“Ngày vợ đẻ, tôi đã làm 1 việc tày trời”
Lúc ấy, tôi quyết định làm một việc làm tày trời. Tôi nhận một bé trai mới sinh trước đó 5 ngày bị mẹ bỏ rơi ở bệnh viện làm con trai.
Tôi là con trai cả trong một gia đình truyền thống ở ngoại thành Hà Nội. Dưới tôi có một em trai và một em gái. Em trai tôi đã lập gia đình với một phụ nữ người Úc và định cư ở đó. Còn em gái đang học đại học. Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã gánh trọng tránh là cháu đích tôn, nối dõi tông đường. Năm 24 tuổi, tôi kết hôn với người con gái tôi yêu. Lúc dẫn bạn gái về nhà ra mắt, người nhà tôi có vẻ không thích với lý do nhìn người là biết chỉ đẻ được con gái. Lúc ấy, tôi phải mang hết lý lẽ khoa học, cộng với năn nỉ, giận dỗi, nhà tôi mới đồng ý cho cưới.
Lấy nhau rồi, chúng tôi ở cùng bố mẹ. Vợ tôi là một phụ nữ hiền làn, dịu dàng hết mực. Chính vì điều đó đã xóa đi thành kiến ban đầu của mẹ tôi. Mọi việc trong nhà, đặc biệt nhớ các ngày cũng giỗ, làm cỗ, đối nhân xử thế, cô ấy rất khéo léo, không ai chê vào đâu được. Cô ấy cũng hiểu chúng tôi cần sớm có con trai để ông bà yên lòng.
Suốt chục năm nay, tôi phải chịu cảnh cắm mặt ngồi mâm dưới, rồi tiếng bấc tiếng chì.
Thế nhưng 2 lần vợ tôi sinh đều là 2 cô công chúa. Bản thân tôi mong có con trai nhưng không đến mức quá đặt nặng vấn đề. Tôi chỉ mong các con ngoan ngoãn, học giỏi, thành tài. Thế nhưng còn mong mỏi của cả gia đình về thằng cháu đích tôn và họ hàng trông vào nữa…
Video đang HOT
Suốt chục năm nay, tôi phải chịu cảnh cắm mặt ngồi mâm dưới, rồi tiếng bấc tiếng chì. Tâm trạng tôi rối bời thì vợ tôi cũng chẳng được thanh thản. Hai vợ chồng tôi muốn ra ở riêng cũng phải đợi các cụ chia cho miếng đất. Nhưng vì quan điểm các cụ là không làm “công đức suông” cho nhà người ta. Ý là, chia cho hai cô cháu gái rồi sau này chúng nó vác hai thằng rể về chiếm nhà. Bố tôi thì thở ngắn than dài, bảo tôi không có được thằng cu thì nhắm mắt không yên.
Khổ nỗi vợ chồng tôi cũng đã chạy chữa khắp nơi, ai nói thầy tốt là đến khám, bốc thuốc ngay. Chỉ tội cho vợ tôi, vừa tất bật chăm sóc hai đứa con nhỏ, vừa vất vả chuyện nhà, lại đôn đáo khắp nơi tìm thầy tìm thuốc. Chưa kể cô ấy còn phải chịu áp lực về tinh thần. Nhìn vợ mà tôi xót cả lòng.
Thế rồi tin vui đến với vợ chồng tôi như mặt trời ló rạng sau cơn mưa. Vợ tôi có thai lần thứ 3. Hôm đi siêu âm, bác sĩ bảo đích thị là thằng cu, vợ chồng tôi mừng rơi nước mắt. Khỏi phải nói cả họ tôi vui thế nào. Bố tôi thì đang ốm nằm bẹp giường bỗng bật dậy đi dọn dẹp bàn thờ, thắp hương.
Nhưng niềm vui đến với vợ chồng tôi không trọn vẹn. Ngày sinh con, vợ tôi trong tình trạng nguy kịch, bác sĩ bảo chỉ được chọn hoặc mẹ, hoặc con. Tôi gần như suy sụp, phát điên trong bệnh viện. Đứa con trai – hi vọng cuối cùng của vợ chồng tôi không còn. Nếu biết được tin dữ, chắc vợ tôi sẽ chết mất.
Lúc ấy, tôi quyết định làm một việc làm tày trời. Tôi nhận một bé trai mới sinh trước đó 5 ngày bị mẹ bỏ rơi ở bệnh viện làm con trai, thay cho đứa con ruột xấu số của mình. Tôi tự nhủ, mình không có công sinh thành, nhưng có công dưỡng dục, chắc thằng bé không phụ lòng mình, trời không phụ lòng người.
Đến giờ, vợ tôi vẫn chưa biết đứa con trai mà cô ấy từng giây từng phút nâng niu chăm bẵm như “cục vàng”, lại không phải là giọt máu của chúng tôi…
Theo Người Đưa Tin
Hà Nội: Chồng đỡ đẻ cho vợ ngay trên taxi
Thấy thai phụ có dấu hiệu chuyển dạ, gia đình gọi xe taxi đưa đến Bệnh viện Bạch Mai để sinh nở. Tuy nhiên, chưa kịp đến bệnh viện thì thai đã xổ ra ngoài. Người chồng đã phải làm "bà đỡ" bất đắc dĩ giúp vợ sinh con.
Trước đó, khoảng 7h45 phút sáng 30/7, thai phụ L.T.V ( 35 tuổi) có dấu hiệu chuyển dạ với các biểu hiện lâm râm đau bụng; được gia đình gọi xe taxi đưa đến Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội. Tuy nhiên trên xe taxi, chị V. xuất hiện 3 cơn đau bụng dữ dội; chưa kịp tới bệnh viện, chị V. đã sinh con trên taxi.
May mắn người chồng đi cùng đã đỡ đẻ, quấn khăn tã cho con rồi đặt nguyên em bé với dây rốn lên bụng vợ, tiếp tục di chuyển đến bệnh viện.
Sản phụ và em bé khi được đưa từ taxi vào khoa cấp cứu. Ảnh: BS LQC
Khi đến khoa cấp cứu BV Bạch Mai, điều dưỡng Nguyễn Mạnh Chung đã đón hai mẹ con sản phụ từ xe taxi vào khoa cấp cứu. Các bác sĩ nhanh chóng ủ ấm, hút đờm dãi cho bé, kẹp và cắt dây rốn.
Em bé là một bé trai nặng 3,5kg, khóc to, hồng hào. Ngay sau khi xử trí cấp cứu xong, hai mẹ con sản phụ đã được chuyển xuống khoa sản và hiện tình trạng sức khỏe cả hai mẹ con đều ổn định.
Theo BS Lương Quốc Chính, khoa Cấp cứu (BV Bạch Mai), có thể do đã sinh nở 2 lần (đây là lần sinh thứ 3 của sản phụ) nên quá trình chuyển dạ diễn biến nhanh hơn, khiến chị không kịp tới bệnh viện.
"Đẻ rơi" trên đường đi tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho mẹ và thai nhi như có nguy cơ chấn thương, rách âm đạo, rách âm hộ và tầng sinh môn; Sót nhau, sót màng ối; Băng huyết và đờ tử cung; Vỡ tử cung; Sốc mất máu; Nhiễm trùng hậu sản...
Với em bé khi sinh không có sự hỗ trợ của các bộ y tế cũng có nhiều nguy cơ kèm theo, như: Ngạt và sặc ối trong khi thai xổ; Chấn thương thai; Hạ thân nhiệt thai nhi; Nhiễm trùng...
Vì thế, để tránh tình trạng đẻ rơi trên đường tới viện, các sản phụ nên khám thai định kỳ, ước tính ngày sinh đẻ. Gần đến ngày sinh phải hết sức lưu ý các cơn co tử cung. Khi có các dấu hiệu chuyển dạ đẻ, không nên chủ quan và cần đi khám ngay và hãy tới khám ở cơ sở y tế gần nhất. Đặc biệt với những người sinh con dạ thường quá trình chuyển dạ nhanh hơn con so. Như trường hợp này, sau 3 cơn co tử cung dữ dội, chỉ sau khoảng 30 phút em bé đã chào đời.
Tú Anh
Theo Dantri