Ngày thường ít ai để ý, nhưng hễ TP.HCM se lạnh thì những món này lại ngon đặc biệt
Trời se lạnh mà được ăn củ khoai lang mật nướng nóng hổi hay phần súp cua nghi ngút khói thì còn gì bằng.TP.HCM những ngày này hay có những cơn mưa nên không khí thường se lạnh, nhất là vào buổi tối.
Nhân lúc thời tiết mát mẻ thế này, nhiều người sẽ rủ nhau đi ăn những món ăn cay, nóng để làm ấm bụng. Và khoai lang nướng, phá lấu, súp cua,… lại trở thành những cái tên được “săn đón” hơn cả. Nếu bạn cũng muốn nhâm nhi những món này khi trời lành lạnh thì lưu ngay những địa chỉ sau nhé.
Khoai lang mật nướng
Nhắc đến những món ăn “chân ái” mùa lạnh thì khoai lang mật nướng có lẽ là lựa chọn hàng đầu của nhiều người. Không chỉ có mùi thơm hấp dẫn, ăn chắc bụng mà món ăn này còn có mức giá vô cùng bình dân. Hiện tại, món khoai lang mật nướng đã được nâng cấp khi có thêm rất nhiều topping bên trong.
Ảnh: Bảo Lê, Cham Nguyen
Từng củ khoai lang mật sẽ được nướng trên than hồng đến khi chín thơm và tươm thật nhiều mật, sau đó người ta sẽ rạch 1 đường ở giữa để dồn các loại topping như phô mai, mỡ hành, xí muội,… vào bên trong. Khi ăn, vị mằn mặn của topping sẽ cân bằng với vị ngọt đậm, béo bùi của khoai khiến món ăn trở nên lạ miệng hơn. Nếu bạn đang muốn “đổi vị” sau bao ngày ăn khoai lang nướng truyền thống thì hãy thử khoai lang cùng topping, đảm bảo sẽ không làm bạn thất vọng đâu.
Ảnh: Bảo Bảo
Địa chỉ gợi ý:
Măm Măm 24h – 56 Võ Thị Sáu, P. Tân Định, Q. 1 (8h – 21h)
Khoai lang nướng Nagomi – 12 Nguyễn Văn Bảo, P. 4, Q. Gò Vấp (15h30 – 21h)
Khoai lang nướng Ritaki – 11 Huỳnh Văn Bánh, P. 14, Q. Phú Nhuận (6h30 – 23h)
Phá lấu
Từ lâu, phá lấu đã trở thành 1 món ăn gắn liền với biết bao nhiêu thế hệ ở TP.HCM. Người ta có thể ăn phá lấu vào bất kì thời gian nào trong ngày, nhưng có lẽ vào những buổi tối trời se lạnh, nhấm nháp phá lấu the cay là thích hợp nhất. Món ăn này cũng rất dễ tìm, chỉ cần dạo vài vòng là bạn sẽ nhìn thấy những gánh hàng rong bán phá lấu ở cổng trường hay những chiếc tủ kính được đặt tại các khu chợ, mùi thơm toả ra nức mũi.
Ảnh: Thanh Truc Tat, Hoang Lam
Thành phần chính của phá lấu là các loại nội tạng như lưỡi, tai, ruột, bao tử được ninh mềm trong nồi nước dùng nấu từ nước cốt dừa và các loại gia vị thuốc bắc đến khi thấm vị, chuyển sang màu đỏ nâu. Món phá lấu thường ăn kèm với mì gói trộn sốt hoặc dùng bánh mì chấm vào phần nước béo ngậy. Nếu chỉ muốn ăn nhẹ, bạn có thể xiên từng miếng lòng giòn sần sật rồi chấm vào phần mắm me chua ngọt được pha sền sệt. Ngoài phá lấu nguyên bản thì TP.HCM còn chiều lòng bạn với 1 loạt món phá lấu khác nhau như phá lấu chiên, phá lấu xào me, phá lấu nướng,… với mức giá phải chăng.
Ảnh: Trần Minh Trường
Địa chỉ gợi ý:
Phá lấu Tứ Xuyên A Phi – 899 Cách Mạng Tháng Tám, P. 7, Q. Tân Bình (11h – 20h)
Phá lấu dì Nủi – 243/30 Tôn Đản, P. 15, Q. 4 (14h – 21h)
Phá lấu Lì – 1A Sương Nguyệt Ánh, P. Phạm Ngũ Lão, Q. 1 (13h – 21h)
Video đang HOT
Phá lấu Bà Hạt – 195 Bà Hạt, P. 9, Q. 10 (9h – 21h)
Lẩu dê
Vào những ngày trời lạnh, ngồi bên chiếc nồi nghi ngút khói, thưởng thức món lẩu dê nóng hổi để sưởi ấm cơ thể thì không còn gì sánh bằng. Thế nên, đây là thời điểm mà những quán lẩu dê nườm nượp khách.
Ảnh: @foodholicvn
Một nồi lẩu dê thường bao gồm nhiều nguyên liệu, nào là thịt dê tươi, bắp dê, đậu hũ non, nấm rơm, rau tần ô,… Đặc biệt hơn, nước dùng của lẩu dê sẽ được nêm nếm đậm đà với vị thuốc bắc thơm lừng, vừa tạo được điểm nhấn cho món ăn, vừa át hẳn mùi tanh của dê. Khi ăn, bạn chỉ cần đợi lẩu sôi, thả thêm vài vắt mì vào rồi từ từ thưởng thức để cảm nhận sự hoà quyện của từng nguyên liệu. Ngoài ra, bạn có thể gọi thêm óc dê, tủy dê để ăn cùng cho thêm vị béo, thơm.
Ảnh: Nguyễn Ling
Địa chỉ gợi ý:
Lẩu dê Trương Định – 105 Trương Định, P. 6, Q. 3 (10h – 22h)
Lẩu dê 87 – 87 Phạm Hùng, P. 9, Q. 8 (9h – 21h)
Lẩu dê Lâm Ký – 47 Nguyễn Thị Nhỏ, P. 9, Q. Tân Bình (15h – 22h)
Súp cua
Ở TP.HCM, không khó tìm 1 quán súp cua ngon để bạn dừng chân lót dạ. Món ăn này được lòng nhiều người không chỉ nhờ độ thơm ngon, có “hằng hà sa số” các topping đi kèm mà còn vừa ấm, vừa nhẹ bụng để tiện đường ăn thêm những món khác. Đặc biệt là vào những ngày trời lạnh thì càng làm tăng thêm hương vị của súp cua.
Ảnh: @trangnhimtron, @lanwiththi
Súp cua ở TP.HCM thường có nhiều topping khác nhau, vừa có cua, có thịt gà xé, có óc heo lại thêm cả trứng cút, trứng bắc thảo,… Món ăn này thường được nấu sánh sệt, nêm nếm đậm đà, hoà cùng trứng gà và hạt bắp, bên trên rắc thêm hành phi và tiêu để làm dậy mùi thơm. Bên cạnh súp cua với topping cơ bản thì bây giờ món ăn này đã có thêm vô số loại topping mới như trứng chần, tôm, thanh cua, bánh mì bơ tỏi sấy giòn, tóp mỡ,… rất “đưa miệng” mà bạn nên thử qua.
Ảnh: @llickthespoon
Địa chỉ gợi ý:
Súp cua Hằng – hẻm 200 Xóm Chiếu, P. 14 , Q. 4 (16h – 21h)
Súp cua Hoa Cúc – 1 Hoa Cúc, P. 7, Q. Phú Nhuận (15h – 21h)
Súp cua 53 – 53 Cô Giang, P. Cầu Ông Lãnh, Q. 1 (12h30 – 21h)
Súp cua Út Tuyền – 160 Nguyễn Thị Nhỏ, P. 15, Q. 11 (13h30 – 23h)
Cháo lòng chính là “ứng cử viên sáng giá” cho mùa lạnh bởi món ăn này luôn được giữ nóng trên bếp và khi đến tay bạn sẽ nóng hổi, vừa thổi vừa ăn. Tuy là món bình dân nhưng cháo lòng lại hài hòa giữa vị ngọt thanh từ hạt gạo nở bung và chút giòn dai, béo bùi của các món đồ lòng. Thế nên, hương vị mộc mạc này đã gắn bó với người dân TP.HCM qua từng năm.
Ảnh: @tebefood, @lanwiththi
Cháo lòng được nấu từ những hạt gạo tẻ, chờ đến khi mềm nhừ thì hoà thêm huyết tươi và nước luộc lòng nên có màu đỏ nâu và mùi thơm hấp dẫn. Thường 1 tô cháo luôn có đầy đủ các loại topping đi kèm như gan, phèo, tim, bao tử, dồi trường, huyết,… Kèm theo 1 ít rau sống, giá đỗ, nước mắm và đĩa bánh quẩy chiên vàng ruộm. Vào những ngày tiết trời se lạnh, được thưởng thức tô cháo nóng sánh mịn, thoảng thơm mùi gạo kết hợp với phèo dai dai hay miếng gan bùi bùi sẽ làm bạn cảm thấy ấm lòng, chắc dạ.
Ảnh: @bachuaviahe, @lanwiththi
Địa chỉ gợi ý:
Cháo lòng bà Út – 193 Cô Giang, P. Cô Giang, Q. 1 (6h – 22h)
Xe cháo lòng cổ – hẻm 4 Trần Khắc Chân, P. Tân Định, Q. 1 (15h3 – đến hết)
Cháo lòng 144 – 144 Phan Đăng Lưu, P. 1, Q. Phú Nhuận (17h30 – 0h)
Cháo lòng Nam Định – 24 Lưu Đình Lễ, P. Bình An, Q. 2 (15h – 0h)
Tổng hợp các quán Cháo Súp ngon ở Hà Nội
Cháo và Súp là những món ăn vặt phổ biến đối với mỗi người Việt. Cùng Bếp 360 khám phá các quán Cháo - Súp ngon ở Hà Nội nhé!
Cháo trai quẩy - 319 Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng (15k)
Súp óc heo, trứng cút, trứng bắc thảo - 36 Tôn Đức Thắng, Đống Đa (40 - 50k)
Cháo lòng, lòng rán - Bích Béo - 287 Trần Đại Nghĩa, Trương Định, Hai Bà Trưng (20k-80k) (6h-14h)
Súp cua, súp gà - số 8 ngõ 22 Trung Kính, Cầu Giấy (25k - 60k)
Súp gà ngô - 93 Chùa Láng, Đống Đa
Cháo đỗ xanh đậu, calathau - 5 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm
Súp gà Thanh Hiền - 96 Cầu Gỗ, Hoàn Kiếm (8h - 13h30 và 15h - 21h30)
Cháo sườn - 372 Xã Đàn, Đống Đa (35k)
Cháo lòng - 20 Hàng Hành, Hoàn Kiếm (30k)
Súp cua trứng bắc thảo - Ga Rau Má, 8 ngõ 91 Chùa Láng, Đống Đa
Cháo hến - Cháo hến cô Phúc - 28 Hoàng Hoa Thám, Hà Đông (14h - 18h)
Cháo lòng, lòng dồi - 64 ngõ 185 Chùa Láng, Đống Đa (15k/bát cháo)
Súp cua trứng bắc thảo, súp gà ngô - Súp gà Yến Béo - 19 dốc Hoè Nhai, Ba Đình (20k - 30k)
Cháo lòng - Số 445 Nguyễn Khang, Cầu Giấy (30k-40k) (10h-23h)
Cháo Niêu - 504 Thuỵ Khuê, Tây Hồ (11h - 14h, 17h - 23h ( nghỉ trưa chủ nhật)
Súp Cua Ba Dí - Số 2 Ngõ Tràng Tiền, Hoàn Kiếm (30-60k) (10h-22h)
Cháo Sườn sụn - Huyền Anh - 14 Đồng Xuân, Hoàn Kiếm (30k/bát)
Cháo thịt băm - Cháo Chất - 28A Ngõ 65 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa (9h-20h)
Cháo lòng - 31 Hàng Bún, Ba Đình (30k/bát)
Súp gà, tiết luộc - A3 khu TT Nam Đồng, Đống Đa (20k) (15h30-18h)
Chúc cả nhà ăn ngon miệng nhé ^^
Đến Sài Gòn mà chưa ăn hết 5 món ăn này thì đừng về Các món ăn hấp dẫn dưới đây không chỉ là những món ngon mà hơn thế, chúng đã trở thành một phần không thể tách rời của Sài Gòn. Cơm tấm Nói cơm tấm là đặc sản trong số những đặc sản của Sài Gòn cũng chẳng có gì sai. Cơm tấm đặc trưng và phổ biến đến mức, ở Sài Gòn, người...