Ngày Thầy thuốc Việt Nam: Bác sĩ 9X chia sẻ trải nghiệm ở huyện vùng biên
Sau khi hoàn thành chương trình nội trú, bác sĩ Dương Minh Tuấn (29 tuổi) đã tình nguyện công tác 3 năm tại huyện Minh Hóa, Quảng Bình. Tại đây, anh đã trải nghiệm sự khác biệt khi làm việc tại huyện vùng biên này.
Bác sĩ Dương Minh Tuấn thăm khám bệnh nhân ở huyện Minh Hóa
Đến với ngành y từ những biến cố
Bác sĩ Dương Minh Tuấn được nhiều người biết đến qua những câu chuyện của anh được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội về góc nhìn cuộc sống, về ngành y. Chính việc lan tỏa những năng lượng tích cực đã giúp Tuấn kết nối và nhận được sự yêu mến của nhiều người. Quyết định công tác tại một huyện biên giới có thể gây bất ngờ với những ai theo dõi Tuấn, nhưng với chàng bác sĩ trẻ, nó đã nằm trong dự định và được chuẩn bị trong quá trình dài.
Câu chuyện đến với ngành y của Tuấn là một chặng đường dài. Thừa nhận không chọn nghề y ngay từ đầu nhưng những biến cố cuộc đời đã tác động đến chàng trai Hà Nội lúc đó rất nhiều.
“Năm lớp 11, tôi chứng kiến ông ngoại mất trên đường cấp cứu từ Huế ra Hà Nội vì ông bị xuất huyết não. Lúc đó là mùng 3 tết, tiếng còi xe cấp cứu, tiếng máy thở…, tất cả tôi đều nhớ rõ. Đó có lẽ là sự kiện khiến tôi quyết định học để trở thành bác sĩ. Tuy nhiên, những năm tháng học Y ở Hà Nội nhiều lúc tôi thấy mình không phù hợp với môi trường này, tôi đã từng nghĩ đến chuyện học cho xong bằng đại học rồi vào Sài Gòn thỏa sức với đam mê ca hát của mình. Nhưng rồi một biến cố nữa lại xảy đến, bố tôi ra đi đột ngột sau một cơn nhồi máu cơ tim ngay học kỳ cuối tôi chuẩn bị tốt nghiệp ĐH. Đó là một cú sốc lớn và cũng từ đây tôi đã quyết tâm theo đuổi con đường y học đến cùng”.
Bác sĩ Dương Minh Tuấn cùng những đồng nghiệp trong một lần khám chữa bệnh tình nguyện
Chọn huyện vùng biên như một cơ duyên
Lựa chọn huyện Minh Hóa là nơi công tác và sinh sống trong 3 năm, Tuấn cho rằng nó đến từ cái duyên, trải nghiệm cá nhân và cả tính cách của bản thân. Được mọi người nhận xét là một người hướng ngoại nhưng bản thân Tuấn cho rằng mình là một người thích lang thang một mình và suy nghĩ, vốn không thoải mái khi ở những nơi bon chen và xô bồ, thế nên việc lựa chọn một nơi có cuộc sống yên bình, nhẹ nhàng sẽ phù hợp hơn. Trong thâm tâm, Tuấn luôn dành nhiều tình cảm cho dải đất miền Trung. Hơn nữa, Tuấn có thời gian lang thang trên đường mòn Hồ Chí Minh, xin ở nhờ và sinh hoạt cùng người dân ở phía tây Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và kết giao với nhiều người bạn ở đây.
Thế rồi khi biết đến “Dự án đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn” của Bộ Y tế, bác sĩ Tuấn đã quyết định đến huyện Minh Hóa.
Video đang HOT
Chia sẻ về cảm nhận đầu tiên khi làm việc ở huyện vùng biên Minh Hóa, Tuấn cho biết cảm thấy rất dễ chịu vì môi trường làm việc thoải mái, không khí trong lành, các đồng nghiệp ở bệnh viện vui tính và nhiệt tình giúp đỡ anh. Tuy nhiên, chính Tuấn cũng thừa nhận rằng khi chuyển đến mới tận mắt thấy được những khác biệt và khó khăn của các bác sĩ làm việc nơi đây.
“Do thiếu nhân lực mà mỗi buổi trực chỉ có một bác sĩ phụ trách cấp cứu. Cứ có bệnh nhân là bác sĩ dù thuộc chuyên ngành nào cũng phải đảm đương. Điều kiện khó khăn khiến bác sĩ cái gì cũng phải biết, phải làm, thành ra không thể chuyên sâu…”.
Kiên nhẫn, bao dung và đồng cảm
“Việc thiếu thốn cơ sở vật chất cũng là bài toán đau đầu với các bác sĩ bệnh viện tuyến huyện, các bác sĩ chỉ có thể làm tốt nhất trong khả năng của mình với những gì đang có”, bác sĩ Tuấn chia sẻ.
Không chỉ là một bác sĩ, Dương Minh Tuấn còn được biết đến như một tác giả với hai cuốn sách “Những đứa trẻ không bao giờ lớn”, “Lạc quan gặp niềm vui ở quán nỗi buồn và những chuyện chưa kể” và đam mê ca hát với nhiều bản cover được nhiều người biết đến
Bác sĩ Tuấn chia sẻ về kế hoạch trong 3 năm tới trước hết là hoàn thành tốt công việc ở viện, sau đó là cố gắng kết nối các tổ chức từ thiện để hỗ trợ bà con nghèo nơi đây – những người còn thiếu cơm ăn áo mặc. “Những năm tháng học ngành y và làm việc ở bệnh viện đã rèn luyện cho tôi 3 điều, đó là: Sự kiên nhẫn, bao dung và đồng cảm. Tôi luôn cố gắng áp dụng những bài học ấy vào trong cuộc sống của mình. Khi đi làm, tôi gặp rất nhiều bác sĩ giỏi nhưng tôi chỉ nhìn vào để cố gắng hơn chứ ít khi so sánh vì tôi nghĩ mỗi người là một cá thể riêng biệt, mình cứ nhìn vào bản thân và cố gắng từng ngày, phát huy những thế mạnh sẵn có của mình. Bởi vì tôi quan niệm đừng nghĩ quá nhiều về tương lai mà hãy sống tốt cho hôm nay, tận hưởng phút giây hiện tại”, bác sĩ Tuấn tâm sự.
Đối với những người trẻ, bác sĩ Dương Minh Tuấn muốn nhắn nhủ rằng tuổi trẻ phải dám đương đầu với sóng gió và dũng cảm bước qua những giới hạn bản thân vì bạn không thể tưởng tượng được mình tuyệt vời đến thế nào nếu như bạn không dám thử thách. Song hành với đó là luôn hướng về gia đình, yêu thương lấy những người thân còn lại quanh mình, từ đó mà học cách yêu tất cả mọi người.
Bác sĩ Dương Minh Tuấn (29 tuổi ), sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, hiện đang công tác tại Bệnh viện đa khoa huyện Minh Hóa, Quảng Bình.
Tốt nghiệp Trường ĐH Y Dược Hà Nội năm 2016 (ngành bác sĩ đa khoa)
Năm 2019, tốt nghiệp bác sĩ chuyên Khoa I (thuộc dự án 585 ), chuyên ngành nội khoa
Từng công tác tại Bệnh viện Vạn Hạnh (TP.HCM)
Tác giả hai tập sách: “Lạc quan gặp niềm vui ở quán nỗi buồn và những chuyện chưa kể” (2016), “Những đứa trẻ không bao giờ lớn” (2018).
Sở hữu gần 50.000 người theo dõi trên Facebook.
Theo thanhnien
Người truyền cảm hứng cho các thầy thuốc trẻ
Được công nhận ham Pho Giao sư từ năm 40 tuôi, bac sĩ Bui Binh Bao Sơn (sinh năm 1969) la ngươi thây đông thơi la đông nghiêp đây mâu mưc, đang đê noi theo đôi vơi nhưng bac sĩ tre đang công tac tai Trung tâm Nhi, Bênh viên Trung ương Huê (Thưa Thiên - Huê) và Bệnh viện Đại học Y dược Huế.
Hai mươi ba năm găn bo vơi nghê y, đưng trên giang đương chi dân bao thê hê bac sĩ tương lai, Thây thuôc Ưu tu, Pho Giao sư, Tiến sĩ Bui Binh Bao Sơn, công tác tại Bênh viên Trung ương Huê, Bệnh viện Đại học Y dược Huế, đồng thời là giảng viên Đại học Y dược Huế đa nhiêu lân vinh dư đươc nhân Băng khen cua Bô trương Bô Y tê, Bô Giao duc va Đao tao, Tông Hôi Y hoc Viêt Nam vê nhưng đong gop đôi vơi nganh Y cung như sư nghiêp day hoc của mình.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Bỉnh Bảo Sơn (phải) hướng dẫn các học viên.
Được công nhận ham Pho Giao sư từ năm 40 tuôi, bac sĩ Bui Binh Bao Sơn (sinh năm 1969) la ngươi thây đông thơi la đông nghiêp đây mâu mưc, đang đê noi theo đôi vơi nhưng bac sĩ tre đang công tac tai Trung tâm Nhi, Bênh viên Trung ương Huê (Thưa Thiên - Huê) và Bệnh viện Đại học Y dược Huế.
Một nữ bac sĩ nhi khoa tre tại Trung tâm Nhi, Bênh viên Trung ương Huê cho biết: Điều đáng nể phục ở bác sĩ Sơn là sự nhiệt tình, tận tâm khi làm việc. Bác sỹ Sơn luôn có hướng dẫn, giải thích cụ thể cho người nhà trong cách chăm sóc trẻ.
Chị Trần Như Ý, người Việt sống tại Hong Kong (Trung Quốc) không giấu nổi sự phấn khởi trước sự bình phục nhanh chóng của con trai mình. Chị rất biết ơn sự tận tình của bác sỹ Bùi Bỉnh Bảo Sơn - người đã giúp con trai chị thoát khỏi căn bệnh viêm phổi chỉ trong khoảng 1 tuần.
Con vơi nhưng em nho ở xa Hương Hô, thi xa Hương Tra, tinh Thưa Thiên-Huê, bac sĩ Sơn từ lâu giống như một "ngươi cha" hiên hâu. Cư môi quy trong năm, bac sĩ lai cung đông nghiêp tre vê xa thăm kham miễn phí, đông thơi tăng qua cho tre em nơi đây. Nhưng phân qua bac sĩ Sơn trao đên cac em không chỉ đơn thuân la vật chất ma con mang môt y nghia tinh thần sâu săc.
Bac sĩ Bui Binh Bao Sơn chia sẻ, đây la công viêc thiên nguyên anh đa tham gia hơn 20 năm qua, nôi nghiêp tư ngươi cha cua minh. Khoang thơi gian nay co y nghia bơi anh đươc tiêp xuc trưc tiêp, biêt ro lôi sông sinh hoat thương ngay cua người dân trong viêc chăm soc tre. Tư đo góp nhặt thêm nhiều kinh nghiệm đê đưa ra lơi khuyên, chi dân dinh dương, chăm soc sưc khoe phù hợp cho các em.
Ngoai ra, bac sĩ Sơn con la thanh viên tich cưc tham gia kham sang loc đinh ky miên phi di tât cho tre em ngheo vung sâu, vung xa thuộc 2 tỉnh Thưa Thiên - Huê va Quang Tri tư năm 2012. Môi lân đên miên nui xa xôi, găp đươc nhiêu chau be măc di tât không may mắn, long trăc ân đa trôi dây, thôi thuc trong anh. Bac sĩ Sơn đa tích cực kêu goi, liên hê nhiêu nhà hảo tâm va tư minh giup đơ, hô trơ cac em trong qua trinh phâu thuât di tât.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Bỉnh Bảo Sơn thăm khám bệnh nhi.
Chính tinh yêu thương danh cho tre va nguôn cam hưng tư truyền thống gia đình, tư năm 1997, bac sĩ Bui Binh Bao Sơn đa quyêt đinh nối nghiệp vơi công viêc cưu chưa bênh nhi tai Bênh viên Trung ương Huê, đồng thời là giảng viên tại Đại học Y dược Huế. Tư đây, bác sỹ Bui Binh Bao Sơn đa công hiên nhiêu công trinh nghiên cưu y hoc đang chu y, như đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2008: "Đánh giá hiệu quả của budesonide và fluticasone trong điều trị dự phòng hen phế quản ở trẻ em".
Tư năm 2014, Pho Giao sư, Tiên sĩ Bui Binh Bao Sơn la Pho Chu tich Hôi Hô hâp Viêt Nam. Trên cương vị này, bác sĩ đã đong gop nhiêu bai viêt co gia tri tham khao hưu ich cho nhiêu hoc viên Y khoa trong các cuôn sach. Trong đó, bác sĩ Sơn là chủ biên cuốn sách chuyên khảo "Bệnh lý hô hấp trẻ em" (Nhà xuất bản Đại học Huế năm 2012) và đồng chủ biên, tham gia biên soạn một số sách như: "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen trẻ em dưới 5 tuổi" của Bộ Y tế năm 2016; "Khuyến cáo chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng hô hấp trẻ em" của Hội Hô Hấp Việt Nam và Hội Tai Mũi Họng Việt Nam năm 2017...
Bac sĩ Sơn tâm sư, môt thây thuôc thanh công không nhât thiêt quá uyên thâm, am hiêu chuyên môn hay thông minh. Yêu tô cân thiêt nhất la sư chiu kho, ham hoc hoi, biêt hê thông hoa cac vân đê, quan tâm đên nhưng thư tư nho nhât trong qua trinh kham chưa bênh để đuc kêt thanh kinh nghiêm cho bản thân.
"La bac sĩ gioi đa kho, lam bac sĩ nhi gioi lai cang kho hơn", bác sĩ Sơn bộc bạch. Bởi tre em không phai la ngươi lơn thu nho, cho nên không co biêu hiên bênh ly ro rang như ngươi lơn. Diên biên bênh ơ tre cũng diên ra phưc tap và thât thương hơn. Trong khi đo, tre lai rât kho biêu đat đươc tinh trang bênh cua minh, bac sĩ phai gian tiêp năm bênh tinh cua tre qua phu huynh. Viêc bac sĩ nhay ben phan đoan, chân đoan đung bênh ơ tre tạo nên sư khac biêt cua môt bac sĩ nhi so vơi bac sĩ chuyên nganh khac.
Du nhiêu lân đươc vinh danh trong sự nghiệp, bô sưu tâp cac băng khen cũng khá "đồ sộ" nhưng bac sĩ Bui Binh Bao Sơn vân giư cho minh môt phong cach sông gian di, thai đô ân cân va đăc biêt la sư quan tâm se chia đôi vơi nhưng bênh nhi cua minh. Nhiêu gia đinh bênh nhi kho khăn tư xa đên điêu tri đêu đươc bac sĩ quan tâm, giup đơ môt phân kinh phi điêu tri.
Trên môt cương vi khac la giang viên cao câp, Trương Bô môn Nhi tai Đai hoc Y dươc Huê, thây Bui Binh Bao Sơn vân thương nhăc nhơ đông nghiêp tương lai cua minh răng ngươi thây thuốc phai luôn lấy chữ Tâm lam đâu. Bên cạnh đó nâng cao, ren luyên tay nghê, hoc hoi kinh nghiêm tư nhưng ngươi đi trươc va trau dôi kiên thưc moi luc moi nơi co thê đê hoan thiên hinh anh đep cua môt thây thuôc "Lương y như tư mâu".
Vơi nhưng cam hưng nghê nghiêp, kinh nghiêm quy bau trong công viêc ma minh đa truyên đat cho cac đông nghiêp tre va lơp lơp sinh viên y, Pho Giao sư, Tiên sĩ Bui Binh Bao Sơn hy vong sẽ góp phần tạo nên nhiều thế hệ bác sĩ và cán bộ làm công tác y tế, phục vụ tốt công tác bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
Mai Trang
Theo TTXVN/baotintuc
Bài văn của cô bé lớp 7 dành tặng các y bác sĩ Việt Nam trong mùa chống Covid-19 Lòng tin của em với các bác sĩ vô cùng mạnh mẽ, em tin rằng họ sẽ một lần nữa lập nên kì tích, một lần nữa đẩy lùi virus Covid-19 ra khỏi Việt Nam! Trong mùa dịch cúm virus Covid-19 có lẽ vất vả, nhọc nhằn và áp lực nhất phải nói đến ngành y. Bài văn như món quà tặng các...