Ngày Tết với sắc đỏ xôi gấc
Câu đối đỏ, phong bao giấy đỏ tiền mừng tuổi, đĩa xôi gấc… tất cả những sắc đỏ ấy đều khởi đầu cho một năm mới với mong muốn phước lộc đến với mọi nhà.
Theo như cách tính của các cụ ngày xưa thì tháng 11 âm lịch gọi là tháng Một, còn tháng 12 âm lịch thì được gọi là tháng Chạp. Trong thời gian này những trái gấc trên giàn bắt đầu đổi sắc, từ màu xanh rồi ngả sang màu vàng và cuối cùng là thắm đượm một sắc đỏ.
Anh:vietnam.vnanet.vn
Video đang HOT
Quả gấc không chỉ là nguyên liệu trở thành món ăn ngon, mà loại quả này còn có mặt thường xuyên trong văn hóa Việt Nam cổ truyền. Bởi xôi gấc có màu đỏ đặc trưng – là màu của hạnh phúc may mắn, nên nó được dùng trong các dịp lễ cưới hỏi, mừng thọ, cúng giao thừa, khao vọng… Đặc biêt trong đêm giao thừa, trên mâm cỗ cúng mà có một con gà trống thiến ngậm bông hoa hồng đỏ đặt trên đĩa xôi gấc thì may mắn sẽ đến với gia đình đó trong một năm liền. Chính vì thế, trong những ngày giáp Tết, mọi người chuẩn bị chu đáo gà trống và gấc đỏ để trong nhà như một công việc quan trọng và có ý nghĩa rất lớn.
Anh:muivi.com
Để chế biến thành công món xôi gấc mang một ý nghĩa như vậy, các bà các mẹ đã gửi gắm tất cả sự khéo léo, tinh tế và tâm huyết của mình từ khâu chọn nguyên liệu, chuẩn bị và chế biến với tâm thành hướng đến một năm mới với những niềm vui mới cho các thành viên trong gia đình. Đầu tiên bỏ qủa gấc lấy ruột, cho rượu trắng vào đánh nhuyễn. Thổi gạo nếp cái đã trộn gấc trong chõ đặt trên nồi hơi hay xoong nước đun sôi. Đun đều lửa đến khi gấc đỏ thẫm là xôi đã chín.
Anh:afamily.vn
Các công đoạn nấu xôi gấc chỉ thế thôi nhưng điều này đòi hỏi người nấu phải bỏ nhiều công sức để hoàn thiện từng đĩa xôi nhỏ, vừa thơm ngon, màu sắc tự nhiên mà xôi không bị “sượng” hay “nhão” thì quả là điều không hề đơn giản. Trong cái lạnh cuối năm thoáng chút mưa phùn, đĩa xôi gấc tỏa hơi nghi ngút, vị ngọt béo tự nhiên của đường hòa quyện với gấc càng làm cho không khí Tết đến rất gần.
Trên bàn thờ gia tiên, cạnh chiếc bánh chưng, giò, nấm, mọc, mâm ngũ quả là con gà luộc và đĩa xôi gấc đỏ thắm. Và đối với các bà các mẹ đĩa xôi có đỏ như thế thì họ mới yên lòng rằng sang năm mới, chồng con mình sẽ có thêm tài lộc, sức khỏe và may mắn.
Anh:kokotaru.com
Tết là mùa của sự sum vầy hạnh phúc và những sẻ chia ngọt ngào. Vì thế, trong những ngày này, bạn hãy cùng gia đình chuẩn bị chu đáo để đón chào một năm mới thật nhiều ý nghĩa và hạnh phúc nhé!
Theo PNO
Xôi phồng Bình Dương
Gà quay thường ăn chung với bánh bao, xôi đậu xanh, nhưng ở Bình Dương, món gà quay được ăn kèm với xôi phồng. Xôi có nhiều loại: xôi đậu đen, đậu xanh, đậu phộng, xôi gấc, xôi cúc.
Vật liệu chính để tạo xôi là gạo nếp và tuỳ loại xôi chỉ cần gạo nếp. Một đĩa xôi phồng tròn to chiên vàng đều đặn đặt bên cạnh một đĩa gà quay chín thơm, béo, ai trông thấy cũng muốn ăn.
Làm sao có thể chiên một miếng xôi phồng lên tròn to, ruột rỗng, vàng đều thơm ngon? đó là một bí quyết. Vật liệu làm xôi được tán nhuyễn chung với dầu ăn, thêm một chút đường và đặc biệt không có bột nổi. Tuỳ theo đĩa lớn, đĩa nhỏ, đầu bếp ngắt một miếng xôi này với lượng vừa đủ rồi bỏ vào chảo dầu sôi, nấu bằng lò khè, miếng xôi bỏ vào chảo dầu được đảo tròn đều và ép sát xuống đáy chảo bằng hai cây giá bếp. Khoảng 5 phút sau, miếng sôi bắt đầu phồng lên, lúc này hai tay đầu bếp phải thật khéo léo, nếu không phồng xôi sẽ bị méo, bể, hoặc xôi không ly tâm ra ngoài vỏ đều được, bị dồn cục giữa phồng xôi. Xôi chín vàng không đều hoặc bị cháy là không đạt chất lượng.
Theo PNO
10 món xôi ngon ở Sài Gòn Sự nóng hổi, thơm nồng của nếp, hòa cùng những màu sắc tự nhiên đẹp mắt... tạo thêm sự thú vị và đa dạng hơn trong từng món xôi. Xôi tôm khô. Sài Gòn không thiếu những món xôi ngon, bắt mắt. Mỗi loại mang một màu sắc và hương vị đặc trưng riêng. Tất cả các loại xôi đều nấu từ nếp...