Nghệ An: Giá lợn đen bản địa lên 150.000 đồng/kg, Tết còn tăng nữa
Thời gian qua, do dịch tả lợn châu Phi bùng phát khắp nơi khiến nguồn lợn khan hiếm, giá tăng cao nên mặc dù còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, nhưng hiện nay các gia đình đã tìm đặt mua lợn đen bản địa ở miền núi để ăn Tết. Tuy nhiên, giá lợn đen tại thời điểm này cũng đã đắt hơn rất nhiều so với năm trước.
Chia sẻ với phóng viên báo Dân Việt, anh Trần Nguyên Khang trú tại khối 12 phường Trường Thi, Tp Vinh ( Nghệ An) cho biết: “Mặc dù còn hơn 1 tháng nữa mới tới tết Nguyên Đán, nhưng 1 tuần trở lại đây, tôi đã tất tả tìm cách liên hệ đến một số hộ chăn nuôi lợn ở Con Cuông để đặt mua 2 con lợn chuẩn bị thực phẩm cho Tết Canh Tý. Đợi đến Tết để đi mua lợn thì tôi sợ không có, lại đắt nên phải tìm mua từ bây giờ”.
“Năm nay giá lợn hơi thường giá đã gần 100.000 đồng/kg nên lợn bản giá tăng gấp rưỡi. Như năm ngoái tôi mua có giá 80.000 đồng/kg lợn hơi nhưng năm nay đã tăng lên 150.000 đồng/kg”, anh Khang cho biết thêm.
Lợn đen địa phương chủ yếu đươc người dân chăn thả tự nhiên, không ăn cám tăng trọng nên thịt chắc và thơm ngon. Ảnh: Mỹ Hà
Anh Trần Văn Hà, trú tại phường Cửa Nam, TP.Vinh (Nghệ An) cũng cho biết: “Hằng năm cứ đến Tết âm lịch là gia đình tôi chung nhau với bạn bè lên miền núi mua lợn mán về mổ rồi chia nhau ăn. Năm nay, dù hơn một tháng nữa mới tới tết, nhưng chúng tôi đã phải lên huyện Con Cuông đặt mua 4 con lợn mán loại nhỏ, vậy mà mới mua được 2 con. Chúng tôi phải thương lượng giá cả, đặt cọc trước để giữ lợn. Do đây là giống lợn đen bà con chăn nuôi thả rông, không ăn cám tăng trọng nên chỉ được 20 – 30kg. Tính ra mỗi con lợn mua về giá khoảng trên 4-5 triệu đồng, tăng gần gấp đôi so với năm trước”.
Anh Nguyễn Văn Nam ở thị trấn Con Cuông cũng đã tìm mua 2 con lợn đen bản địa của một hộ dân tại xã Mậu Đức với giá lợn hơi lên tới 170.000 đồng/kg. Mặc dù giá lợn hơi bản địa tăng nhiều so với năm trước, nhưng anh vẫn quyết mua vì lo Tết không còn lợn ngon để ăn. Ảnh: Mỹ Hà
Lợn đen bản địa là giống đặc sản được người dân miền núi nuôi thả rông, được nhiều người ưa chuộng mua về ăn trong dịp tết. Với ưu điểm thịt lợn đen sạch, thơm ngon, săn chắc nên bà con bán rất chạy, nhất là trong những ngày giáp Tết âm lịch.
Video đang HOT
Đặc biệt, năm nay giá lợn hơi thường ngoài thị trường tăng đột biến nên giống lợn này vốn giá đã cao, năm nay lại tăng gấp rưỡi so với ngày thường nhưng nguồn cung cũng khan hiếm. Do ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi, đàn lợn đen tại các vùng chăn nuôi nhiều như Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong cũng đang bị giảm mạnh.
Không riêng gì người dân tìm mua lợn đen bản địa từ sớm mà nhiều thương lái cũng đang tìm tới các trang trại nuôi lợn đen bản địa để đặt hàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. Ảnh: Mỹ Hà
Hiện tại có rất nhiều thương lái đã đi gom hàng trong các bản làng xa xôi về để bán ra thị trường dịp cuối năm, vì vậy giá bán lợn đen bản địa dự báo sẽ còn tăng nữa.
Theo Danviet
Nghệ An: Chủ tịch Hội ăn nên làm ra nhờ loài lợn "nghịch như giặc"
Đã nhiều lần thất bại trong quá trình chăn nuôi, thế nhưng nỗi niềm muốn thoát nghèo thôi thúc anh Phan Chí Dũng- Chủ tịch Hội nông dân phường Quang Phong, thị xã Thái Hoà ( Nghệ An) mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi lợn đen ăn tạp "nghịch như giặc".
Hiện mô hình nuôi lợn đen của anh Dũng có hơn 100 con. Với giá bán lợn đen từ 130.000 đến 180.000 đồng/kg, hàng năm đàn lợn đã mang về khoản thu nhập không hề nhỏ cho gia đình anh Dũng...
Chủ tịch Hội Nông dân đam mê chăn nuôi
Với vai trò là một Chủ tịch Hội Nông dân của phường, ngoài việc tuyên truyền vận động bà con mạnh dạn đầu tư các mô hình chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả, anh Dũng cũng đã ngày đêm trăn trở làm sao để cuộc sống gia đình được khá lên. Chủ tịch Hội miệng nói được, làm được thì hội viên, nông dân mới nghe và làm theo. Và như bao nông dân đang suy nghĩ trên luống cày, anh Dũng luôn đặt ra câu hỏi, nuôi con gì, trồng cây gì để làm giàu?
Anh Phan Chí Dũng- Chủ tịch Hội Nông dân phường Quang Phong, thị xã Thái Hoà ( Nghệ An) bên đàn llợn đen của gia đình. Ảnh: Mỹ Hà
Sau nhiều lần "đổ vỡ" từ các mô hình như nuôi nhím, nuôi dúi rừng, nuôi lợn lai thương phẩm. Rồi qua tìm hiểu kỹ các kênh thông tin, đầu năm 2015 anh Phan Chí Dũng đã mạnh dạn vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân để thử sức với mô hình nuôi loài lợn đen bản địa. Đây là loài lợn ăn tạp, ưa hoạt động và có sức đề kháng tốt. Không phụ công tìm hiểu, nghiên cứu, và sự mạnh dạn của anh Dũng , đàn lợn đen bản địa ngày càng phát triển khoẻ mạnh, sinh sản tốt. Cho tới hiện tại đàn lợn đen của gia đình anh Dũng có tổng cộng hơn 100 con cả lợn bố mẹ và lợn thịt.
Trao đổi với phóng viên báo điện tử DANVIET.VN, anh Phan Chí Dũng- Chủ tịch Hội Nông dân phường Quang Phong, thị xã Thái Hoà ( Nghệ An) nói: " Tôi tuy làm Chủ tịch Hội Nông dân của phường, thế nhưng trước hết tôi là nông dân. Như những nông dân khác, tôi có đam mê, khát vọng làm giàu, nhất là làm giàu từ chăn nuôi. Trước đây, tôi từng nuôi nhím, dúi rừng, lợn lai...nhưng các mô hình này đều thất bại hoặc hiệu quả kém. Nhưng nếu thất bại mà buông xuôi thì mình nói được ai. Và mô hình nuôi lợn đen bản địa hiện nay tôi đang làm chắc chắn hiệu quả kinh tế lâu dài...".
Sau khi xây dựng, quy hoạch chuồng trại, anh Dũng mua con giống lợn đen về thả nuôi trên diện tích gần 1.000m2. Khu chăn thả rộng, tạo không gian thoáng đãng, sạch sẽ, giúp đàn lợn vận động nhiều, hay ăn, phòng tránh dịch bệnh. Ảnh: Mỹ Hà
Không giấu nổi cảm xúc hào hứng, anh Dũng vui vẻ kể : "Năm 2015 tôi nghiên cứu qua các kênh thông tin, nắm bắt kinh nghiệm nuôi lợn đen, sau đó quyết định vay Quỹ Hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân Thị Xã để đầu tư. Ban đầu tôi mua có hai con lợn giống. Từ hai con lợn giống đó tôi nhân đàn lên 10 con, rồi 20 con và cho tới nay thì trong chuồng luôn luôn có hơn 100 con cả lợn giống, lợn con và lợn thịt".
"Thức ăn cho đàn lợn đen chủ yếu là rau, cỏ ngoài tự nhiên như cỏ voi, rau khoai lang, rau muống...Thỉnh thoảng tôi bổ sung thêm cám gạo và ngô hạt cho đàn lợn ăn thêm. Sức đề kháng của lợn đen tốt hơn lợn lai, lợn ngoại nên chỉ cần không gian sạch sẽ, thoáng đãng để có chỗ cho chúng "nghịch" là chúng phát triển khoẻ mạnh. Lownj đen sau khi đẻ, nếu nuôi bán thịt thì thời gian kéo dài tầm 8 tháng. So với lợn lai, lợn ngoại siêu nạc nuôi công nghiệp, ăn cám cò thì lợn đen bản địa bán dễ hơn, giá bán lúc nào cũng cao hơn. Hiện lợn hơi có giá 120.000 đồng/kg, lợn đã làm thịt thì giá bán 180.000 đồng/kg", anh Dũng chia sẻ thêm.
Để thịt lợn thơm ngon, săn chắc, anh Dùng không sử dụng thức ăn công nghiệp. Thay vào đó là thức ăn tự nhiên như: cám gạo, ngô, sắn, rau, cỏ... Nhằm tạo nguồn thức ăn lâu dài cho đàn lợn đen, anh Dũng đã chủ động trồng cỏ voi, ngô, sắn. Ảnh: Mỹ Hà
Ngoài lợn thịt, anh Dũng còn cung ứng lợn đen giống cho bà con nông dân trong vùng. Với giống lợn con sau tầm 1,5 - 2 tháng tuổi, cân nặng đạt 9 - 10 kg/con được bán với 200.000 đồng/kg. Còn lợn đen để nái (tầm 30 - 35 kg/con) được xuất bán với giá 250.000 đồng/kg
Cùng hội viên chăn nuôi lợn đen làm giàu.
Từ thành công của mình, anh Phan Chí Dũng đã truyền lại kinh nghiệm nuôi lợn đen cho các hội viên, nông dân khác trong phường, sẵn sàng cung cấp con giống và tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm thịt lợn đen. Đến nay trong phường Quang Phong đã có 5 hộ làm theo mô hình nuôi lợn đen thả rông như anh Dũng, đem lại thu nhập ổn định.
Anh Phạm Quang Tây- Phó Chủ tịch Hội Nông dân phường Quang Phong, thị xã Thái Hoà ( Nghệ An) hào hứng kể: "Hiện tại trên địa bàn xã đã có 5 hộ nuôi lợn đen bản địa này, trong đó có tôi. Ngày 10/05 tôi cũng vay 30 triệu đồng vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân thị xã Thái Hòa. Số tiền này, tôi dùng mua 2 con lợn đen giống từ gia đình anh Dũng. Đến nay đàn lợn đen của gia đình tôi đã nhân lên được 16 con. Được anh Dũng truyền đạt kinh nghiệm nuôi lợn đen, nhận lo đầu ra cho sản phẩm nên các hội viên an tâm. Do chăn thả tự nhiên, thịt lợn đen ngon nên nhiều nhà hàng tìm tới đặt mua. Hiện nhóm hộ nuôi lợn đen của chúng tôi không đủ số lượng cung cấp. Thời gian này còn có thể chưa khan hiếm, chứ đến cận Tết thì thịt lợn đen khan hiếm lắm...".
Lợn đen của nhóm hộ chăn nuôi ở phường Quang Phong nuôi thả rông, bán hoang dã, cho ăn thức ăn tự nhiên nên chất lượng thịt thơm ngon, được săn lùng trên thị trường. Ảnh: Mỹ Hà
Dẫn phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN đi tham quan một vòng trang trại nuôi lợn đen của anh Dũng, anh Lê Hợp Huyên- Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Thái Hoà ( Nghệ An) nói: " Ngoài mô hình chăn nuôi lợn đen của anh Dũng, thì hiện tại trên địa bàn thị xã Thái Hoà có rất nhiều mô hình chăn nuôi thành công, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các mô hình này đều được Quỹ Hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân tạo điều kiện hỗ trợ vay vốn. Việc xây dựng, nhân rộng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao, có tính liên kết là 1 trong những mục tiêu Quỹ Hỗ trợ nông dân hướng tới...".
Theo Danviet
Nghệ An : Bướm "quái" tấn công, cam rụng hàng loạt, tiền "trôi sông" Do xuất hiện của mộ số côn trùng gây hại như bướm lâm nghiệp, ruồi vàng dẫn đến hàng chục tấn cam của người dân ở xã Yên Khê, huyện Con Cuông ( Nghệ An) trong thời kỳ thu hoạch đã bị rụng, thiệt hại đến hàng trăm triệu đồng. Ông Nguyễn Đức Long- thôn Trung Yên, xã Yên Khê, huyện Con Cuông...