Nghệ An: Dứa chín vàng, quả to bự mà giá không nổi 3.000 đồng/kg
Hiện giá 1kg dứa không mua nổi cốc trà đá, khiến nông dân thất thu nặng. Thực trạng diễn ra tại nhiều vùng trồng dứa tại Nghệ An.
Ông Nguyễn Văn Phú – người dân xã Tân Thắng chia sẻ: Gần một tháng nay, những người trồng dứa tại các xã Tân Thắng, Quỳnh Thắng, Quỳnh Tân… (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang đứng ngồi không yên vì giá dứa quá thấp.
“Hiện giá dứa thấp hơn rất nhiều so với các năm trước, chỉ còn từ 1.000 – 2.000 đồng/kg. Chúng tôi đang phải mang ra đường quốc lộ bán được chừng nào hay chừng ấy”.
Giá dứa tại Nghệ An đang xuống rất thấp.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, bà Trần Thị Hương (47 tuổi, xã Tân Thắng) nói: “Gia đình tôi trồng hơn 2 ha dứa. Năm nay dứa phát triển tốt, quả to đẹp. Đối với dứa loại một (một quả nặng 1 kg – PV) chỉ bán với giá 2.500 – 3.000 đồng/kg, loại nhỏ hơn thì chỉ bán được với giá 1.800 – 2.000 đồng/kg. Trước đây, một xe tải chở đầy dứa đi bán sẽ thu về khoảng 15-16 triệu đồng nhưng bây giờ chỉ được khoảng 7 triệu. Trừ các chi phí như giống, phân bón, nhân công… thì người dân chúng tôi lỗ rất nặng”.
Video đang HOT
Bà Hương buồn rầu cho biết thêm: Với điều kiện thổ nhưỡng tại đây, mỗi ha đất trồng dứa được mùa cho sản lượng từ 30 – 50 tấn. Năm ngoái, giá dứa dao động từ 6.000 – 7.000 đồng/kg thì sau khi trừ chi phí, người trồng dứa lãi khoảng 50 triệu đồng/ha. Tuy nhiên sang năm nay, giá dứa xuống quá thấp nên tiền bán dứa không đủ trang trải các khoản chi phí.
Chị Nhân (xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu) nói: “Chẳng lẽ sau vụ này chúng tôi lại đi chặt bỏ cây dứa, vì làm không có lãi. Xót xa quá!”.
Dứa loại này chỉ còn dưới 2.000 đồng/kg.
Ông Phan Tiến Dũng – Chủ tịch UBND xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu cho biết: “Có nhiều nguyên nhân khiến giá dứa xuống thấp. Một phần do nhu cầu của thị trường. Phần cũng do người dân ồ ạt trồng dứa, phá vỡ quy hoạch vùng trồng của địa phương. UBND xã có khuyến cáo người dân không nên đổ xô mở rộng diện tích trồng dứa dẫn đến tình trạng ế ẩm, khó tiêu thụ”.
“Một trong những nguyên nhân khiến giá dứa ở huyện này rẻ là do chưa có doanh nghiệp, nhà máy chế biến nào liên kết trực tiếp với người trồng dứa để tiêu thụ sản phẩm. Tất cả đều phải qua thương lái, phụ thuộc thị trường nơi khác, đầu ra bấp bênh, bất ổn. Chưa kể, Thanh Hóa, các tỉnh khác cũng tăng diện tích trồng dứa” – ông Đậu Đức Năm – Trưởng phòng Nông nghiệp Phát triển nông thôn huyện Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An) thông tin.
Theo Danviet
Nghệ An: Điếng người khi thấy đàn lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi
Theo thông tin PV Dân Việt mới ghi nhận, trên địa bàn tỉnh Nghệ An vừa phát hiện thêm một ổ dịch tả lợn châu Phi tại hộ chăn nuôi của gia đình ông Nguyễn Thành Vinh trú tại xóm 11, xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An).
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Phạm Trung Thiên - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) cho hay: "Sau khi phát hiện 5 con lợn của gia đình ông Nguyễn Thành Vinh, trú tại xóm 11, xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu bị ốm và chết, lực lượng chức năng đã tiến hành tiêu hủy và lấy mẫu đi giám định. Chiều 19.3, có kết quả lấy mẫu thì thấy đàn lợn này dương tính với dịch tả lợn châu Phi".
Huyện Quỳnh Lưu lập chốt ngăn chặn và phòng tránh bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Trước đó vào ngày 18.3, gia đình ông Nguyễn Thành Vinh phát hiện đàn lợn của mình bỏ ăn, ốm liền thông báo với chính quyền địa phương. Nhận được thông tin, Trạm Thú y huyện, Ban thú y xã có mặt tại hiện trường để lấy vật mẫu mang đi xét nghiệm, đồng thời phối hợp với địa phương tổ chức tiêu hủy 5 con lợn này.
Đến chiều 19.3, kết quả mẫu xét nghiệm cho thấy 5 con lợn của gia đình ông Vinh dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi. Mặc dù đã dự đoán trước tình hình, nhưng khi biết tin chính xác đàn lợn nhà mình bị nhiễm virus dịch tả lợn châu Phi, ông Nguyễn Thành Vinh vẫn không khỏi điếng người.
Theo ông Phạm Trung Thiên, để phòng chống bệnh dịch tả lơn châu Phi lây lan trên địa bàn, ngay từ ngày 11 - 14.3, UBND xã Quỳnh Hưng đã tổ chức phun hết 17 lít hóa chất tiêu độc khử trùng tại các hộ chăn nuôi lớn, các tuyến đường thôn xóm. Tuy nhiên, khi phát hiện ở dịch tả lợn châu Phi tại xóm 11, Ban Thú y xã đã mua thêm 10 lít hóa chất để phun tại 3 chốt, ổ dịch và nơi tổ chức tiêu hủy.
Rắc vôi bột và phun hóa chất tiêu độc khử trùng tại các trang trại chăn nuôi. Ảnh: I.T
Ngoài ra, xã chủ động mua thêm 2 tấn vôi bột để rải đều ở các hộ chăn nuôi lớn, các tuyến đường uy hiếp và các chốt kiểm dịch.
"Hiện xã đã lập 2 chốt kiểm dịch có sự tham gia của Ban thú y xã và Công an xã, đồng thời tiến hành khoanh vùng, kiểm tra và ngăn chặn việc mua bán lợn chưa qua kiểm dịch trên địa bàn" ông Thiên cho biết thêm.
Trước đó, như Dân Việt đưa tin, vào ngày 14.3 tại địa bàn xã Quỳnh Mỹ, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), cơ quan chức năng đã phát hiện hộ gia đình ông Hoàng Văn Lan, trú tại xóm 7, xã Quỳnh Mỹ có 22 con lợn bị chết bất thường. Ngay sau khi nhận được thông tin, Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh Nghệ An đã lấy mẫu đem đi xét nghiệm và cho kết quả dương tính với virus dịch tả lợn châu Phi.
Theo Danviet
Một chuyến đi xa trúng đậm 2 tỷ đồng: Lộc lớn đầu năm Mẻ cá hố 18 tấn được tàu ngư dân Nghệ An đánh bắt tại vùng biển Hà Tĩnh trị giá hàng tỷ đồng. Ngày 15/2, tại cảng Lạch Quèn, xã Quỳnh Thuận (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) tàu cá NA 90000 TS của ngư dân xã Quỳnh Long (huyện Quỳnh Lưu) cập bến với những khoang chứa đầy cá hố sau chuyến đi...