trong xã đến học tập, phát triển kinh tế tại địa phương”.
Gần 13.600 ha diện tích cây trồng của tỉnh Nghệ An bị hạn
Những diễn biến phức tạp khó lường của thời tiết, nắng nóng kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp mà còn đe dọa đến an toàn, tính mạng của người dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai do Thiếu tướng Trần Văn Nam, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển làm trưởng đoàn cùng lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An kiểm tra hồ chứa nước Ba Khe, xã Thượng Tân Lộc, huyện Nam Đàn (Nghệ An).
Ông Nguyễn Văn Đệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An cho biết: Hiện Nghệ An có 13.591 ha diện tích các loại cây trồng bị hạn, thiếu nước, trong đó diện tích lúa 10.583 ha, đặc biệt có khoảng 4.500 ha lúa bị hạn nặng.
Trước tình hình trên, UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các ngành, địa phương trong tỉnh thực hiện công tác phòng chống thiên tai với 13 giải pháp cụ thể phù hợp đặc điểm, tình hình, đời sống dân cư, sản xuất cho 3 vùng: Ven biển; trung du, đồng bằng và vùng miền núi cao.
Ông Nguyễn Văn Đệ cho rằng, để đối phó với sự biến động của thời tiết, chủ động phòng, chống thiên tai, tỉnh Nghệ An đặc biệt quan tâm, thực hiện nghiêm túc theo phương châm: "Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả, trong đó lấy phòng là chính".
Để từng bước khống chế diện tích hạn hán, UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo ngành nông nghiệp phối hợp với các nhà máy thủy điện Bản Vẽ, Khe Bố, Chi Khê điều tiết liên hồ chứa theo quy định vận hành hồ chứa để cấp nước cho hạ du, đảm bảo nhu cầu phục vụ sản xuất, dân sinh. Chỉ đạo tưới tiết kiệm nước, tập trung chỉ đạo tưới luân phiên. Lắp đặt các trạm bơm nhỏ, dã chiến. Xây dựng đập mềm, đập tạm; thực hiện công tác tuyên truyền...
Trong 6 tháng đầu năm 2020, mặc dù đại dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn tới đời sống, sản xuất của người dân nhưng ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An vẫn có bước phát triển, tăng trưởng 4,98%, cao hơn so với năm ngoái.
Trước tình hình hạn hán tại các tỉnh miền Trung, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với bộ, ngành, địa phương có liên quan tập trung chỉ đạo, khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó, hỗ trợ nhân dân tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa phòng, chống hạn.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu khẩn trương hỗ trợ Nghệ An chống hạn Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với bộ, ngành, địa phương có liên quan tập trung chỉ đạo, khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó, hỗ trợ nhân dân tỉnh Nghệ An và tỉnh Thanh Hóa phòng, chống hạn. Ảnh minh họa: P.V Văn phòng Chính phủ vừa ban...