Nghệ An: Dự án du lịch sinh thái “bức tử” ruộng đồng của 40 hộ dân
Đất canh tác lúa nước của gần 40 hộ dân bị bùn trôi xuống từ các bãi đất thải thuộc Dự án đường du lịch sinh thái núi Đại Tuệ khiến cho ruộng đồng không thể sản xuất được. Gần 1 năm trôi qua, lúa không thể cấy, đất bị bỏ hoang. Người dân xót xa, chờ hỗ trợ nhưng chỉ là trên giấy.
Đất “chết”
Vừa qua phóng viên báo Dân Việt nhận được phản ánh việc hàng chục hộ nông dân có đất canh tác trên cánh đồng Con Sen, thuộc địa bàn xã Nam Anh, huyện Nam Đàn (Nghệ An) bị đất đá bồi lấp khoảng gần 4 ha không thể canh tác được. Các hộ dân cho biết, trước đó vào khoảng tháng 10.2016, sau những trận mưa lớn, đất sản xuất nông nghiệp của khoảng 40 hộ dân tại đây bị bùn từ các bãi thải đất dự án đường lên núi Đại Tuệ tràn xuống bồi lấp.
Theo số liệu của UBND xã Nam Anh, huyện Nam Đàn có khoảng hơn 35.000 m2 đất ruộng của bà con nông dân ở hai xóm 8 và xóm 9 bị bồi lấp. Hai vụ lúa vừa qua người dân buộc phải bỏ hoang diện tích đất này vì không thể gieo cấy được.
“Mưa lớn, bùn từ các bãi đất trên núi theo khe rồi tràn vào hệ thống mương đổ lên ruộng của dân. Có nơi bị bồi lấp từ 60 – 80 cm. Bà con không thể sản xuất được” – anh T, một người dân ở xã Nam Anh bức xúc cho hay.
Ruộng lúa bị bồi lấp, người dân không thể sản xuất được. Ảnh: Cảnh Thắng
“Lớp bùn đó bồi lấp khiến mặt ruộng cao không thể lấy được nước tưới. Bên cạnh đó bùn còn đặc, sánh khiến rễ cây lúa cũng không thể phát triển được. Có cấy xuống cũng chết, hoặc không cho hạt … nên chúng tôi đành phải bỏ hoang thôi” – anh Hùng một hộ dân trên địa bàn xã Nam Anh lý giải.
Nhìn cánh đồng lúa trước đây màu mỡ, đạt năng suất cao nhất nhì trong vùng vậy mà giờ đây phải bỏ hoang nhường lại cho lớp cỏ dại. Người dân xót xa nhưng không còn cách nào khác bởi chi phí cải tạo khá lớn so với thu nhập của người trồng lúa. Tính đến nay người dân đã phải bỏ hoang không thể gieo cấy 2 vụ lúa.
Video đang HOT
Đất bồi lấp trên ruộng lúa từng mảng lớn những Chủ đầu tư không giải quyết. Ảnh: Cảnh Thắng
Trong khi đó, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Đình Hào – phụ trách địa chính xã Nam Anh cho biết: “Ban Quản lý dự án các Công trình giao thông Nghệ An và phía đơn vị thi công đã hứa hẹn biết bao nhiều lần cho người dân những đến nay họ có thực hiện đâu. Hiện chuẩn bị trồng vụ Đông nhưng ruộng không được cải tạo do đất vùi lấp nên dân kêu chúng tôi nhiều nhưng chính quyền không có kinh phí để thể xử lý được…”
Dân mỏi mòn chờ cải tạo
Sau khi sự việc xảy ra người dân đã đồng loạt gửi đơn kiến nghị lên chính quyền địa phương cũng như các cơ quan có thẩm quyền liên quan. Theo hồ sơ vụ việc vào ngày 19.10.2016, đại diện UBND huyện Nam Đàn, chính quyền xã, đại diện nhà thầu, đơn vị tư vấn giám sát đã có buổi làm việc và thống nhất phương án xử lý. Trong đó đơn vị thi công, UBND xã Nam Anh, Ban Quản lý dự án công trình giao thông Nghệ An cần làm rõ trách nhiệm và hỗ trợ một phần thiệt hại cho người dân. Thời gian thực hiện trước ngày 10.11.2016, nhưng đến nay vẫn chưa xử lý xong.
Tiếp đến ngày 7.11.2016, Sở GTVT Nghệ An có Công văn số 3514 gửi UBND tỉnh Nghệ An về việc xử lý thiệt hại do mưa bão số 4 gây ra tại Dự án đường du lịch sinh thái núi Đại Tuệ. Công văn nêu rõ: “Đối với đất đá trôi làm ảnh hưởng phần vườn của các hộ dân do công trình đang thi công, chưa dọn dẹp hết phần đất thải ở bên mái ta luy âm nên khi gặp mưa đã làm trôi đất đá vào vườn một số hộ dân.
Cây lúa không thể phát triển được vì đất bồi lấp khiến lúa chết. Ảnh: Cảnh Thắng
Sau đó, đại diện nhà thầu và UBND xã lập biên bản kiểm kê thì có 13 hộ dân bị ảnh hưởng không cải tạo được với diện tích 14.195m2, có 27 hộ đã tự tiến hành cải tạo diện tích 20.936m2.
UBND xã Nam Anh có Văn bản số 06 gửi UBND tỉnh, Sở GTVT Nghệ An và các đơn vị liên quan đề nghị xử lý khắc phục đất bồi lấp diện tích trồng lúa do thi công Dự án đường du lịch sinh thái núi Đại Tuệ. Tuy nhiên đến nay đã hết vụ hè thu chuẩn bị kế hoạch sản xuất vụ đông, nhưng những người có trách nhiệm là phía chủ đầu tư và nhà thầu vẫn chưa kiểm tra phối hợp để cải tạo trả lại đất cho các hộ dân sản xuất.
Ngày 17.8.2017, Ban QLDA công trình giao thông Nghệ An chủ trì làm việc, trong đó có việc xử lý thiệt hại do ảnh hưởng của dự án và bão số 4 gây ra và đề nghị Ban QLDA chỉ đạo nhà thầu hỗ trợ bồi thường thiệt hại đất ruộng đồng Con Sen (khoảng 1,4ha) bị bồi lấp do mưa lũ năm 2016 gây ra xong trước ngày 15.9.2017. Tuy nhiên, đến nay cánh đồng vẫn ngập sâu, dân vẫn chưa được đền bù.
Gần 4ha lúa bị bỏ hoang hơn 1 năm nay khiến nhiều hộ nông dân ở xã Nam Anh, huyện Nam Đàn (Nghệ An) điêu đứng. Ảnh: Cảnh Thắng
Được biết sau đó nhà thầu đã hỗ trợ xã Nam Anh số tiền là 20 triệu đồng để cải tạo một phần diện tích đất. “Theo tính toán diện tích bị thiệt hại trong hai vụ lúa khoảng 45 triệu đồng. Chi phí để cải tạo đất lại còn lớn hơn rất nhiều. Chúng tôi cũng đã thuê công ty đến để cải tạo nhưng ngân sách địa phương không có để chi trả nên họ không làm được nữa” – một lãnh đạo địa phương cho biết.
“Tôi tưởng vấn đề đó giải quyết xong rồi, đã lâu rồi mà. Để tôi cho xử lý vậy” – ông Nguyễn Hoàng Lân – Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Công trình giao thông thuộc Sở Giao thông Nghệ An.
Theo Danviet
Quán cơm bị lửa thiêu rụi nghi do nổ bình gas, một người bị thương
Chiều 7.9, một vụ cháy bất ngờ xảy ra tại căn nhà được dùng làm quán kinh doanh ăn uống nằm cạnh quốc lộ 1A (tỉnh Bạc Liêu) khiến căn nhà này bị thiêu rụi và một người bị thương.
Thông tin ban đầu từ người dân cho biết, gần 16h chiều 7.9, tại căn nhà cũng là quán kinh doanh ăn uống Ngoại Tôi nằm cạnh quốc lộ 1A (xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình, do một người tên Thủy làm chủ) bất ngờ phát ra tiếng nổ lớn.
Liền sau đó, người dân xung quanh thấy có lửa bốc lên từ bên trong, rồi vài phút sau khói lửa bao trùm toàn bộ căn nhà.
Lực lượng chữa cháy tích cực dập lửa.
Nhận tin báo của người dân, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Công an tỉnh Bạc Liêu đã điều 4 xe chuyên dụng và nhiều cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường phối hợp với lực lượng Công an huyện Hòa Bình ứng cứu.
Theo người dân địa phương, thời điểm xảy ra cháy thời tiết khô ráo, có gió lớn, cộng với bên trong căn nhà có nhiều vật dụng dễ cháy nên lửa cháy lan rất nhanh. Gần một giờ sau, lực lượng chức năng mới khống chế, dập tắt được đám cháy.
Lực lượng chữa cháy đã phun nước dập tắt lửa.
Tuy nhiên, căn nhà của chị Thủy đã bị lửa thiêu rụi. Nhiều đồ dùng trong nhà bị cháy đen, một số vật dụng, thiết bị khác bị hư hỏng nặng. Một căn nhà liền kề cũng bị ảnh hưởng. Ước tính thiệt hại ban đầu hàng chục triệu đồng.
Nguyên nhân vụ cháy có thể do nổ bình gas trong nhà của chị Thủy. Rất may, vụ cháy không gây thiệt hại lớn về người, chỉ có một người bị thương (chưa xác định danh tính) ngay sau đó được đưa đi cấp cứu.
Hiện vụ cháy đang được cơ quan chức năng địa phương tiếp tục điều tra làm rõ nguyên nhân.
Đây được xem là vụ cháy khá nghiêm trọng thứ 2 xảy ra trên địa bàn huyện Hòa Bình (tỉnh Bạc Liêu) chỉ trong vòng khoảng nửa tháng nay.
Căn nhà hầu như bị lửa thiêu rụi gần hết.
Trước đó, vào ngày 24.8, một vụ cháy cửa hàng tạp hóa đã xảy ra tại thị trấn Hòa Bình (huyện Hòa Bình, cách địa điểm vụ cháy ngày 7.9 chỉ vài km), ước tính thiệt hại ban đầu trên 2 tỷ đồng.
Theo Huỳnh Hải (Dân trí)
Mùa lũ ở ĐBSCL (bài 3): Hoa màu "xé rào" chìm trong nước lũ Năm nay, nước lũ dâng cao bất ngờ, mang về nhiều cá tôm và sản vật cho nhà nông, nhưng mặt khác cũng đã khiến cho nhiều diện tích hoa màu và lúa ở ĐBSCL bị thiệt hại nặng. Những diện tích này phần lớn do nhà nông "xé rào", nằm ngoài vùng đê bao khép kín, không có chủ trương sản xuất...