Nghệ An: Bắt vụ vận chuyển cá thể beo lửa quý hiếm
Công an huyện Kỳ Sơn vừa bắt giữ vụ vận chuyển beo lửa quý hiếm.
Sáng 28.3, lãnh đạo Công an huyện Kỳ Sơn ( Nghệ An) cho biết đơn vị này vừa phát hiện và bắt giữ một đối tượng buôn bán động vật quý hiếm nằm trong sách đỏ cần được bảo vệ.
Theo đó, vào ngày 27.3, trong lúc tuần tra kiểm soát, Đội Cảnh sát giao thông Công an huyện Kỳ Sơn phát hiện, bắt quả tang Nguyễn Hữu Phong (SN 1988, trú xóm Sơn Thành, xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) đang có hành vi vận chuyển một cá thể động vật rừng khả năng là beo lửa.
Cá thể Beo lửa bị tạm giữ tại cơ quan điều tra. Ảnh: CQĐT cung cấp
Video đang HOT
Được biết, beo lửa thuộc nhóm IB, được liệt vào danh mục loài nguy cấp quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, cần được ưu tiên bảo vệ.
Nguyễn Hữu Phong khai nhận đã mua cá thể trên với số tiền 7 triệu đồng của một người dân ở xã Huồi Tụ (huyện Kỳ Sơn) và đang trên đường vận chuyển về nhà để nấu cao.
Cơ quan CSĐT Công an huyện Kỳ Sơn đã tạm giữ đối tượng, đồng thời tiến hành giám định cá thể trên để xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo Danviet
Hai mẹ con câu kết bán người sang Trung Quốc
Biết một số đàn ông Trung Quốc có nhu cầu lấy vợ Việt Nam nên từ bên Trung Quốc, mẹ của Lương Văn Khăm (1987, trú xã Chiêu Lưu, H. Kỳ Sơn, Nghệ An) điện về cho con trai tìm người đưa sang Trung Quốc bán sẽ được hưởng 2 vạn NDT (tương đương 60 triệu đồng).
Lóa mắt vì số tiền lớn này, Khăm rủ Vi Thị Lý (1973, trú xã Yên Na, H. Tương Dương) thực hiện hành vi lừa bán phụ nữ qua biên giới. Sau một thời gian ngắn điều tra, cả hai đối tượng này đã bị CAH Tương Dương bắt giữ.
Hai đối tượng buôn người: Lương Văn Khăm và Vi Thị Lý.
Qua công tác nắm địa bàn, CAH Tương Dương phát hiện nhiều phụ nữ và trẻ em vắng mặt tại địa phương lâu ngày nhưng không rõ đi đâu nên CAH Tương Dương lập kế hoạch rà soát. Số liệu CAH Tương Dương nắm được, toàn huyện có khoảng gần 300 phụ nữ và trẻ em không có mặt tại địa phương. Trong số đó, một số người từng là nạn nhân bị dụ dỗ, lừa bán sang Trung Quốc, may mắn bỏ trốn được về Việt Nam. Tuy nhiên, do nhận thức pháp luật hạn chế, các nạn nhân phần vì lo sợ các đối tượng sẽ trả thù, phần vì sau khi trở về địa phương, các nạn nhân được các đối tượng này cho một khoản tiền để "bịt đầu mối" nên hầu hết các nạn nhân không tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng.
Sau một thời gian kiên trì tuyên truyền, thuyết phục và vận động, một số phụ nữ là nạn nhân của các vụ mua bán người đã chịu cung cấp thông tin cho lực lượng CA về việc mình bị lừa bán sang Trung Quốc. Theo trình bày của chị Lữ Thị Q. (1967, trú bản Huồi Xén, xã Yên Na), chị là nạn nhân bị lừa bán sang Trung Quốc và may mắn bỏ trốn được về Việt Nam. Chị Q. cho biết, khoảng tháng 5-2014, nghe theo lời giới thiệu của Vi Thị Lý (1973, trú cùng xã), chị Q. gặp gỡ với một người đàn ông lạ mặt. Theo lời giới thiệu của hai người này, nếu đi làm việc ở Trung Quốc, công việc nhàn hạ, mức lương lại cao. Tin lời người cùng xã, chị Q. đã khăn gói áo quần lên đường "xuất ngoại", tuy nhiên, khi vừa đặt chân sang Trung Quốc, chị Q. đã bị bán cho một người đàn ông Trung Quốc lấy làm vợ. Do bất đồng ngôn ngữ và phải làm vợ một người đàn ông xa lạ, chị Q. cảm thấy chán nản vô cùng. Tuy nhiên, để trốn chạy khỏi chốn "địa ngục trần gian", chị Q. phải lấy can đảm để sống tiếp. Sau khi sinh hạ được 2 đứa con cho chồng, chị Q. dần dần được chồng và gia đình chồng tin tưởng. Đầu năm 2018, lợi dụng sơ hở từ phía nhà chồng, chị Q. đã bỏ trốn về Việt Nam.
Nhận được thông tin cung cấp từ nạn nhân Lữ Thị Q., CAH Tương Dương nhanh chóng xác lập Chuyên án 319N. Sau một thời gian xác minh thông tin và thu thập tài liệu chứng cứ, ban chuyên án (BCA) đã triệu tập Vi Thị Lý lên làm việc nhưng đối tượng không có mặt tại địa phương. Do nạn nhân không biết người đàn ông lạ mặt là ai nên chuyên án rơi vào bế tắc. Tuy nhiên, sau khi thu thập các thông tin, tài liệu từ bị hại, thông qua các đặc điểm nhận dạng, BCA đã dựng lên được chân dung đối tượng nghi vấn đi cùng Lý là Lương Văn Khăm (1987, trú xã Chiêu Lưu, H. Kỳ Sơn).
Ngày 23-1, sau khi nhận được tin Lương Văn Khăm vừa trở về nhà sau chuyến đi sang Trung Quốc thăm người thân, BCA đã lập kế hoạch bắt giữ. Cùng thời gian này, một mũi trinh sát khác cũng bắt giữ đối tượng Vi Thị Lý. Tại CQĐT, Lương Văn Khăm khai nhận có mẹ đang sinh sống tại Trung Quốc. Do nhận thấy một số đàn ông Trung Quốc có nhu cầu muốn tìm phụ nữ Việt Nam để mua làm vợ nên người phụ nữ này đã gọi cho Khăm thông báo, nếu tìm được một người phụ nữ Việt Nam đưa sang Trung Quốc bán thì Khăm sẽ được chia số tiền 2 vạn NDT (tương đương với 60 triệu đồng). Khăm câu kết với Vi Thị Lý và hứa sẽ chia cho Lý 20 triệu đồng nếu tìm được người. Sau một thời gian tìm hiểu, biết được chị Lữ Thị Q. (trú cùng xã) đang cần tìm việc làm nên Vi Thị Lý liền tiếp cận, dụ dỗ chị Q. sang Trung Quốc làm công nhân cho một công ty. Tuy nhiên, sau khi sang Trung Quốc, chị Q. đã được giao cho mẹ Khăm bán với giá 2,5 vạn NDT (tương đương với 70 triệu đồng).
Ngày 25-2, CAH Tương Dương cho biết, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Lương Văn Khăm và Vi Thị Lý để điều tra về hành vi "Mua bán người".
DƯƠNG HÓA
Theo cadn.com.vn
HY HỮU: Xét nghiệm ADN... bò để giải quyết tranh chấp Trong quá trình xét xử, cả nguyên đơn và bị đơn đều đưa ra những bằng chứng khác nhau để khẳng định con bò là quyền sở hữu tài sản của gia đình mình. Khi việc tranh chấp trở nên đỉnh điểm, nguyên đơn Lương Thị Thúy yêu cầu tòa lấy mẫu bò mẹ và bò con để đi xét nghiệm, mong làm...