Ngày Tết, mẹ chồng luôn nói 4 chữ khiến nàng dâu ám ảnh, sợ hãi
Trước khi về ra mắt, chồng tôi đã kể rất nhiều về mẹ chồng. Chồng tôi kể, mẹ chồng tôi là người suốt đời vun vén, hy sinh cho chồng con. Suốt 20 năm, mẹ anh thậm chí vẫn còn mặc một chiếc áo và để một kiểu tóc. Mẹ chồng tôi lại là người rất khéo léo, biết đối nhân xử thế nên 2 bên họ nội, họ ngoại không thể chê gì.
ảnh minh họa
Thấy chồng nói thế tôi cũng cảm thấy rất áp lực vì tôi khá ngây ngô và vụng dại, tôi sợ tôi không thể vượt qua cái bóng của mẹ chồng. Sau khi về nhà chồng, quả thực tôi đã được mẹ chồng đào tạo “bài bản” các kỹ năng làm vợ, làm dâu từ mẹ chồng.
Bà dạy tôi từng cách nấu cơm, lau dọn, giặt quần áo, phơi quần áo đến “rửa bát 7 bước”. Ngay cả chuyện chiều chồng, quan hệ với chồng bà cũng không ngại các bí kíp khiến tôi đỏ mặt.
Tôi có thấy sợ trước sự tự tin thái quá của mẹ chồng và sợ nhất là nghe mẹ chồng nói những câu kiểu như: “Như mẹ đây này, ngày xưa có máy giặt đâu mà mẹ giặt quần áo của bố con, của chồng con lúc nào cũng trắng bóc.”
“Như mẹ đây này, sáng dậy sớm từ 4 giờ làm 7 mâm cỗ mà nhẹ như không”.
“Con không biết thì thôi, mẹ nấu ăn thì cả họ này phải xuýt xoa”.
Video đang HOT
Tôi bắt đầu cảm thấy ám ảnh khi làm gì mẹ chồng tôi cũng soi, cũng để ý rồi phàn nàn với chồng tôi kiểu như: “Nó không biết làm gì hay sao mà khoai tây không biết cạo, thịt gà không biết chặt”.
“Nấu món xào thì mặn, nấu món canh thì nhạt, thật chẳng ra làm sao”.
Ngày Tết sắp đến, tôi cùng mẹ chồng lại tất bật sắm đồ Tết, chuẩn bị đồ ăn cho cả nhà. Giáp Tết ở nhà chồng tôi đúng là ám ảnh, tôi phải dậy sớm từ 5 giờ để lau 3 tầng nhà, lau cả bộ sập, bàn ghế tiếp khách đến hoa cả mặt. Chưa kể, năm nay chúng tôi là dâu mới, mẹ chồng bảo 2 vợ chồng đi đưa Tết tận quê Nam Định, Ninh Bình thay bố mẹ.
Tết đầu tiên ở nhà chồng, tôi chỉ lui cui nấu nướng, dọn dẹp suốt 2 ngày Tết trong bộ đồ ngủ lếch tha lếch thếch. Tôi nhớ những ngày Tết được xúng xính quần áo được đi chúc Tết họ hàng, được đi lễ chùa, đi đến thăm nhà bạn bè. 2 ngày Tết ở nhà chồng dài như cả thế kỷ, tôi nhớ nhà, nhớ bố mẹ, tủi thân chảy cả nước mắt.
Chờ mãi mới đến mùng 3 Tết, chồng tôi hứa đưa tôi về nhà ngoại chúc Tết. Chưa bước ra khỏi cửa, mẹ chồng tôi đã dặn: “Ngày Tết 2 con chỉ về nhà ngoại chơi phiên phiến, vì nhà mình còn phải đi chúc Tết nhiều nhà mà. Như mẹ đây này, cả Tết chỉ về nhà ngoại 1-2 tiếng thôi rồi lại phải về lo cơm nước ở nhà nội”.
Nghe mẹ chồng nói mà tôi tủi thân trào nước mắt, nhà bố mẹ tôi chỉ cách nhà chồng 3 cây số mà phải đến mùng 3 tôi mới được về thăm bố mẹ. Về thăm nhà, thấy tôi sà vào lòng mẹ khóc thút thít nói nhớ bố mẹ, tôi thấy bố mẹ tôi cũng rưng rưng.
Tối hôm đó, tôi nịnh chồng gọi điện về cho bố mẹ xin cho vợ chồng tôi ngủ lại bên ngoại một đêm, nào ngờ mẹ chồng gọi điện ngay cho tôi và nói: “Cô đi về nhà ngay, con gái đã lấy chồng rồi mà còn đòi ngủ lại bên ngoại à? Cô xem đi, như tôi đây nay, gần 40 năm lấy bố cô, tôi đã bao giờ về nhà ngoại ngủ chưa? 15 phút nữa mà tôi chưa thấy vợ chồng cô về thì đừng có trách?”
Tôi với chồng đành xin phép bố mẹ để về bên nội. Đên bây giơ, tôi vân không hiểu sao mẹ chồng lại có thể áp đặt những gì mình phải chịu đựng vào tôi. Chẳng lẽ mẹ đã khổ một đời nên cũng muốn tôi phải khổ một đời như bà?
Theo Dân Việt
Nàng dâu phố ám ảnh với 'những cuộc hành xác khủng khiếp' tại nhà chồng
Tôi chỉ mong một ngày kia có thể thay đổi được phong tục này, chứ mỗi năm cứ thấy đến ngày giỗ là tôi thấy sợ hãi và ám ảnh quá
Tôi sợ hãi những bữa cỗ liên miên ở nhà chồng. (Hình minh họa)
Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Đông, tuổi thơ của tôi gắn liền với những con phố nhỏ hẹp và chưa bao giờ phải lấm lem bùn đất. Khi vào học đại học, tôi có mối tình sinh viên với cậu bạn cùng học và cũng là ông xã tôi bây giờ. Biết được vợ chồng tôi muốn làm việc ở Hà Nội, gia đình 2 bên đã góp tiền để mua cho chúng tôi một căn hộ nhỏ để ở.
Chồng tôi sinh ra ở một làng quê nghèo khó. Quê anh đến bây giờ vẫn tồn tại thứ văn hóa làng xã mà tôi cảm thấy rất kỳ lạ và sợ hãi. Sau khi về quê anh 1 lần, tôi đã nói thẳng là nếu 2 vợ chồng không ở Hà Nội, chắc tôi cũng không cưới anh và tìm người khác.
Bắt đầu là chuyện quê anh vẫn còn giữ hủ tục trọng nam khinh nữ. Với họ, người phụ nữ luôn luôn là người phục tùng tất cả những người đàn ông trong gia đình. Khi tôi về quê, cứ sáng đến trong khi đàn ông trong nhà được ngủ đến bao lâu tùy thích thì đàn bà, con gái đặc biệt là con dâu thì phải dậy thật sớm để...nấu đồ ăn và ăn. Mọi việc bếp núc, giặt giũ, dọn dẹp trong nhà đều do đàn bà con gái làm cả, đàn ông không phải làm gì ngoài ăn và uống rượu.
Khi tôi về quê, tôi cũng không dám nhờ chồng làm bất cứ việc gì vì sợ họ hàng nói ra nói vào. Tôi có cảm giác như những người đàn bà ở quê họ đã sống phục tùng, lầm lũi cả đời nên đã quen rồi.
Giỗ ông nội chồng tôi năm nào cũng được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng Chạp hàng năm. Và theo tôi để ý, năm nào cũng là những ngày đại hàn, không mưa phùn thì cũng giá rét 8-9 độ C. Vậy mà chồng tôi năm nào cũng bắt tôi phải về từ sớm để phục vụ nấu nướng, dọn dẹp.
Mấy năm đầu tôi háo hức về quê chồng lắm vì được anh giới thiệu với cả họ ngoại nên cố gắng "thể hiện". Nhưng càng sau tôi càng thấy kinh hãi và chỉ muốn ra Hà Nội càng sớm càng tốt.
Giỗ ông nội chồng tôi lúc nào cũng chia làm 2 ngày. Ngày hôm trước cả nhà sẽ thịt lợn và bày 10 mâm cỗ. Ngày hôm sau là giỗ chính, cả nhà sẽ hì hục nấu 20-25 mâm cỗ. Tính là riêng giỗ ông nội chồng tôi, cả nhà tự nấu, tự dọn dẹp 35 mâm cỗ- quy mô ngang ngửa một đám cưới nhỏ.
Vì mời nhiều khách khứa, họ hàng, đám giỗ nhà chồng tôi cũng dựng rạp đàng hoàng. Trong 2 hôm đó, tôi phải dậy từ 4 giờ sáng để thịt gà, nấu cỗ, nhặt rau, dọn rửa bát đĩa. Tôi cùng với những người họ hàng xa mà tôi chẳng biết mặt, chẳng biết tên cứ thế hì hụi làm từ 4 giờ sáng đến 10 giờ sáng khi khách khứa nhà chồng ùn ùn kéo đến.
Sau khi nấu ăn, tôi và mấy cô bác lại lo chạy bàn, bưng bê và rửa bát, nhiều người cũng chẳng kịp ngồi xuống mà ăn một bát cơm. Nhìn cái mâm bát gần 30 mâm chất đống ở giếng, tôi chỉ muốn òa khóc. Khi ăn thì hơn cả tá người đến nhưng đến lúc rửa bát, dọn dẹp thì chỉ còn tôi với vài người khác. Tôi có cảm giác ngày giỗ ở quê không phải là ngày sum họp, chuyện trò giữa mọi người trong gia đình mà chỉ là một "cuộc hành xác quy mô lớn" của những người đàn bà trong nhà.
3 giờ chiều, sau khi mọi thứ đã dọn dẹp xong, tôi vào giường thì thấy chồng tôi đã ngủ say từ lúc nào. Khi tôi than vãn, kêu mệt mỏi, đau lưng thì chồng tôi bảo: "Người ở quê họ quen làm thế rồi em ạ. Không làm giúp, họ không đến ăn đâu. Cứ nhà này có việc thì họ hàng làng xóm lại đến làm giúp rồi lại cùng ăn, thế mới vui em ạ".
Tôi bảo: "Sau này nếu em được quyền quyết định, em sẽ thuê 100%. Như nhà em, làm giỗ 5-6 mâm cũng thuê toàn bộ, mọi người đến chỉ ngồi chơi và ăn uống. Chứ cứ "hành xác" thế này em ám ảnh lắm, chẳng muốn về ăn giỗ nữa".
Chồng tôi nói: "Em không sống ở quê nên em không hiểu. Phép vua thua lệ làng. Mọi ở quê anh đi ăn cỗ, làm cỗ...quen rồi mà. Ở quê anh cứ thứ 7, chủ nhật là tổ chức giỗ chạp, khao thọ, thôi nôi...Hầu như ai cũng kín lịch đi ăn cỗ".
Nghe chồng nói, tôi chỉ biết quay đi. Một năm họ đi ăn cỗ liên tục như thế, mỗi đám cỗ họ lại nghỉ làm để đi làm cỗ thì thời gian đâu mà làm ăn. Trách gì họ nghèo nên vẫn cứ nghèo. Tôi chỉ mong một ngày kia có thể thay đổi được phong tục này, chứ mỗi năm cứ thấy đến ngày giỗ là tôi thấy sợ hãi và ám ảnh quá.
Theo Dân Việt
Ám ảnh cái Tết đầu tiên của một nàng dâu ở nhà chồng Nhớ lại cái Tết đầu tiên ở nhà chồng đến bây giờ Phương vẫn còn hãi hùng. Ngập đầu trong công việc khiến Phương phát ốm (Ảnh minh họa IT) Phương lấy Hùng năm nay đã là năm thứ 4, cũng có nghĩa là chị đã đón 3 cái Tết ở nhà chồng. Trong ba lần ấy, mỗi lần nhớ về cái Tết...