Nghệ An: Khởi tố một giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp
Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên H.Hưng Nguyên (Nghệ An) bị khởi tố vì sai phạm trong quản lý tài chính.
Ngày 30.3, thông tin từ Công an H.Hưng Nguyên cho biết, cơ quan này vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Lê Thị Dung (51 tuổi), Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên H.Hưng Nguyên, để điều tra về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Cơ quan chức năng khám xét nơi làm việc của bà Dung. Ảnh CÔNG AN H.HƯNG NGUYÊN CUNG CẤP
Trước đó, theo kết luận thanh tra của UBND H.Hưng Nguyên, tại trung tâm này đã xảy ra nhiều sai phạm trong quản lý, điều hành về hành chính và thu chi tài chính.
Cụ thể, hồ sơ kế toán của trung tâm này chênh lệch so với thực tế hàng trăm triệu đồng; Cho thuê trụ sở làm việc trên diện tích thuộc tài sản công (giá thuê 84 triệu đồng/năm) khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Thu tiền học tiếng Anh của học sinh nhưng không lập dự toán thu chi và số buổi học cụ thể; Không thực hiện đúng các hạng mục công trình dự toán đã lập, niêm yết, bàn bạc thống nhất với phụ huynh học sinh và phê duyệt của Phòng Giáo dục từ đầu năm học; Thực hiện chế độ miễn, giảm học phí đối với học sinh thuộc đối tượng hộ nghèo và cận nghèo không đúng quy định.
Thanh tra yêu cầu thu hồi hơn 174 triệu đồng tiền cho thuê đất, thanh toán trùng, thanh toán không đúng quy định, thanh toán tiền thừa giờ không đúng thực tế và thanh toán phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo trái quy định; đồng thời xử lý trách nhiệm đối với tập thể và các cá nhân sai phạm, trong đó có Lê Thị Dung.
Biết chồng thiểu năng mà vẫn lấy, người đàn bà ăn cơm thừa canh cặn, tất bật nuôi 5 người
Cô Lê Thị Dung (1959) ngày ngày tần tảo bán nước chè ở vỉa hè. Một mình nuôi chồng và hai con thiểu năng, cô còn là điểm tựa của mẹ già gần 90 tuổi
Với nhiều người, khi hoàn cảnh khó khăn ập tới, cố gắng vượt qua, đó là chấp nhận số phận. Nhưng đối với cô Dung, sẵn sàng kết hôn với một người thiểu năng, gánh vác cả gia đình khó khăn, đó lại là một sự lựa chọn.
"Một cổ bốn tròng" của người phụ nữ tần tảo
4 rưỡi sáng, khi phố phường Hà Nội còn chìm trong bóng tối, một góc nhỏ đường Hồng Hà (Q. Hoàn Kiếm) đã sáng rực bởi ánh lửa đỏ. Đó là ánh lửa mưu sinh của cô Lê Thị Dung (1959) - người phụ nữ một mình nuôi hai con, chồng bị thiểu năng và mẹ già gần 90 tuổi.
Video đang HOT
Cùng ánh lửa đỏ ở góc bếp tự dựng ven đường, căn nhà "đất Hà Nội" nhỏ hẹp, chật chội xếp đầy đồ sinh hoạt cũng sáng lên chút ít. Ở đó, có chú Thành (1965, chồng cô Dung) đã ngồi trước nhà từ khi nào.
Mặt chú tươi cười, không nói được nhưng trong vô thức, chú mời chúng tôi vào nhà dẫu chẳng biết chúng tôi là ai và đến từ đâu. Trong góc bếp, người phụ nữ tần tảo đang cần mẫn rửa từng lá chè tươi, chuẩn bị để bán hàng nước.
Chồng và con trai thứ hai của cô Dung
Ngày quyết định lấy người chồng bị thiểu năng, cô Dung như chấp nhận "số phận" vận vào người. "Duyên phận đã vậy, với thương, nên biết làm sao được", cô tâm sự. Sinh ra hai người con trai, gia đình được góp thêm niềm vui, hạnh phúc. Nhưng đây cũng là những chuỗi dài nối tiếp khó khăn cho hoàn cảnh của người phụ nữ này.
Người con đầu không được thông minh, người con thứ hai bị thiểu năng trí tuệ hoàn toàn. Nuôi ba bố con bị bệnh cùng mẹ chồng già yếu đã 88 tuổi, cuộc sống cô Dung đã nhiều lần đi vào bế tắc.
Con đầu của cô sau khi học hết lớp 9 cũng đã biết đi làm, thỉnh thoảng cũng đỡ đần được giúp mẹ. Còn Nguyễn Công Đức (1996), là con trai thứ hai của cô Dung, đến nay tâm chí vẫn như một đứa trẻ ba tuổi, lúc nào cũng chỉ biết "ú ớ" chờ được mẹ chăm sóc.
Nhiều lúc bỏ đi, Đức còn khiến cả nhà lo lắng phải đi tìm. Nhiều lúc lên cơn ương ngạnh, cả gia đình cũng phải bất lực đứng nhìn và chờ đến khi Đức bình tĩnh lại. " Mỗi lần như thế, cháu lại phá phách, ném đồ. Ai nó cũng đánh tất, bà cũng đánh, bố cũng đánh, người ngoài cũng đánh. Đến khi bình tĩnh lại thì thôi", cụ Vũ Thị Nhịp (mẹ chồng cô Dung) kể lại.
Đã từ lâu, mọi người khuyên nhủ cô nên gửi con đến trung tâm chăm sóc người thiểu năng trí tuệ. Nhưng đến nay, cô vẫn không nỡ xa người con trai kém may mắn: "Nhiều lúc đúng là bực thật, nhưng cô thấy thương lắm. Thỉnh thoảng nó quậy phá thôi, chứ những lúc bình thường thì ai cũng bảo ngoan.
Đức cũng không biết gì, gửi đi như vậy không biết sống thế nào. Thương, nhớ lắm chứ. Mà gửi đi như vậy tốn 3 triệu một tháng, con số thật sự lớn với sức cô". Chính vì vậy, đã từ lâu cô vốn xác định tinh thần mà quyết định nuôi nấng "đứa trẻ" này đến già.
Nói chuyện với cô Dung được một lúc, quay sang đã thấy cô rửa xong rổ chè, chuẩn bị nấu bún làm bữa sáng cho mẹ già và hai bố con. Tiếng cười khanh khách từ tầng trên vọng xuống, cô vẫn liền tay khuấy đều nồi bún đang bốc khói nghi ngút và nói: " Thằng con trai cô nó dậy rồi đấy".
Mưu sinh khi trời còn chưa sáng
Cái bếp củi nhỏ đơn sơ vẫn bập bùng cháy, cụ Nhịp tay run run nhóm từng que củi để giữ lửa. Giữa không gian mới tờ mờ sáng, cụ đã nấu phụ cô Dung đã được mấy ấm nước. " 2 giờ sáng tôi đã bị dậy rồi, tuổi già, không ngủ được nhiều. Được cái tôi vẫn đi lại bình thường, nhưng chỉ còn một mắt sáng, mắt còn lại đã kém lắm rồi", cụ vừa nói vừa xoa mu bàn tay trái nổi gồ lên gân guốc.
ADVERTISING
iTVC from Admicro
Thương con dâu vất vả, hàng ngày cụ vẫn ngồi ở góc bếp nhóm lửa nấu nước. Ngày khô thì nấu dễ, nhưng ngày mưa ẩm thấp, lại nấu rất lâu và khó. Còn ngày mưa lớn quá, chị Dung đành nấu bằng bếp ga, bếp điện.
Theo cụ Nhịp, nấu bằng bếp củi tiết kiệm được rất nhiều chi phí nhiên liệu. Người dân quanh đây biết được hoàn cảnh nên có bàn, ghế, bìa carton... bỏ đi đều đem đến cho. Từ đó, chi phí buôn bán cũng đỡ đần được phần nào.
Mấy chục năm nay, gia đình sống nhờ nghề bán trà đá vỉa hè của cô Dung. Bất kể ngày nắng, mưa hay ngày lạnh, nóng; chưa một ngày nghỉ ngơi, cô vẫn ngồi trên vỉa hè đường Hàm Tử Quan, phường Chương Dương bán hàng. Ngồi bán cả ngày, cô chỉ lời được từ 50.000 đến 70.000 đồng.
Theo cô chia sẻ, cô bén duyên được với nghề bán trà này từ khi bố chồng cô truyền lại "bí kíp" pha trà ngon, bởi ông vốn là một người rất yêu và am hiểu về trà. Tuy nhiên, cô Dung về làm dâu được ba năm, thì bố chồng mất, để lại cho cô nghề kiếm sống đến tận ngày hôm nay.
Hàng ngày, những người đến với góc bán trà cô Dung đa phần đều là khách quen. Họ biết và thương cô, thích món trà mà cô tận tay chế biến. Và đôi khi ở góc phố đó, đều là những con người vất vả mưu sinh giống như cô. Hiểu được những nỗi khổ của nhau, người này mua giúp người kia, thế là bán được hàng.
Sau khi chuẩn bị xong xuôi, cô Dung bỏ qua bữa ăn sáng vì "quen rồi" và xách nước ra góc phố quen thuộc. Chưa bán được cốc nào, cô đã rót cho từng người ngồi cùng dãy, mỗi người một cốc. Có người đưa tiền, có người thiếu thốn, cô sẵn sàng mời không suy nghĩ.
Nhận xét về người bạn cùng ngồi mưu sinh ngay bên cạnh mỗi ngày, cô Phạm Thị Dần (phường Phúc Tân, Q. Hoàn Kiếm) chia sẻ: "Nhà Dung khổ lắm. Vừa chăm sóc mẹ chồng, vừa chồng, vừa con bệnh. Dù thế nhưng Dung là người hiền hòa, tốt với mọi người ở đây. Dung đã khổ rồi, nhưng còn thương cả người nghèo nữa. ".
Đức thỉnh thoảng vẫn hay theo mẹ đi bán nước, nhiều hôm còn chạy ra sớm hơn cả mẹ. Buổi trưa, cô lại để hàng ở vỉa hè, nhờ mọi người trông giúp, tranh thủ về nhà để chuẩn bị bữa trưa cho mẹ già, chồng con. Về tối, cô phải dọn hàng sớm vì ở nhà còn tận ba người cần chăm sóc.
Cô Hường (phường Chương Dương, Q. Hoàn Kiếm) là người dân khu vực và quen biết những người buôn bán như chị Dung cũng không ngại nhận xét: "Bà Dung này thì cả cái phường Chương Dương đều biết. Cơm thừa canh cặn, cái gì cũng ăn. Nên mọi người thương bà ý lắm, có gì cũng cho".
Xong, cô chỉ về hướng con trai chị Dung, người đang ngây ngô ngồi cạnh mẹ mà chép miệng: "Đấy! Trông có khổ không".
Hơn 30 tỷ đồng hỗ trợ quà Tết cho hộ nghèo, cận nghèo tại Quảng Ngãi Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa thống nhất việc sử dụng nguồn Qũy Cứu trợ tỉnh để chăm lo Tết cho hộ nghèo, cận nghèo bị ảnh hưởng bão lụt năm 2021 trên địa bàn theo đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh. Theo đó, các hộ nghèo sẽ được nhận số tiền 600 ngàn đồng/hộ và...