Ngày thứ hai tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội
Ngày 9/11, Quốc hội bước sang ngày thứ hai tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Phiên chất vấn và trả lời chất vấn được Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân theo dõi.
Trong ngày chất vấn đầu tiên (6/11), Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng; Giáo dục và Đào tạo; Thông tin và Truyền thông; Tư pháp; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Công an; Lao động – Thương binh và Xã hội; Nội vụ; Kế hoạch và Đầu tư; Tài nguyên và Môi trường; Giao thông Vận tải; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã trả lời các câu hỏi chất vấn liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách.
Những nội dung các đại biểu quan tâm chất vấn đều là vấn đề “ nóng”, được cử tri và nhân dân quan tâm như: Giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian tới; nhiệm vụ, giải pháp ứng phó với thiên tai; kinh phí đổi mới chương trình sách giáo khoa; việc triển khai công nghệ 5G tại Việt Nam; những giải pháp căn cơ trong phòng, chống thiên tai; nguyên nhân cơ bản của hiện tượng lũ lụt tại miền Trung; giải pháp đối với vấn đề biến đổi khí hậu; những giải pháp tạo việc làm, đảm bảo đời sống cho người lao động; nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam; vấn đề liên kết phát triển vùng; đạo đức cán bộ, công chức, công vụ…
Video đang HOT
Sẽ hạn chế danh mục ngành, nghề tiếp cận với nhà đầu tư nước ngoài
Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường với nhà đầu tư nước ngoài là một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư,
Phương tiện khai thác đánh bắt công suất nhỏ trên vùng biển thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. (Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN)
Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài là một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo.
Nghị định này sẽ hướng dẫn 20 Điều của Luật Đầu tư.
Theo dự thảo, khoản 4 Điều 9 Luật Đầu tư quy định về ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài; trong đó có yêu cầu Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài và giao Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Dự kiến Danh mục ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài có 11 ngành nghề.
Cụ thể gồm kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện độc quyền Nhà nước trong lĩnh vực thương mại; hoạt động báo chí và hoạt động thu thập tin tức dưới mọi hình thức; đánh bắt hoặc khai thác hải sản; dịch vụ điều tra và an ninh; các dịch vụ hành chính tư pháp, bao gồm dịch vụ giám định tư pháp, dịch vụ thừa phát lại, dịch vụ đấu giá tài sản, dịch vụ công chứng, dịch vụ của quản tài viên; dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; kinh doanh nghĩa trang, công viên nghĩa trang; dịch vụ thăm dò ý kiến công chúng (thăm dò dư luận); dịch vụ nổ mìn; dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải; nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.
Ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường với nhà đầu tư nước ngoài là nội dung mới của Luật Đầu tư và chưa được quy định tại Nghị định số 118/2015/NĐ-CP (trừ một số nguyên tắc về công bố điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài và thực hiện quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Điều 10 và Điều 13 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP).
Do vậy, Nghị định này sẽ quy định về Danh mục ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường và ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện; các nguyên tắc áp dụng ngành, nghề và điều kiện hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Đối với ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện với nhà đầu tư nước ngoài, danh mục dự kiến có 40 ngành nghề như sản xuất và phân phối các sản phẩm văn hóa, bao gồm các bản ghi hình; sản xuất, phân phối và chiếu các chương trình ti vi và các tác phẩm điện ảnh; phát thanh và truyền hình; thăm dò, khai thác và chế biến tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, dầu và khí; kinh doanh bất động sản.
Kinh doanh đặt cược, casino; dịch vụ thẩm định giá, dịch vụ tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa; bảo hiểm, ngân hàng, môi giới, kinh doanh chứng khoán, tiền tệ và các dịch vụ có liên quan khác; dịch vụ viễn thông; dịch vụ quảng cáo; dịch vụ in, dịch vụ phát hành xuất bản phẩm..., cũng nằm trong danh mục dự kiến trên./.
Đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương làm việc với tỉnh Ninh Bình Ngày 19/8, Đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương do Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình về góp ý vào Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII, nhiệm kỳ...