Nghệ An: Chia sẻ mô hình làm giàu ở nông thôn, cách hay giúp hộ nghèo vượt khó
Làm theo lời Bác Hồ, nhiều nông dân của tỉnh Nghệ An đã nỗ lực vượt khó, trở thành tấm gương sản xuất – kinh doanh giỏi, đóng góp vào sự phát triển của quê hương…
Thi đua làm kinh tế giỏi
Các cấp Hội Nông dân tỉnh Nghệ An xác định, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trước hết là đẩy mạnh phong trào “ Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”.
Anh Moong Văn Chun – hội viên Chi hội bản Khánh Thành, xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) nông dân tiêu biểu trong phong trào học tập và làm theo Bác. Ảnh: Hữu Bản
Với phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, nông dân các cấp tỉnh Nghệ An tích cực hưởng ứng bằng những việc làm thiết thực: Hiến đất, đóng góp tiền, vật tư và ngày công lao động để làm đường giao thông, thủy lợi nội đồng, kiên cố hóa kênh mương, xây dựng phòng học, nhà văn hóa…
Thông qua phong trào khích lệ, động viên nông dân vươn lên làm giàu, đổi mới cách nghĩ, cách làm; khai thác tiềm năng, thế mạnh về lao động, đất đai và phát huy hiệu quả vốn sản xuất được đầu tư. Thực hiện lời dạy của Bác “nói đi đôi với làm”, các cấp Hội vừa vận động hội viên chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và cơ cấu ngành nghề, vừa hỗ trợ về vốn và kinh nghiệm sản xuất cho hội viên.
Điển hình nông dân học tập và làm theo Bác có ông Ông Nguyễn Hồng Cương, phường Quỳnh Di, thị xã Hoàng Mai. Bắt đầu dựng nghiệp từ hai bàn tay trắng. Giờ đây, ông đã sở hữu 18ha tôm thương phẩm và 1,5ha sản xuất tôm giống. Nhiều người gọi ông Cương là Vua tôm đất Nghệ An có doanh thu doanh thu trên 50 tỷ đồng/năm đồng thời là người tạo ra nhiều việc làm nhất với 55 lao động thường xuyên hưởng lương và 50-70 lao động thời vụ…
Video đang HOT
Với kinh nghiệm và thành công của mình, ông Cương tư vấn hướng dẫn cho hàng chục hộ dân về việc xây dựng ao hồ, kỹ thuật nuôi tôm. Ông Cương cũng là người đi đầu trong hoạt động tình nghĩa. Hàng năm ông đều ủng hộ cho quỹ người nghèo, quỹ khuyến học của địa phương 50 triệu đồng, giúp đỡ 1 đến 2 hộ nông dân thoát nghèo bằng hình thức hướng dẫn kinh nghiệm sản xuất, cho vay vốn không tính lãi từ 20 đến 50 triệu đồng. Ông Nguyễn Hồng Cương là 1 trong 63 gương mặt nhà nông tiêu biểu được Hội đồng chung khảo bình chọn danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019″.
Hội Nông dân các cấp trong tỉnh Nghệ An thực hiện tốt phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.
Bình quân mỗi năm, toàn tỉnh có trên 250.000 hộ đăng ký, trong đó 120.187 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Năm 2019, có 255.877 hộ đăng ký phấn đấu trở thành hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đạt 104% chỉ tiêu đề ra. Số hộ nông dân đạt hộ SXKDG năm 2019 là 120.187 hộ, bằng 47% so với số hộ đăng ký đầu năm.
Xuất hiện nhiều điển hình hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, mô hình liên kết, hợp tác sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cho thu nhập cao: như hộ anh Phan Văn Hoà, Yên Thành, sản xuất lúa giống, gạo thảo dược, doanh thu 11 tỷ/năm; Lê Thị Kim, Cửa Lò, chế biến nước mắm, doanh thu 5,5 tỷ đồng/năm; Nguyễn Hữu Bắc, Hưng Nguyên, chăn nuôi gia súc, gia cầm, doanh thu 3,5 tỷ đồng; Phạm Văn Hoài, Nghi Lộc, chăn nuôi gà, doanh thu 7,6 tỷ đồng/năm… Một số mô hình tiêu biểu như: Mô hình trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, trồng cam sạch ở Quỳ Hợp, Con Cuông, Anh Sơn…
Từ những việc làm cụ thể, thiết thực, Hội Nông dân Nghệ An đã tuyên truyền, vận động xây dựng được 370 “Vườn mẫu nông dân”, 15 “Vườn chuẩn nông thôn mới”. Đây là một trong những hoạt động thiết thực, hiệu quả cao của tổ chức hội trong xây dựng nông thôn mới, vừa giúp nâng cao thu nhập cho nông dân vừa góp phần cải tạo, xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp.
Lan tỏa những việc làm tốt
Nhiều nông dân nỗ lực vượt khó, đạt thành tích vượt bậc và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, vật chất, tinh thần, sức lực… trong cộng đồng, giúp bà con cùng làm giàu. Họ là những hạt nhân tích cực, có sức lan tỏa, góp phần nhân rộng phong trào, nâng cao tính tự chủ của nông dân.
Không chỉ thi đua làm kinh tế giỏi, những năm qua, tinh thần đoàn kết, giúp nhau vươn lên trong cuộc sống được các cấp Hội và hội viên, nông dân phát huy.
Anh Moong Văn Chun, hội viên Chi hội bản Khánh Thành (xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn),ngoài phát triển kinh tế với thu nhập từ 200-300 triệu đồng mỗi năm, gia đình Anh còn là tấm gương tiêu biểu trong việc tham gia công tác xã hội…
Trong năm, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Hội Chữ thập Đỏ tỉnh, vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm giúp đỡ 1 hộ nghèo. Hội Nông dân huyện Quỳnh Lưu với chương trình Ngân hàng bò.
Đến tháng 6/2019 đã vận động ủng hộ 2,412 tỷ đồng mua 179 con bò cái giống đầu tư cho 179 hộ nông dân nghèo chăn nuôi. Số bò mẹ đã sinh sản 87 con bê và chuyển giao cho 87 hộ nghèo khác tiếp nhận chăn nuôi. Tổng số “Ngân hàng bò” hiện có 266 con bò, bê đầu tư cho 266 hộ nông dân nghèo nuôi.
Hội Nông dân huyện Đô Lương phong trào góp gạch xây trường cho em. Hội nông dân huyện Đô Lương tuyên truyền hội viên nông dân thực hiện mỗi hội viên tiết kiệm 3-5 viên gạch/năm Kết quả mỗi năm huy động 100.000-120.000 viên gạch để xây trường mầm non trên địa bàn.
Chợ Đồn (Bắc Kạn): Hội Nông dân hoạt động tốt, nông dân được nhờ
Những năm qua, phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" gắn với xây dựng nông thôn mới được Hội Nông dân huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn chú trọng triển khai sâu rộng.
Nhiều hoạt động hỗ trợ
Thực hiện nhiệm vụ vận động nông dân phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững mà Nghị quyết Đại hội Hội Nông dân các cấp nhiệm kỳ 2018 - 2023 đã đề ra, Hội Nông dân Chợ Đồn xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm. Hội đã phát động mạnh mẽ phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" đến 100% cơ sở Hội trên địa bàn, gắn với xây dựng nông thôn mới bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú, thiết thực.
Để phong trào thực sự lan toả và có chiều sâu, từ năm 2018 đến nay, các cấp Hội Nông dân trong huyện đã chủ động phối hợp các ngành chức năng tổ chức được 119 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho 8.038 lượt hội viên nông dân; tổ chức tham quan học tập và các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân, tạo mọi điều kiện để nông dân đẩy mạnh phát triển sản xuất.
Bám sát chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Hội đã vận động hội viên nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển đổi phù hợp theo hướng chú trọng vào nhóm cây, con có thị trường tiêu thụ, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất tập trung thông qua các mô hình như: Mô hình cây na dai, mô hình cây hồng không hạt, mô hình nuôi ong lấy mật, mô hình trồng rau bồ khai, trồng gừng, mô hình chăn nuôi trâu...
Hội Nông dân tổ chức bàn giao cây giống cho hội viên nông dân tại xã Yên Thịnh. (ảnh: Thu Trang)
Cùng với đó, Hội Nông dân các cấp đã tranh thủ các nguồn lực khác nhau, tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức được 9 lớp dạy nghề cho 300 hội viên; đồng thời tổ chức cho 3.208 lượt hộ hội viên đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi, kết quả bình xét có 1.071 lượt hộ đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.
Hội Nông dân huyện Chợ Đồn còn làm tốt vai trò cầu nối giữa ngân hàng với hội viên nông dân địa phương, tạo điều kiện để bà con tiếp cận được nguồn vốn vay đầu tư phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất, chăn nuôi. Tính đến nay, Hội đã xây dựng được 73 tổ tiết kiệm vay vốn/ 1.901 hộ vay vốn nguồn Ngân hàng Chính sách xã hội uỷ thác với dư nợ trên 82 tỷ đồng; vay vốn nguồn của Ngân hàng NNPTNT là 1.133,5 triệu đồng/17 hộ vay/4 tổ; Quỹ Hỗ trợ nông dân đã giúp 38 lượt hội viên vay vốn với tổng dư nợ hiện nay là 670 triệu đồng.
Xuất hiện nhiều mô hình tiên tiến
Thông qua các hoạt động trên, nhiều hội viên nông dân của huyện đã ứng dụng có hiệu quả việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các mô hình sản xuất, chăn nuôi trồng trọt và đã mang lại lợi nhuận cao điển hình như: Mô hình kinh doanh dịch vụ của hộ ông Đồng Phúc Eng (xã Xuân Lạc) và hộ bà Triệu Thị Dự (Phương Viên), mô hình chăn nuôi trâu, bò của hộ ông Nguyễn Mạnh Tiến (Bản Thi), mô hình chăn nuôi lợn của ông Hà Văn Cẩn (thị trấn Bằng Lũng), mô hình VACR của hộ bà Trịnh Thị Thơm (Ngọc Phái)...
Cùng với thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, tinh thần tương thân tương ái của hội viên, nông dân còn được phát huy tích cực. Hội đã vận động hội viên, nông dân và các hộ sản xuất, kinh doanh giỏi đóng góp ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo", vận động tương trợ bằng tiền, ngày công lao động, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp (cây, con giống, phân bón) với 5.720 cây giống các loại, 10.400kg phân bón; hỗ trợ về vật chất (gạo, củi đốt) trị giá gần 300 triệu đồng.
Đặc biệt, trong xây dựng nông thôn mới, ngay từ khi có văn bản chỉ đạo của cấp trên, Hội Nông dân huyện Chợ Đồn đã chỉ đạo các cơ sở hội bám sát sự chỉ đạo của cấp ủy, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đồng thời đưa nội dung xây dựng nông thôn mới trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội. Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới và hưởng ứng phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới", các cấp Hội đã tổ chức tuyên truyền về các tiêu chí nông thôn mới để hội viên nông dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, vai trò của nông dân trong việc tham gia thực hiện.
Các cấp Hội đã tổ chức tuyên truyền và vận động hội viên nông dân tham gia hiến 11.334m2 đất, đóng góp tiền, vật tư và ngày công lao động để làm đường giao thông liên thôn, thủy lợi nội đồng, kiên cố hóa kênh mương, xây dựng nhà văn hóa; vận động đóng góp gần 1.547 triệu đồng, 15.657 ngày công lao động, tham gia sửa chữa và làm mới hơn 100km đường giao thông nông thôn, gần 60km kênh mương nội đồng.
Cùng với việc hiến đất và đóng góp ngày công, các chi hội nông dân trên địa bàn còn thi đua hoàn thành các nội dung đăng ký thực hiện trong xây dựng nông thôn mới của địa phương như: Tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ gia đình nông dân văn hoá (xã Xuân Lạc); tham gia xây dựng quy ước, hương ước "Làng văn hoá"... Từ sự chung tay góp sức đó, đến nay, huyện Chợ Đồn có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân số tiêu chí nông thôn mới đạt chuẩn của huyện là 10,4 tiêu chí/xã, có 9 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, 10 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí, không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí.
Theo Danviet
Tỷ phú nông dân "nở rộ" trên quê hương 5 tấn Tham gia "Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi do Hội ND tỉnh Thái Bình phát động, nhiều hội viên nông dân với tư duy đổi mới, năng động, sáng tạo đã đã hăng hái thi đua lao động sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, cho thu nhập hàng trăm triệu đến cả tỷ...