Ngáy to nguy hiểm
Nêu tiêng ngay không chi to ma con nghe như thê ban bi nghet thơ, co thê la triêu chưng cua bênh ngưng thơ khi ngu.
Tình trạng này xảy khi các cơ ở vùng hầu họng thả lỏng, thu hẹp đường thở và giảm lượng oxy đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não bộ. Để duy trì sự sống, cơ thể sẽ chuyển sang cơ chế tự bảo vệ, khiến bạn thức giấc để mở lại đường thở, theo bác sĩ Tan Teck Shi, trưởng khoa hô hấp của SingHealth Polyclinics. Đây là lý do khiến tiếng ngáy to dần, sau đó dừng lại và tiếp nối bằng nhịp thở hổn hển. Điều này lặp lại hàng đêm, tra tấn đôi tai người nằm cạnh.
Nguyên nhân bệnh và biến chứng
Chắc chắn bạn sẽ không thể ngủ ngon vì thức giấc nhiều lần, bị mệt, đau đầu hoặc tăng cân. Nhưng đó không phải là tất cả. Bác sĩ Tan cho biết: “Sự kết hợp giữa giấc ngủ bị xáo trộn và thiếu oxy có thể dẫn đến tăng huyết áp, bệnh tim, suy tim, nhịp tim bất thường hoặc thậm chí đột quỵ.
Rối loạn cảm xúc, buồn ngủ, trầm cảm và vấn đề về trí nhớ cũng có thể xảy ra. Các vấn đề liên quan khác bao gồm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và rối loạn chức năng tình dục. Thừa cân thường đi kèm với tuổi tác sẽ làm bệnh xấu hơn do các cơ yếu đi, đồng thời mô quanh cổ và họng dày lên.
Theo bác sĩ Tan, lệnh có thể bắt nguồn từ yếu tố bẩm sinh như đường dẫn khí trong lỗ mũi hẹp hơn do sụn ngăn cách hai lỗ mũi bị lệch. Các mô mềm phát triển trên niêm mạc mũi, xoang, cổ họng hoặc amidan là những yếu tố khác. Hormone tuyến giáp thấp hoặc suy giáp có thể gây yếu cơ và mô mỡ tích tụ xung quanh đường hô hấp trên, dẫn đến hiện tượng ngáy.
Nếu bạn ngáy khi bị dị ứng hoặc cảm lạnh, nguyên nhân có thể do các loại thuốc bạn dùng. Bác sĩ Tan cho biết: “Thuốc có thể làm giãn cơ, khiến vùng xung quanh cổ họng và đường thở bị chùng xuống trong khi ngủ, xuất hiện tình trạng ngáy”.
Cách chẩn đoán
Để chẩn đoán bệnh, bạn có thể trải qua bài kiểm tra giấc ngủ tại nhà. Theo đó, bạn phải đeo một thiết bị giám sát như đồng hồ đeo tay. Một đầu dò được gắn trên ngón tay dùng để theo dõi nồng độ oxy, nhịp mạch và trương lực động mạch ngoại biên. Bộ phận cảm biến ở ngực sẽ đo chuyển động cơ thể và mức độ ngáy.
“Bệnh nhân sẽ đeo các thiết bị này khi ngủ. Thông thường chỉ mất một đêm để hoàn thành bài kiểm tra”, bác sĩ Tan cho hay.
Các bài tập giúp giảm ngáy
Một trong những biện pháp đơn giản là nằm nghiêng. Theo bác sĩ Tan, bệnh nhân thường ngáy ít hơn khi ở tư thế này so với việc nằm ngửa.
Giống như các cơ trên cơ thể, các cơ điều khiển lưỡi và những cơ ở hầu họng cũng có thể khỏe hơn nhờ luyện tập, bác sĩ Ruebini Anandarajan, trưởng khoa răng miệng tại SingHealth PolyClinics cho biết. Bạn có thể thực hiện các bài tập rèn luyện đường hô hấp trên, tốt nhất là dưới sự giám sát của chuyên gia về giấc ngủ.
Video đang HOT
Bác sĩ Anandarajan liệt kê 5 bước đơn giản bạn có thể thử ít nhất một lần mỗi ngày:
Bước 1: Mở rộng miệng và thè lưỡi về phía cằm. Giữ ít nhất 5 giây. Lặp lại 5 lần.
Bước 2: Miệng mở, uốn lưỡi ngược lên trên về phía vòm họng. Lặp lại tối đa 5 lần.
Bước 3: Đưa lưỡi chọc vào má trái và má phải của bạn liên tục trong 5 giây. Bạn có thể thêm lực bằng cách dùng tay ấn vào má.
Bước 4: Giữ cho lưỡi nằm giữa môi và nuốt nước bọt. Lặp lại tối đa 5 lần.
Bước 5: Hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng trong khi đôi môi khép vào như thể bạn đang thổi bóng bay. Thở ra trong 5 giây. Bạn có thể lặp lại động tác này tối đa 10 lần.
Cách điều trị khác
Theo bác sĩ Tan, nếu người bệnh có nhu cầu điều trị theo phương pháp tiêu chuẩn, cho hiệu quả cao, thì máy thở áp lực dương (CPAP) là một lựa chọn. Liệu pháp này giúp bơm khí vào đường thở để người bệnh không ngất đi khi ngủ.
“Độ ồn của máy thường nhỏ hơn 30 dB, tương đương với tiếng thì thầm. Hơn nữa, dữ liệu về phản ứng của bệnh nhân với việc điều trị có thể lưu trên thẻ nhớ hoặc ứng dụng trên điện thoại di động và máy tính”, ông nói thêm. Điểm trừ của cách này là bạn phải đeo mặt nạ để giúp bơm khí vào mũi khi ngủ, có thể gây vướng víu.
Một chiếc máy thở áp lực dương. Ảnh: SingHealth .
Một cách phương pháp khác là sử dụng các thiết bị lắp vào miệng do nha sĩ chỉ định. Bác sĩ Anandarajan cho biết: “Dụng cụ này đưa hàm dưới về phía trước một chút để mở đường thở. Với hạn sử dụng khoảng 3 năm, nó có các vít và đầu nối để điều chỉnh theo từng cá nhân dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân cần đi kiểm tra thường xuyên do hàm và khớp cắn có thể thay đổi theo thời gian”.
Tuy nhiên, bác sĩ Tan nhận xét phương pháp này cũng có hạn chế như làm chảy nước bọt quá nhiều, miệng khô, nhai khó, đau răng lợi, đau đầu, mỏi hàm. Về lâu dài, dụng cụ có thể gây ra những thay đổi về răng và khớp cắn. “Vì vậy, chúng chỉ được chỉ định và lắp bởi các chuyên gia nha khoa điều trị chứng rối loạn hô hấp liên quan đến giấc ngủ”, bác sĩ Tan khuyến cáo.
Cô gái mảnh mai ngáy như sấm khi ngủ khiến hàng xóm phải sang gõ cửa, bác sĩ tiết lộ tình trạng: Rất nghiêm trọng, có thể tử vong
Ngáy ngủ có phải là phản xạ bình thường và vô hại hay không, hay là nó cũng có thể có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe?
Sống với một người vừa ngủ vừa ngáy thì sẽ như thế nào? Nếu tìm hiểu trên mạng xã hội, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều câu trả lời thú vị cho câu hỏi này, nào là: "Tôi cảm giác như bị lợn rừng rượt đuổi suốt đêm, bịt miệng và mũi nhiều lần nhưng tôi sợ anh ấy ngạt thở chết đi được", "Ly hôn vì ngủ ngáy thì có quá đáng quá không", "Ngủ ngáy có phải lỗi của tôi không?", hay là "bạn trai tôi gầy như thế mà vẫn còn ngáy ngủ"...
Rõ ràng, ngáy ngủ không phải là điều gì xa lạ, thậm chí nó rất phổ biến trong cuộc sống này. Nhưng ngáy ngủ có phải là phản xạ bình thường và vô hại hay không, hay là nó cũng có thể có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe?
BS Hậu Thiết Ninh là Phó trưởng khoa Tai Mũi Họng, Phẫu thuật Đầu và Cổ, Bệnh viện Run Run Shaw, Trường Đại học Y khoa Chiết Giang (Trung Quốc). Ông đã nghiên cứu về chứng ngủ ngáy trong hơn 30 năm.
Theo chia sẻ của ông thì có những người không dám kết hôn vì có tật ngủ ngáy, có những cặp vợ chồng ngủ chia phòng cũng vì điều này, có những người nói rằng họ ngủ bất kể thời gian và địa điểm, thậm chí không thể sống một cuộc sống bình thường vì ngủ ngáy. Trong nhiều năm, BS Hậu Thiết Ninh đã điều trị cho không ít bệnh nhân gặp rắc rối ngủ ngáy.
BS Hậu Thiết Ninh (giữa) đang phẫu thuật
Sốc với kết quả theo dõi và có 48 lần ngưng thở mỗi giờ
Hoàng Vĩ bắt đầu ngủ ngáy từ 2 năm trở lại đây và vợ anh bắt đầu phàn nàn về điều này. Lúc đầu anh Vĩ không tin nên trước khi đi ngủ, anh đã bật điện thoại và ghi lại cả đêm. Kết quả là sáng hôm sau anh đã rất sốc. "Tiếng ngáy của tôi giống như sấm sét, rất không quy củ, một lát sau liền không có tiếng động, bỗng nhiên có tiếng động lớn, giống như tiếng máy kéo". Anh Vĩ buộc phải "ly thân" với vợ vì bị đẩy sang phòng bên cạnh ngủ do vợ anh không thể có một đêm ngon giấc.
"Thực ra, tôi không cảm thấy gì, cũng không cảm thấy mệt mỏi hay chóng mặt vào ban ngày. Tôi ngủ rất nhanh. Tôi có thể ngủ ngay trong 3-4 giây khi tôi nằm xuống. Tôi chợp mắt vào buổi trưa. Chỉ cần tìm một nơi để ngủ" , anh Vĩ cho biết. Cũng chính vì lý do này mà chưa bao giờ anh quan tâm hay là cảm thấy ngủ ngáy là một căn bệnh.
Cho đến năm nay, tình trạng ngủ ngáy của Hoàng Vĩ trở nên nghiêm trọng, có lúc anh cảm thấy cổ họng bị tắc nghẽn và không thể dậy được khi ngủ. Vợ anh lo lắng và giục anh đến bệnh viện khám.
Hoàng Vĩ đến bệnh viện địa phương để theo dõi giấc ngủ, sau khi có kết quả, anh có chút hoảng hốt: "Tôi có tới 48 lần ngưng thở trong một giờ".
Nhận thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề, Hoàng Vĩ bắt đầu cảm thấy rằng chứng ngủ ngáy của mình có thể là một căn bệnh và cần được điều trị. Anh đã tìm đến gặp bác sĩ Thiết Ninh.
Cô gái rất mảnh mai, ngủ ngáy hơn 10 năm và thậm chí không dám có bạn trai
Cách đây một thời gian, BS Thiết Ninh từng gặp một bệnh nhân nữ 30 tuổi, cao 160 cm, nặng hơn 40 kg, trông mảnh mai, nhưng cô đã mắc chứng ngủ ngáy gần 10 năm.
"Tiếng ngáy của cô ấy rất lớn. Cô ấy ngủ ở nhà mà đôi khi hàng xóm bên cạnh còn có thể nghe thấy tiếng cô ấy ngáy và phải sang gõ cửa" , bác sĩ cho biết. Vì lý do này, cô gái luôn mặc cảm trong suốt nhiều năm, thậm chí không dám có bạn trai. Sau này, khi gặp được một chàng trai ưng ý với mình và đã tính chuyện kết hôn nên cô hạ quyết tâm điều trị cho bằng được.
Theo chia sẻ của BS Ninh, hầu hết những bệnh nhân ngủ ngáy được ông điều trị là người trẻ và trung niên trong độ tuổi 30-40, trong số đó, nam nhiều hơn nữ, và nhiều người béo phì. Ông giải thích, sở dĩ những người béo phì dễ bị ngáy ngủ hơn là vì họ có thể có nhiều mỡ ở thành họng, đường thở sẽ hẹp lại, khi thức thì đường thở vẫn mở khi cơ họng co lại, đường thở không bị tắc nghẽn. Nhưng khi ngủ, thần kinh hưng phấn giảm, cơ giãn ra, mô hầu bị tắc nghẽn làm xẹp đường hô hấp trên, khi luồng không khí đi qua đoạn hẹp sẽ tạo ra xoáy và gây rung, tức là ngáy.
Tuy nhiên, có những người không béo phì vẫn bị ngáy ngủ có thể do các nguyên nhân như phì đại amidan, lưỡi và vòm miệng mềm. Một số khác có hàm bất thường, chẳng hạn như hàm dưới co rút dẫn đến hẹp đường thở. BS Ninh nói: "Những người có đầu nhỏ và hàm hẹp cũng dễ bị ngáy ngủ.
Ngủ ngáy không chỉ gây ảnh hưởng đến những người xung quanh mà còn tiềm ẩn những nguy cơ vô cùng lớn cho chính người bệnh
BS Thiết Ninh thường gặp những bệnh nhân bất ngờ ngủ gật khi đang khám bệnh trong phòng khám ngoại trú. Buồn ngủ dữ dội vào ban ngày, tinh thần kém, trí nhớ kém và thường xuyên bị khô miệng là những triệu chứng mà người mắc chứng ngủ ngáy dễ mắc phải.
Ngoài ra, bệnh nhân ngủ ngáy còn cực kỳ dễ mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn nhịp tim, xuất huyết não.
Trong lúc ngủ, đường thở bị tắc nghẽn, oxy trong máu giảm xuống, rất dễ xảy ra tình trạng không đủ máu cung cấp cho tim và não, tim đập nhanh và rung nhĩ và các vấn đề khác.
Hậu quả nghiêm trọng nhất của chứng ngủ ngáy giống bệnh nhân Hoàng Vĩ đã gặp: Hội chứng ngưng thở khi ngủ, dễ chết đột ngột.
Ngáy khi ngủ cảnh báo điều gì? Người ngủ ngáy không chỉ khiến người khác thấy phiền mà còn có thể tiềm ẩn bệnh đường hô hấp hay hội chứng ngưng thở khi ngủ. Ngủ ngáy là một hiện tượng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Chắc hẳn ai cũng có người thân hoặc bạn bè phát ra tiếng ngáy khi ngủ khiến người xung quanh thấy không được...