Nghệ An: Bác sĩ, điều dưỡng hiến máu kịp thời cứu cụ bà trong cơn nguy kịch
3 bác sĩ, điều dưỡng của Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ( Nghệ An) vừa hiến máu kịp thời để cứu cụ bà 88 tuổi qua cơn nguy kịch.
Tính từ trái qua phải, bác sĩ Hiếu, điều dưỡng Phương và bác sĩ Hợp tham gia hiến máu cứu cụ bà
Ngày 24/6, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa TP Vinh (tỉnh Nghệ An) cho biết: 3 bác sĩ, điều dưỡng của bệnh viện vừa hiến máu kịp thời để cứu cụ bà 88 tuổi qua cơn nguy kịch.
Theo đó, vào lúc 8h30′ ngày 23/6, bệnh nhân Nguyễn Thị T. (88 tuổi, trú ở Kỳ Trinh, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) nhập viện Đa khoa TP Vinh trong tình trạng gãy liên mẫu chuyển xương đùi phải, gãy 1/3 trên xương cánh tay phải do ngã, dẫn đến mất máu nhiều.
Gia đình bệnh nhân ở Kỳ Anh, cách TP Vinh hơn 100km; nhà neo người và gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại do giãn cách xã hội.
Vì vậy để truyền máu kịp thời cho bệnh nhân, Bệnh viện Đa khoa TP Vinh đã lập tức liên hệ với Trung tâm Huyết học truyền máu Nghệ An.
Video đang HOT
Tuy nhiên, thời gian qua dịch bệnh diễn biến phức tạp, TP Vinh đang trong thời kỳ thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ nên lượng máu dự trữ khan hiếm.
Trước tình hình đó, CLB ngân hàng máu sống thuộc Đoàn Thanh niên Bệnh viện Đa khoa TP Vinh đã kêu gọi y bác sĩ, các đoàn viên, thanh niên tham gia hiến máu cấp cứu.
Không chút đắn đo, ngần ngại, nhiều y bác sĩ của bệnh viện đã có mặt để trực tiếp hiến máu cứu sống bệnh nhân.
Sau khi thực hiện các xét nghiệm theo quy định, 3 bác sĩ, điều dưỡng gồm: Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Hiếu – Trưởng Khoa Ngoại chấn thương – Phẫu thuật thần kinh; bác sĩ Giản Viết Hợp – Khoa Sản; điều dưỡng Phan Hà Phương – Khoa Nhi đủ các điều kiện và tham gia hiến máu cho bệnh nhân.
Nhờ sự tiếp máu kịp thời của các y bác sĩ bệnh viện, cụ bà Nguyễn Thị T. đã vượt qua cơn nguy kịch. Ca phẫu thuật thành công, và hiện sức khỏe ổn định.
Được biết 3 y bác sĩ này cũng là 3 trong nhiều các y bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa TP Vinh đã tham gia hiến máu tình nguyện nhiều lần.
Ngoài ra, trong thời gian vừa qua, dịch bệnh Covid-19 ở Nghệ An diễn biến phức tạp khi các ca dương tính trong cộng đồng liên tục tăng. Nhiều y bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa TP Vinh đã xung phong lên tuyến đầu, cùng với các lực lượng khác dập dịch.
Hậu quả khó lường khi dọa trẻ
Những lời đe dọa tưởng chừng vô hại trong tuổi ấu thơ có thể vô tình trở thành vấn đề tâm lý rắc rối, thậm chí ám ảnh cho đến tuổi trưởng thành
Mỗi lần con gái 5 tuổi đi bệnh viện là một "cuộc chiến" lớn với chị Phạm M.T (quận Bình Thạnh, TP HCM). "Con tôi cứ thấy bác sĩ, điều dưỡng là khóc, không chịu cho khám. Ngày xưa tôi phải dọa còn quấy sẽ nói bác sĩ chích, cháu mới chịu thôi nhưng giờ không hiệu quả nữa" - chị T. than thở.
Rắc rối "hội chứng áo choàng trắng"
Thạc sĩ - bác sĩ Đinh Thạc, Trưởng Khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), cho biết ông gặp không ít phụ huynh đến bệnh viện, cố làm cho trẻ yên bằng cách nói những câu như "ngồi yên nếu không bác sĩ chích kìa", "bác sĩ có chích không bác sĩ?".
"Việc đem bác sĩ và việc điều trị, chích thuốc ra dọa trẻ là không nên vì chỉ làm trẻ càng sợ hãi, quấy khóc, vùng vẫy nhiều hơn khi đến bệnh viện, gặp các bác sĩ, điều dưỡng, khi thấy ống chích, dụng cụ y khoa... Nhiều trường hợp đã gây khó khăn cho các bác sĩ khi trẻ có bệnh cần nhập viện và xung quanh có nhiều bác sĩ, người mà ngày thường cha mẹ vẫn đem ra để dọa khi trẻ không chịu ăn, mê chơi... Nhóm trẻ 3-6 tuổi hay gặp vấn đề này nhất. Đã có không ít trường hợp bệnh viện phải mời bác sĩ tâm lý đến phối hợp, chơi với trẻ cho trẻ hết sợ bác sĩ rồi mới điều trị được" - bác sĩ Thạc cho biết.
Nên tránh đem bác sĩ ra dọa khi trẻ không ngoan, cần giải thích cho trẻ hiểu sự cần thiết khi đi khám bệnh (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Bác sĩ chuyên khoa II Trần Minh Khuyên - chuyên khoa tâm thần kinh Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 (TP HCM) - cảnh báo về "hội chứng áo choàng trắng", tức cứ thấy người mặc áo blouse trắng là căng thẳng. Hội chứng này không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ mà còn gặp ở nhiều người lớn: hễ vào bệnh viện là tự nhiên huyết áp tăng, nhịp tim tăng dù không có bệnh tim mạch, về nhà lại bình thường. Điều này dẫn đến nhiều rắc rối, ví dụ như nhập viện để phẫu thuật mà huyết áp tăng nên không làm gì được.
"Những bệnh nhân này cần được can thiệp về tâm lý, có thể dùng thêm thuốc giảm huyết áp... thì mới ổn định và bắt đầu điều trị được căn bệnh chính. Đáng nói, "hội chứng áo choàng trắng" rất có thể có nguyên nhân từ nỗi sợ bác sĩ, thông qua lời dọa của cha mẹ từ thời ấu thơ. Có thể khi trưởng thành, bệnh nhân không còn nhớ rõ về sự đe dọa đó nhưng dấu ấn trong tinh thần vẫn còn. Họ không sợ bác sĩ theo kiểu của trẻ em nhưng sẽ bị căng thẳng mà nhiều khi chính bản thân cũng không hiểu vì sao" - bác sĩ Khuyên phân tích.
Dọa ăn, dọa bỏ rơi, dọa đánh: Nhiều hệ lụy
Chị Trần N.T (quận Gò Vấp, TP HCM) đã phải đưa con trai 4 tuổi đến tận 3 phòng khám khác nhau bởi dạo này cháu cứ ăn là khóc, ói nhưng tìm hoài không ra bệnh. Ở nơi cuối cùng, bác sĩ yêu cầu chị đưa bé đi khám tâm lý, lúc đó mới vỡ lẽ: cháu bé vốn hơi mũm mĩm nhưng người mẹ vẫn ép con ăn vì cứ cho rằng cháu kén ăn, dọa không ăn sẽ không thương bé nữa. Lâu ngày, bữa ăn gần như thành nỗi ám ảnh, bé thường vừa ăn vừa sợ, căng thẳng dẫn đến kích thích nôn ói.
Theo bác sĩ Đinh Thạc, dọa để trẻ ăn cũng là một sai lầm phổ biến. Có thể ban đầu trẻ sẽ cố ăn vì sợ cha mẹ phạt. Nhưng lâu dài, cơ thể sẽ sinh ra phản ứng bất lợi. Hình phạt hay sự dọa nạt thường gây ức chế thần kinh, mà hệ thần kinh điều phối nhiều chức năng trong cơ thể, bao gồm hệ tiêu hóa. Hoạt động tiêu hóa không thuận lợi, trẻ càng khó ăn.
Trẻ nhỏ cũng dễ gặp rắc rối từ những lời đe dọa sẽ bị bỏ rơi, dọa đánh. Dù mục đích của lời đe dọa là để trẻ ăn tốt hơn hay tập trung học hơn thì điều này cũng vô tình liên kết việc ăn, việc học... với một nỗi sợ hãi, một trạng thái tinh thần tiêu cực, dẫn đến việc trẻ càng khó thực hiện điều bạn yêu cầu.
Bác sĩ Trần Minh Khuyên lưu ý nếu lời đe dọa chưa thực sự gây rắc rối lớn thì cần ngưng ngay và cố tạo ra môi trường thoải mái trở lại: khi đưa con đi khám bệnh, cần giải thích đơn giản là bác sĩ sẽ giúp con bớt đau, bớt mệt; khi ăn mà thoải mái, không bị ép thì dịch vị sẽ tiết ra tốt hơn, tự khắc trẻ ăn ngon miệng hơn. Còn nếu như trẻ đã có phản ứng sợ hãi quá đáng, ví dụ như hay gào khóc khi đối diện với điều mà bạn lỡ dùng để dọa trẻ, có sự thay đổi về hành vi, tính tình thì nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám.
Cần khéo "ra điều kiện"
Bác sĩ Đinh Thạc gợi ý trong các trường hợp trẻ không nghe lời, thay vì đe dọa trẻ bằng một người nào đó, một thứ gì đó làm trẻ sợ hãi thì hãy dọa nhẹ nhàng bằng cách nhắm tới điều mà trẻ thích, ví dụ như trẻ thích đi chơi, nên ra điều kiện nếu trẻ không học chăm hay không nghe lời khi ra nơi công cộng thì sẽ không được đi chơi nữa.
Hà Tĩnh sẽ vận động hiến trên 7.350 đơn vị máu để cấp cứu người bệnh 3 tháng đầu năm 2021, toàn tỉnh đã tiếp nhận 1.723 đơn vị máu. Hà Tĩnh phấn đấu trong cả năm 2021 sẽ vận động hiến trên 7.350 đơn vị máu để cứu chữa cho người bệnh. Vào khoảng 12h30 phút ngày 11/3/2021, bệnh nhân Đào Thị Liệu (xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh) được chuyển vào Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh...