Nghe 13 bản rock kinh điển chưa bao giờ thất bại với nhiệm vụ làm người khác sợ hãi
Halloween đang đến gần, liệu các fan nhạc rock đã có list nhạc để nghe chưa? Dưới đây là 13 bản nhạc rock chưa bao giờ thất bại trong việc làm người khác sợ hãi. Chúng tôi gợi ý bạn nghe nó vào 3 giờ sáng, khi mà chung quanh không có gì ngoài màn đêm đen đặc bao trùm lấy mọi thứ, mời gọi bạn vào hoặc giấc ngủ, hoặc nỗi hoảng sợ kinh hoàng.
13. JOY DIVISION – “ HEART AND SOUL”
Khi đem ra so sánh với những bài hát trong cùng album “Closer” (1980) như “Isolation” và “Decades” thì bài hát dài 6 phút – “Heart and Soul” hoàn toàn trái ngược với nhịp điệu vui vẻ và nhộn nhịp mà chúng mang lại. Xét về mặt ma quái, đối thủ gần nhất của nó là người anh em nằm ngay sau trong cùng album – “Twenty Four Hours”. Câu hát “Existence, well, what does it matter?” (Tạm dịch: “Tồn tại, ồ, nó có nghĩa lí gì chứ?”) cũng là cách là Ian Curtis – ca sĩ chính của band nhạc Joy Division qua đời ở tuổi 23 trước khi bản thu được phát hành, bắt đầu phần điệp khúc cuối cùng của mình. Đâu đó trong bài hát văng vẳng những từ ngữ báo trước một điềm không lành như “soulless”, “pitiful”, “abyss” và “savagery”. (Tạm dịch: “vô hồn”, “thương hại”, “vực sâu” và “tàn bạo”). Nhịp bass và trống ở khúc intro đã tạo nên một nhịp khóa khéo léo để lại một khoảng trống rộng cho Curtis bắt đầu phần hát của mình, đồng thời tiếng guitar bắt đầu hòa vang vào trong đoạn mix tạo tiền đề cho sự cao trào. Vào năm 1997, tiêu đề “Heart and Soul” đã được đặt cho box set gần như hoàn thiện của Joy Division.
Phút lạnh sống lưng: Kéo dài trong suốt đoạn điệp khúc: “Heart and Soul, one will burn” (Tạm dịch: “Trái tim và linh hồn, một trong hai sẽ bùng cháy”). Curtis rên rỉ câu hát chỉ sáu từ với giọng điệu cam chịu, nhưng đồng thời chúng cũng mang bóng dáng của những tiếng thét chói tai.
12. NICK CAVE AND THE BAD SEEDS – “ THE MERCY SEEDS”
Tại thời điểm này thì cuộc đấu tranh của Nick Cave với vấn đề tôn giáo đã đi vào dĩ vãng. Tuy nhiên quay lại vào những năm 1988, nội dung lời bài hát lại không phải là điều khiến “The Mercy Seat” trở nên đáng sợ. Nó giống như những luồng động lực, một chuỗi những thay đổi liên tục khiến bạn cảm thấy như bạn vừa ở trong một ngôi nhà lễ hội vui vẻ được tổ chức bởi một kẻ xử lý rắn. Bắt đầu bằng những câu hát trầm từ sâu trong họng, sau đó ngay lập tức vang lên cùng lúc, đi kèm với tiếng violin xôn xao ổn định, giọng hát của Cave khiến người nghe cảm giác như đang lắng nghe một điệu post-punk dù thực chất bài hát lại chẳng liên quan gì đến thể loại đấy.
Phút lạnh sống lưng: Ngay từ câu hát mở đầu đầy méo mó.
11. EMA – “BUTTERFLY KNIFE”
Dao bướm không phải là một trò đùa, bạn sẽ mất đi da thịt và ngón tay nếu bạn không dùng nó đúng cách. Dưới đây là một phương án để cứu rỗi: “Only God can make it right. In the desert underneath the light. It’s 20 kisses with a butterfly knife.” (Tạm dịch: “Chỉ có Chúa mới có thể làm cho nó trở nên đúng đắn. Trong hoang mạc dưới ánh sáng. Đấy là 20 nụ hôn với con dao bướm.”) Với âm thanh méo mó và tiếng hét như của ma nữ Banshee, EMA đọc lên lời bài hát như một con ma đầy sợ hãi. Và cô ấy cũng chính là một kẻ nhún nhường. Bài hát nghe như thể cô đang cười đùa khúc khích vào những xác thịt nhỏ bé mà chúng ta yêu thương. Nó như đang nói “Can you think of a good reason not to leave that compromising physical state that you’re in?”. (Tạm dịch:”Bạn có thể nghĩ ra một lí do tốt đẹp nào đó để không rời bỏ trạng thái vật chất mà bạn đang ở trong đó không?”) “Butterfly Knife” gần như là một đường biên giới đầy huyền bí không thể dịch chuyển được, và đương nhiên bạn sẽ chẳng bao giờ có đường quay lại.
Phút lạnh sống lưng: Kể từ khi giọng nói của EMA vang lên, tất cả đều nghe như thể âm thanh đến từ thế giới bên kia.
10. SONIC YOUTH – “DEATH VALLEY ‘69″
Sự điều chỉnh tiếng guitar kì lạ của Lee Ranaldo và Thurston Moore đôi lúc thường được công nhận là quái dị, tuy nhiên single “Bad Moon Rising” lại hết sức đáng sợ. Như được lấy cảm hứng từ những vụ án hại người của gia đình Manson (hắn và nhóm gia đình của hắn sống tại thung lũng chết California, và vụ án hại người của gia đình Manson diễn ra vào năm 69), Moore gầm lên rền rĩ như một người bị bỏ rơi giữa hoang mạc, giận dữ, buộc phải “hit it” (tạm dịch: “đâm tiếp”) khi cô gái gào thét, ranh giới giữa bạo lực và tình cảm như đang bị xóa nhòa. Cộng thêm với những tiếng hát rên rỉ đầy đau đớn của ca sĩ khách mời Lydia Lunch và tiếng bass của Kim Gordon, và bạn đã có một chuyến đi tăm tối xuyên qua bầu trời cháy rực đơn độc.
Phút lạnh sống lưng: Khi mà Lunch và Moore cùng hòa giọng vào câu hát “Deep in the valley. In the trunk of an old car”.
9. THE FALL – “HIP PRIEST”
“Hip Priest”, bài hát được ra mắt trong album tuyệt vời năm 1982 của The Fall – Hex Enduction Hour, thực sự là một bài hát đáng kinh hãi. Có thể là bởi vì nó quá vững chãi. ‘ ‘Hip Priest’‘ không chỉ là một vết chém ngắn ở ngay tĩnh mạch, mà còn là một cú hù giật mình từ phía sau bức tường gạch. Với bảy phút chậm rãi, nó vẫn chỉ chần chừ nán lại tại đấy, khúc mở đầu khiến người nghe cảm giác như một bản nhạc jazz nhẹ nhàng đầy kì quái rồi sau đó vụt lên cao trào với một bản guitar đầy hỗn độn giữa chừng trước khi quay trở lại với cảm giác gần như không có gì.
Phút lạnh sống lưng: Tại thời điểm, khi mà Smith lầm bầm câu: “He’s not , Appreciated” (Tạm dịch: “Anh ấy không được, đánh giá cao”) và đó cũng chính là khoảnh khắc khi ma cà rồng Nosferatu xuất hiện từ phía sau cánh cửa.
8. RADIOHEAD – “CLIMBING UP THE WALLS”
OK Computer là một album không một chút đơn điệu, nhưng có một thứ xuyên suốt đó chính là sức căng bao trùm từng nốt nhạc tới từ tiếng thét của Thom Yorke. Khi sức căng đó chạm tới tai, bạn sẽ phải mong đợi một khoảnh khắc để được giải thoát khỏi nó, nhưng sẽ không vì thế mà nó trở nên kém hấp dẫn hơn. Từ sự nổi bật đến từ bài hát khép lại album “Closing Tourist”, tới sự hưng phấn trong “Let Down”, “Climbing Up The Walls” lại để lại trong ta một sự kinh hoàng vô tận. Từng nhịp gõ trống rỗng vô vị cùng với những tiếng rít kể lại câu chuyện về một kẻ bám đuôi (stalker), bằng một giọng falsetto méo mó đầy uất hận, bộc lộ rõ con người điên loạn của Yorke. Một vụ hại người được kể lại, hay phải chăng là tự sát? Họa có chăng là nỗi hoảng loạn về sự tồn tại của bản thân? Dù bạn có hiểu theo cách nào, tiếng hét xé lòng đó sẽ không dễ dàng quên đâu.
Phút lạnh sống lưng: Tiếng hét của Thom Yorke ở cuối bài tựa như anh ta đang thực sự bị sát hại.
7. PRIMUS – “MR.KRINKLE”
Bạn có tưởng tượng được khi mà kẻ sát nhân giải thích một cách bình thản và tự nhiên về một giọng nói thì thầm vang lên trong đầu hắn bảo rằng hắn nên chặt nhỏ từng phần cơ thể của người đưa thư rồi đem đi trang trí nhà hàng xóm? Vậy thì tôi khá chắc rằng giọng nói mà hắn nghe thấy cũng giống như giọng hát nhợt nhạt của Les Claypool trong “Mr.Krinkle” văng vẳng suốt tiếng bass khô khốc đáng sợ. Liệu một bài hát như thế vẫn chưa đủ phiền phức với bạn? Vậy thì hãy xem qua MV với một chú lợn đánh bass trong ngôi nhà bỏ hoang cùng dàn diễn viên xiếc. Tất cả như một nồi lẩu thập cẩm đáng sợ.
Phút lạnh sống lưng: Phần bass điên cuồng mở đầu bài hát, nghe như thể một chiếc cưa máy đang cứa vào xương người – và tự tận hưởng từng phần của chính nó.
6. NIRVANA – “POLLY”
“Polly” được lấy cảm hứng từ một vụ án hiếp dâm và tra tấn của một cô bé 14 tuổi tại Tacoma, Washington. Và đấy không phải là phần đáng sợ của bài hát. Điều khiến “Polly” trở nên đáng quan ngại đó chính là quan điểm của Kurt Cobain, điều đã ám ảnh vào trong tâm trí của kẻ hiếp dâm và bắt cóc trẻ em hang loạt – Gerald Friend. Không cần dung đến các tiếng gào, thét thường thấy trong các bản nhạc rock, Cobain nhẹ nhàng miêu tả từng chi tiết đời thực (dây thừng, con dao, máy hàn điện) cùng với các phép ẩn dụ ( “let me clip your dirty wings” – tạm dịch: “hãy để ta ghim lấy đôi cánh dơ bẩn của em”) dựng nên trong đầu người nghe một khung cảnh vụ án đầy ám ảnh.
Phút lạnh sống lưng: Câu hát “Polly says her backs hurts. She’s just as bored as me.” (Tạm dịch: “Polly nói rằng em ấy đau lưng. Em ấy cũng chỉ tẻ nhạt như ta mà thôi.”)
5. THE DOORS – “NOT TO TOUCH THE EARTH”
“We should see the gates by mornin’. We should be inside the evenin” (Tạm dịch: ‘Chung ta nên thây nhưng canh công vao buôi sang. Chung ta nên lăng trong buôi tôi’) Jim Morrison ngân nga, cuôn ngươi nghe theo tưng câu hat. Nhưng co ve như no la chưa đu vơi cac nha phê binh. Album thư 3 cua The Doors la Waiting for the sun tưng bi đanh gia thâp, vơi bai hat ‘Not to touch the Earth’, bai hat mang mau săc cua quy ngay trong giai điêu – thư đa khiên Morrison bi hâp dân va loan tri. Đươc truyên cam hưng tư nha nhân loai hoc James Frazer, bai hat mang y nghia đa chiêu va cưc ki sâu săc, la lơi ai oan giưa thiên đang va đia nguc, la lơi am chi vê nhưng thư đa bi che lâp trong nên chinh tri cua nhưng năm 60. Terror con tâm sư ‘ Not to touch the Earth’ gắn kết tưng thanh viên thê hiên se truyên đên cam giac phiêu lâng cua thê loai rock jazz – giai điêu mang mau săc riêng nhât cua The Doors.
Phút lạnh sống lưng: Vào phút 1:35 khi Morrison giận giữ và bạo lực vang lên lời cảnh báo: “Dead president’s corpse in the driver’s car. The engine runs on glue and tar” (Tạm dịch: “Xác chết của vị tổng thống nằm trong xe của tài xế. Động cơ chạy trên keo và nhựa đường.”)
4. PINK FLOYD – “CAREFUL WITH THAT AXE, EUGENE”
“Careful with that axe, Eugene” là loại tên bài hát sẽ hằn sâu vào trí óc bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên: độc đáo, mang theo điềm báo, hài hước một cách tối tăm và đầy sự bí ẩn. Bạn sẽ bị cuốn vào nền nhạc organ nhẹ nhàng phiêu lãng mà đầy bí ẩn, những âm D trên tiếng bass, bộ gõ leng keng, tiếng guitar thánh thót văng vẳng. Và sau đấy là giọng nói thì thầm vô nghĩa của Roger Waters, huýt sáo vào mic, và truyền đến những tiếng thét mỏng nhẹ đầy ám ảnh. Từng nốt nhạc dệt thành một mạng nhện cuốn lấy cơ thể bạn khiến trong bạn nảy sinh một nỗi bất an khó hiểu. Phảng phất trong không gian những mối đe dọa, những mối nguy hiểm không thể gọi tên, nhưng bài hát sẽ như một liều thuốc mê đánh bạn rơi vào trạng thái gần như mê ngủ.
Phút lạnh sống lưng: Không cần nói nhiều, đó chính là giây phút mà Waters phát ra tiếng hét kéo dài suốt 20 giây bằng cả nội lực cơ thể (Để cảm nhận rõ nhất, có thể tua đến phút thứ 3:06 của bản trình diễn trực tiếp tại Live at Pompeii.)
3. SWANS – “WHERE DOES THE BODY ENDS?”
Album The Seer đa mang Swans trơ nên nôi tiêng bơi sư sơ hai kinh hoang ma no mang lai cho ngươi nghe, tuy nhiên Michael Gira and Co đa đao sâu vao thê loai mang tinh chât am anh nay trong nhiêu thâp ki. ‘ Where does a body end?’ (Trong album The Great Annihilator 1994) khiên ngươi nghe cam thây mât phương hương bơi yêu tô rung rơn, chêt choc ma Gira tao ra, bơi tinh chât am anh đên ngươi nghe nên no đa đươc đăt ra nhưng câu hoi cho giơi han vât chât cua sư tôn tai: “I saw you kneeling on a desert plateau. Your eyes were melting inside your skull. The wind was burning holes into my skin. Where does a body end?” (Tam dich: Tôi thây ban quy trên cao nguyên sa mac. Đôi măt ban tan chay tư trong tri oc. Gio đang đôt chay tưng lô hông trên da tôi. Cơ thê kêt thuc ơ đâu)
Phút lạnh sống lưng: Nguyên bài hát luôn phủ đầy sự ngột ngạt, những nỗi sợ ngổn ngang đầy khó hiểu, tuy nhiên câu hỏi bâng quơ của Gira lại chính là điều khiến tim thót lên một nhịp, mang đầy nỗi buồn, sự lo lắng, bối rối và trống rỗng: “Where does a body mean?” (Tạm dịch: “Cơ thể có nghĩa là gì?”)
2. THROBBING GRISTLE – “HAMBURGER LADY”
Tiêu đề bài hát có thể sẽ làm bạn liên tưởng đến những người phụ nữ khổng lồ với than hình sồ sề nhưng lại di chuyển nhanh một cách khó hiểu, bắt cóc những đứa trẻ sau giờ học, rồi cho chúng nó vào máy xay thịt. Trên thực tế, bài hát lại nói về một nạn nhân bị bỏng – không phải là điều mà bạn sẽ đoán được nếu không có một bản lời bài hát trước mắt. Với nghệ thuật thực sự của Throbbing Gristle, các ngôn từ luôn khó mà giải mã được.
Phút lạnh sống lưng: Giây phút khi mà tiếng động cơ vang lên, trong khoảng 20 giây. Mọi thứ luôn đáng sợ hơn khi chúng tiếp cận mình từ phía xa.
1. SUICIDE – “FRANKIE TEARDROP”
Và bạn vẫn nghĩ The Jungle của Upton Sinclair là đáng sợ ư? Hãy nghe thử câu chuyện khốn khổ về cái vô sản và thêm vào bối cảnh làn sóng âm nhạc No Wave của bộ đôi Suicide đến từ New York. Đó chính là “Frankie Teardrop”. Trong cuốn sách về 31 bài hát, tác giả Nick Hornby đã gọi bài hát này là thứ bạn nghe ‘duy nhất chỉ một lần’, có thể là vì ông đã sợ hãi mặt tối của sự thật chăng? Đừng sợ. Hay hơn nữa, tôn vinh bóng tối đó đi. Hãy để sự kinh hãi len lỏi, lan tỏa trong tâm trí, dù chỉ kéo dài 10 phút, nhưng cũng đủ để bạn cảm nhận trọn vẹn sự hồi hộp đầy chân thực. Bruce Springsteen, quá đam mê với giai điệu này, đã tự tách mình khỏi thế giới bên ngoài, nghe đi nghe lại chúng, và cuối cùng cho ra đời “Nebraska” năm 1982, một giai thoại giống như một câu chuyện ngắn của Clive Barker, phải không? Hellraiser thì không, nó còn đáng sợ hơn thế.
Phút Lạnh Sống Lưng: Tiếng hét đầu tiên của Alan Vega lúc 3:34 là một phát bắn vào đầu. Nhưng viên đạn không dừng lại cho đến khoảng 25-30 giây sau đó, khi anh ta nói, “Frankie looked at his wife. Shot her” (Tạm dịch: “Frankie nhìn vào vợ hắn. Bắn cô ấy.”) thì nó bắn thẳng vào tiếng kêu gào thảm thiết.
Theo TinNhac
Những tựa game zombie kinh điển khó lòng bỏ qua
Hãy cùng điểm lại những tựa game zombie kinh điển mà người chơi khó lòng bỏ qua.
Sở dĩ zombie thường xuyên xuất hiện trong các bộ phim điện ảnh là do cách thức tấn công đặc biệt và vẻ ngoài khủng bố của chúng tạo ra những kích thích mạnh về mặt thị giác cho người xem, đồng thời khơi gợi sự tò mò của đông đảo người xem. Cùng với sự phát triển của hiện tượng này, đủ loại tiểu thuyết, phim ảnh và trò chơi lấy đề tài về zombie lần lượt tung ra thị trường. Dưới đây xin điểm qua một số tựa game zombie kinh điển mà người chơi không thể bỏ qua.
1. Serie Resident Evil
Từ khi được phát hành vào năm 1996, Resident Evil đã gây được tiếng vang lớn và được coi là siêu phẩm game kinh dị kinh điển trong kinh điển. Game mang đến cho người chơi những trải nghiệm kích thích cùng những con quái vật ghê rợn và nguy hiểm luôn rình rập khắp mọi nơi. Nếu là một người chơi yêu thích game có chủ đề về zombie thì các tựa gamethuộc serie Resident Evil chắc chắn là cái tên không thể bỏ qua.
2. Left 4 Dead 2
Left 4 Dead 2 nhận được sự yêu thích của người chơi vì có chế độ co-op cho phép người chơi cùng trải nghiệm tựa game với bạn của mình. Tựa game này có tiết tấu nhanh, người chơi và 3 thành viên khác trong đội sử dụng vũ khí trong tay để mở đường máu thoát khỏi bầy zombie đông nghịt. Game sở hữu một hệ thống vũ khí khá đặc biệt với những vũ khí cận chiến như đao võ sĩ hay cưa điện, mang đến cho người chơi những trải nghiệm chặt chém chân thật.
3. The Walking Dead
Có thể nói đây là một trong những tựa game đình đám lấy đề tài về zombie, được xây dựng dựa trên bộ phim điện ảnh nổi tiếng Xác Sống. Ngay sau khi phát hành The Walking Dead đã bội thu cả về doanh số và danh tiếng, đưa nhà phát triển Telltale Games của game lên "ngồi cùng mâm" với những ông lớn trong làng game. The Walking Dead sẽ đưa người chơi trở lại thế giới điện ảnh của Xác sống với những con zombie đáng sợ. Mỗi một sự lựa chọn khác nhau của người chơi sẽ đẩy tình tiết phát triển theo những phương hướng khác nhau, những kết cục khác nhau. Đồng thời, hành động của người chơi cũng sẽ ảnh hưởng tới thái độ và hành vi của NPC. 4. Dead Rising 2 Khác với những tựa game zombie truyền thống, Dead Rising 2 lại sở hữu đồ họa và phong cách tươi sáng. Trong thế giới zombie đầy nguy hiểm rình rập, người chơi có thể sử dụng những đồ vật không hề bắt mắt để chế tạo nên vũ khí và những nhu yếu phẩm khác cho mình, đây cũng là điểm sáng của tựa game.
Dead Rising 2 còn sở hữu một cốt truyện đầy tính nhân văn, trong game, người chơi vào vai tay đua Chuck Greene có con gái bị nhiễm bệnh dịch, trong thời gian hạn định người chơi phải tìm ra vắc xin để cứu con gái mình. Không những phải chiến đấu với lũ zombie ghê rợn, Chuck còn phải đối mặt với lời cáo buộc của quân đội vì tội làm lây lan dịch bệnh. Tuy vẫn còn nhiều 'sạn' gây khó chịu, nhưng với gameplay thú vị, Dead Rising 2 vẫn trở thành một tựa game zombie kinh điển được lòng người chơi.
Theo kenhtingame
Những lý do khiến bạn không nên bỏ qua Võ Lâm Truyền Kỳ H5 Là tựa game đa nền tảng, Võ Lâm Truyền Kỳ H5 giúp cho tất cả người chơi được sống lại thời luyện cấp cày đồ kinh điển khi xưa của dòng game Võ Lâm. Võ Lâm Truyền Kỳ là một thương hiệu đã trở thành một huyền thoại game online ở thị trường Việt Nam. Không chỉ là tựa game online đặt nền...