Nghệ An: Đi cạo nhựa thông, càng lên núi cao càng sợ sét đánh
Băng rừng, vượt suối hàng chục km, ăn, nghỉ ngay tại rừng là việc hằng ngày của những người thợ khai thác nhựa thông ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An). Vất vả, nhọc nhằn nhưng những người thợ khai thác nhựa thông vẫn cố bám nghề và đối diện với những nguy hiểm, khó khăn, nhất là vào mùa mưa giông thì sợ sét đánh…
Chạy đua từng giờ.
Mặc cho trời đã dần đứng bóng, vừa nắng, vừa nóng, tốp thợ khai thác nhựa thông tại xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu ( tỉnh Nghệ An) vẫn nhanh nhẹn di chuyển giữa các gốc cây.
Khuôn mặt ướt đẫm mồ hôi, bước chân có phần uể oải, nhưng những bàn tay của các thợ cạo vẫn thoăn thoắt dùng con dao chuyên dụng cạo những đường chéo nhỏ hình chữ V trên thân cây. Từ vết cạo, những dòng nhựa trắng đục theo rãnh nhỏ chảy xuống chiếc bát hoặc các cốc nhựa và túi nilong hứng sẵn bên dưới.
Nghề cạo nhựa thông, một nghề vất vả nhưng không còn sự lựa chọn nào khác cho bà con vùng bán sơn địa.
Chị Trần Thị Phương, một người dân xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An) chia sẻ: “Khoảng 6 giờ sáng tôi và mọi người đã lên rừng. Vào mùa nóng, chúng tôi lên rừng sớm hơn để tránh nắng. Vợ chồng tôi nhận khoán lấy nhựa cho hơn 1000 cây thông. Để hoàn thành công việc, nhiều hôm tôi phải làm từ sáng sớm đến tối mịt mới xong”.
“Thường thì thông trồng không theo hàng lối nào cả. Mấy chục năm mọc trên rừng, những gốc thông đã bị cây dại, dây leo bịt kín. Để lấy được nhựa, người thợ chấp nhận bị gai cào, phải dùng dao phạt cây xung quanh, vạch từng gốc cây để cạo vỏ. Cây thông không giống như cây cao su hay các cây khác đâu, ngày nào không cạo vỏ là mạch bị vít chặt, nhựa không thể chảy ra được. Hằng ngày, để cạo vỏ cho đủ 1.000 cây, tôi phải di chuyển quãng đường trên 10 km”, chị Phương trãi lòng.
Video đang HOT
Phía dưới những vết cạo đều được gắn bát hoặc hộp nhựa và bao bóng để hứng nhựa thông.
Cũng như chị Phương, anh Thắng nhận hơn 2ha của công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Quỳnh Lưu. Do nhà xa, hằng ngày anh phải dậy từ rất sớm, chuẩn bị đồ nghề, cơm nước cho cả ngày làm việc. Việc đi lại bất tiện nên buổi trưa anh nghỉ lại ngay trên đỉnh đồi. Cơm nước đã được chuẩn bị từ sáng, chỉ việc giở ra ăn rồi tranh thủ nghỉ ngơi để đầu giờ chiều bắt tay vào việc.
“Mỗi ngày chúng tôi phải cạo cả nghìn cây, nếu không cạo, cây sẽ không cho nhựa. Công việc của bọn tôi ăn theo lượng nhựa thu được”, anh Thắng cho biết. Mỗi ngày anh Thắng cũng phải vượt hàng chục km đường rừng, đến từng gốc cây để cạo vỏ. Đi rừng sợ nhất là muỗi.
Vì vậy, dù trời nắng như đổ lửa, nhưng lúc nào anh cũng phải mặc quần áo kín mít. Chỉ cần hở ra một chút là muỗi tấn công ngay. Muỗi trong rừng nhiều vô kể mà toàn muỗi đói nên chỉ cần ngửi thấy hơi người là chúng lao đến tấn công, bên cạnh muỗi còn có rắn rết nữa.
Vất vả, nhọc nhằn nhưng thu nhập “bèo”.
Theo anh Thắng, người thợ lấy nhựa thông còn sợ lúc trời chuyển mưa. Mưa rừng đến rất nhanh và thường kèm theo sấm sét. Càng trên núi cao lại càng sợ sét đánh, vì sét cứ chọn chỗ cao mà giáng xuống. Vì vậy, trời sắp mưa là phải chạy ngay xuống chân núi. Nhớ lại một lần thoát chết, anh Thắng kể: “Có lần tôi vừa chạy khỏi gốc cây một đoạn thì nghe tiếng sét nổ đinh tai, quay lại nhìn đã thấy cây thông trên đỉnh núi bị sét đánh chẻ làm đôi”.
Công việc nhọc nhằn, vất vả là vậy nhưng thu nhập từ nghề này cũng chỉ đủ cho người thợ trang trải cuộc sống gia đình một cách tằn tiện.
Nghề cạo mủ nhựa thông tuy vất cả nhưng người phụ nữ này đã không quản ngại khó khăn.
Chị Phương cho biết: “Mỗi người được giao khoảng vài nghìn cây. Ngày nào cũng phải đi hơn chục km để cạo vỏ, nhưng phải hơn chục ngày mới được thu nhựa một lần. Mỗi tháng lấy 2 lần, mỗi lần thu được khoảng 250 – 300kg.
Với mức khoán 10.000 đến 15.000 đồng/kg, thu nhập của mỗi người chỉ được từ 3 – 4 triệu đồng/ tháng. Nếu mưa nhiều, lượng nhựa lấy được ít hơn, thu nhập cũng thấp hơn. Nhiều khi không may gặp phải những cánh rừng thông ít nhựa, thì thu nhập thấp hơn nhiều, chỉ từ 2 – 3 triệu đồng/tháng, mức thu nhập như vậy không tương xứng với công sức người thợ đã bỏ ra.
Nghề cạo mủ nhựa thông tuy vất cả nhưng người phụ nữ này đã không quản ngại khó khăn.
Cả rừng thông bạt ngàn như vậy, nhưng không phải cây thông nào người thợ cũng được khai thác. Chỉ những cây có tuổi trên 20 năm, đường kính từ 20 cm trở lên mới được lấy nhựa. Tuy nhiên, cũng có cây đủ tuổi, đủ kích thước nhưng lại không cho nhiều nhựa do mọc trên núi đá khô cằn hoặc bị sâu bệnh phá hoại.
Sau khi thu gom nhựa sẽ cho vào bì và chở ra khỏi rừng đưa về nhà máy để chế biến.
Khi lấy nhựa, người thợ phải tuân theo một quy trình và kỹ thuật khai thác chặt chẽ, bảo đảm sự sinh trưởng và phát triển của cây thông. Mặc dù diện tích rừng đã giao khoán cho các hộ nhưng hoạt động khai thác nhựa phải được sự chấp thuận của các cơ quan chức năng.
Theo Danviet
Cảnh báo mưa lớn, mưa giông diện rộng ở Bắc bộ và Trung bộ
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo, mưa lớn và mưa giông diện rộng ở các tỉnh Bắc bộ và Trung bộ.
Dự báo mưa giông sẽ mở rộng ra toàn bộ các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ trong ngày 17.2.
ẢNH: TRUNG DŨNG
Ngày 16.2, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ TN-MT) cho biết rãnh áp thấp có trục ở khoảng 23 - 25 độ vĩ bắc tiếp tục bị nén bởi một khối áp cao lục địa di chuyển về phía đông nam.
Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với hoạt động của hội tụ gió trên cao có xu hướng di chuyển từ tây sang đông, các tỉnh khu vực Tây Bắc và Việt Bắc sẽ có mưa rào. Trong ngày 17.2, mưa giông sẽ mở rộng ra toàn bộ các tỉnh Bắc bộ và bắc Trung bộ.
Trong đó, vùng núi Việt Bắc và Đông Bắc dự báo có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có giông. Dự báo lượng mưa phổ biến ở các tỉnh Bắc bộ và Trung bộ trong khoảng 30 - 70 mm/24 giờ, đặc biệt ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh sẽ có mưa to từ 50 - 100 mm/24 giờ.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cũng cảnh báo, mưa lớn và mưa giông diện rộng ở các tỉnh Bắc bộ và Trung bộ trong dịp này có khả năng kèm theo các hiện tượng thiên tai cực đoan như lốc xoáy, sét đánh, mưa đá và gió giật mạnh.
Theo Thanhnien
Phú Yên: 150 nhà sập đổ, 1 người chết do sét đánh Chỉ trong ngày 18.11, thiên tai đã làm Phú Yên có ít nhất 150 nhà dân bị sập, tốc mái; làm 1 người chết, bị thương 23 người. Ngày 19.11, Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Phú Yên cho biết, những trận lốc xoáy vừa diễn ra tại một số vùng của địa phương đã làm ít nhất 150 nhà dân bị sập, tốc...