Nghệ An gửi 166 sản phẩm tới Bộ Nông nghiệp chấm điểm, gắn sao
Nghệ An là địa phương có rất nhiều sản phẩm đặc sản truyền thống, cần được khôi phục, phát triển thành hàng hóa, mang lại nguồn thu nhập cho người dân. Thực hiện Đề án “Chương trình Quốc gia mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến cuối tháng 7, Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh đã khảo sát thống kê toàn tỉnh có 166 sản phẩm gửi Bộ Nông nghiệp – PTNT chấm điểm, gắn sao.
Dưới đây là một số sản phẩm đại diện cho các địa phương đã được văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh gửi ra Bộ Nông nghiệp – PTNT chấm điểm, gắn sao.
Sản phẩm giấy dó do bà con xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc sản xuất. Sản phẩm này dùng để cuốn hương trầm và bọc cá, hiện đang được nhiều gia đình ở Nghi Phong sản xuất. Trong ảnh: Gia đình ông Vương Văn Tâm, xóm Phong Phú sản xuất 50 tờ giấy dó/ngày. Ảnh: Quang An
Nghề đan lát ở xã Nghi Thái, Nghi Lộc được công nhận là làng nghề. Có 10/11 xóm làm nghề này, thu hút hơn 1.300 lao động tham gia. Đây là ngành tiểu thủ công nghiệp phát triển chính của xã, cho thu nhập ổn định. Ảnh: Quang An
Mật ong rừng của xã Chi Khê, huyện Con Cuông. Ảnh: Xuân Hoàng
Sản phẩm cam Minh Thành – Yên Thành, mỗi năm sản xuất, cung ứng ra thị trường 400 tấn quả chất lượng cao.
Sản phẩm nhút Thanh Chương được sản suất theo kinh nghiệm truyền thống, đang được khách hàng ưa chuộng.
Video đang HOT
Sản phẩm nồi đất Trù Sơn – Đô Lương vẫn còn được người tiêu dùng sử dụng hiện nay. Ảnh: Xuân Hoàng
Chanh leo xã Tri Lễ, Nậm Giải, Nậm Nhoóng huyện Quế Phong, mỗi năm sản xuất gần 2,6 nghìn tấn quả, doanh thu trên 25 tỷ đồng/năm. Ảnh: Xuân Hoàng
Hương vòng là sản phẩm đặc trưng của xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu. Tại địa phương có hơn 40 nhân công thường xuyên làm nghề này. Mặt hàng được nhập đi khắp các tỉnh thành trên cả nước. Ảnh: Quang An
Dệt thổ cẩm tại làng nghề Hoa Tiến, xã Châu tiến, huyện Quỳ Châu. Mỗi năm làng nghề sản xuất gần 2 nghìn sản phẩm các loại. Ảnh: Xuân Hoàng
Nước mắm Ngư Hải, đặc sản làng nghề Cửa Hội. Ảnh: Quang An
Sản phẩm lạc rất nổi tiếng tại xã Diễn Thịnh, Diễn Châu. Đây là mặt hàng nông sản chủ lực của địa phương, xuất khẩu đi nước ngoài. Ảnh: Quang An
Tôm nõn là mặt hàng tiêu biểu của xã Diễn ngọc, Diễn Châu. Tại đây tập trung nhiều cơ sở chế biến, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động vùng biển. Ảnh: Quang An
Huyện rẻo cao Kỳ Sơn có 3 sản phẩm: Chè tuyết san của Tổng đội TNXP 8, Tổng đội TNXP 10 và gừng của xã Na Ngoi
Trứng vịt được sản xuất tại gia đình anh Võ Hữu Nhỏ, xã Bảo Thành, huyện Yên Thành. Ảnh: Xuân Hoàng
Chăn nuôi bò sữa nguyên liệu tại HTX Nghĩa Hợp, xã Nghĩa Hợp, huyện Tân Kỳ, mỗi năm HTX sản xuất 621 tấn sữa cung cấp sữa nguyên liệu cho Công ty sữa Vinamilk. Ảnh: Xuân Hoàng
Theo Xuân Hoàng – Quang An (Báo Nghệ An)
Nuôi thỏ bán cho Nhật Bản, dân nhanh giàu
Nhiều hộ nông dân muốn nuôi nhiều thỏ bán cho Nhật Bản để nhanh giàu. Nhưng không phải ai cũng đủ vốn liếng để đầu tư, mở rộng. Với mức cho vay Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) "khủng" lên đến 100 triệu đồng/hộ, nông dân nuôi thỏ ở xã Phú Hòa, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã đầu tư, mở rộng quy mô, liên kết tạo thành vùng sản xuất hàng hóa lớn, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đi Nhật.
Nuôi thỏ bán đi Nhật
Gia đình chị Nguyễn Thị Hường ở thôn Phú 1 có quy mô nuôi thỏ lớn nhất xã. Chị Hường cho biết: "Năm 2015, tôi bắt đầu nghề nuôi thỏ với 20 con thỏ sinh sản. Sau một thời gian, tôi thấy nuôi thỏ vừa đơn giản lại cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, vốn đầu tư nuôi thỏ không hề nhỏ mà tôi lại thiếu vốn. Rất may, đầu năm 2017, tôi được Quỹ HTND tỉnh Bắc Ninh cho vay 100 triệu đồng nuôi thỏ".
Được vay vốn Quỹ HTND mức tối đa 100 triệu đồng/hộ, nhiều hộ nuôi thỏ ở xã Phú Hòa đã có điều kiện mở rộng quy mô, tăng thu nhập. Ảnh: Thu H
Nhờ liên kết, tạo thành vùng sản xuất thỏ tập trung, HTX đã ký kết hợp đồng bao tiêu với Công ty Dược phẩm Nippon Zonki Nhật Bản với giá bán ra 178.000 đồng/con thỏ, mỗi con có trọng lượng từ 2,3 - 2,5 kg. Nhờ nuôi thỏ xuất đi Nhật, trừ hết mọi chi phí, gia đình tôi lãi hơn 20 triệu đồng/tháng". Hộ vay Nguyễn Thị Lâm
Cùng với vốn của nhà, gia đình chị Hường đã đầu tư 2 khu nuôi thỏ sinh sản và thương phẩm. "Với diện tích 100m2 khu nuôi thỏ sinh sản và 150m2 khu nuôi thỏ thương phẩm (thỏ thịt), gia đình tôi đã đầu tư khoảng 500 triệu đồng. Đến nay, đàn thỏ phát triển lên 100 con thỏ sinh sản và hơn 1.000 thỏ thương phẩm. Đây là 1 trong những cách chăn nuôi làm giàu, cách làm giàu từ chăn nuôi".
Cách nhà chị Hường không xa, gia đình chị Nguyễn Thị Lâm cũng được Quỹ HTND cho vay 100 triệu đồng. Hiện chị Lâm cũng nuôi hơn 100 thỏ sinh sản và 1.000 thỏ thương phẩm. Chị Lâm phấn khởi nói: "Thông qua nguồn vốn Quỹ HTND, hoạt động của các thành viên trong HTX nuôi thỏ Việt - Nhật xã Phú Hòa cũng sôi nổi và thiết thực hơn. Quỹ HTND đã gắn kết các thành viên, giúp nhau cùng chia sẻ, trao đổi kỹ thuật, kinh nghiệm và thông tin thị trường. Nhờ biết liên kết, tạo thành vùng nuôi thỏ tập trung, HTX đã ký kết hợp đồng bao tiêu với Công ty Dược phẩm Nippon Zonki Nhật Bản với giá bán thỏ là 178.000 đồng/con. Nhờ nuôi thỏ xuất đi Nhật, trừ hết mọi chi phí, gia đình tôi lãi hơn 20 triệu đồng/tháng. Đây là mô hình làm giàu từ nông nghiệp...Trước kia, bà con cứ loay hoay với câu hỏi, nuôi con gì để làm giàu, trồng cây gì để làm giàu...".
Hỗ trợ tối đa cho nông dân
Theo các hộ nuôi thỏ xã Phú Hòa, để thỏ đảm bảo tiêu chuẩn đi Nhật, phía công ty hướng dẫn và kiểm soát HTX chặt chẽ. Những con thỏ đảm bảo về hình dáng, trọng lượng và đặc biệt là sạch bệnh, sạch dư tồn hoóc môn tăng trưởng.
Được vay vốn Quỹ HTND mức tối đa 100 triệu đồng/hộ, nhiều hộ nuôi thỏ ở xã Phú Hòa đã có điều kiện mở rộng quy mô, tăng thu nhập. Ảnh: Thu H
"Đây là những dự án phát triển sản xuất đầu tiên theo mô hình chuỗi giá trị, hướng tới xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm. Với hạn mức vay Quỹ HTND mới tối đa mà Ban Thường vụ T.Ư Hội NDVN phê duyệt là 100 triệu đồng/hộ, các hộ nông dân đã có điều kiện đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đặc biệt là biết cách liên kết, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp làm ra có chất lượng cao" - ông Hệ khẳng định.
Theo Danviet
5 loài cá "đặc sản" ở miền Tây Nghệ An Miền Tây Nghệ An với địa hình chủ yếu là đồi núi, nơi những con sông có độ dốc cao, dòng chảy mạnh. Đây cũng là điều kiện lý tưởng cho những loài cá có giá trị cao sinh sống. Các loài cá có giá trị cao ở miền Tây Nghệ An đều có đặc tính chung là sống ở vùng nước chảy....