Ngày Tết ép buộc người khác uống rượu, bia có thể bị phạt đến 3 triệu đồng
Luật sư Diệp Năng Bình cho biết, hành vi ép buộc người khác uống rượu, bia có thể bị xử phạt hành chính đến 3 triệu đồng.
Gửi câu hỏi đến Báo Giao thông, bạn đọc Nguyễn Hữu Giang (ở Hiệp Hòa, Bắc Giang) thắc mắc: Trong dịp Tết Nguyên Đán Quý Mão, tôi thấy một số người mời chào, thậm chí là ép buộc người khác uống rượu bia.
“Xin hỏi, việc ép buộc người khác uống rượu, bia sẽ bị phạt như thế nào? Cá nhân, tổ chức nào có thẩm quyền xử phạt người ép người khác uống rượu, bia?”, bạn Giang hỏi.
Hành vi ép người khác uống rượu trong dịp Tết Nguyên Đán có thể bị phạt tới 3 triệu đồng
Trả lời bạn đọc, luật sư Diệp Năng Bình (Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật, Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết, theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, sẽ phạt tiền từ 1-3 triệu đồng đối với các hành vi: uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập; ép buộc người khác uống rượu, bia.
Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế do Thủ tướng ký ban hành, có hiệu lực từ ngày 15/11/2020 (thay thế Nghị định 176/2013) có các điểm mới, quy định về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực rượu, bia.
Theo đó, tại điều 30 quy định cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200- 500 nghìn đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
Phạt tiền từ 0,5-1 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Uống rượu bia tại địa điểm không được uống rượu, bia (cơ sở y tế, cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc); Xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống bia.
Luật sư Diệp Năng Bình (Trưởng VP luật sư Tinh Thông Luật, Đoàn luật sư TP.HCM)
Video đang HOT
Phạt tiền từ 1-3 triệu đồng đối với các hành vi: Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập; Ép buộc người khác uống rượu, bia.
Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng nếu bán rượu, bia tại các điểm không được bán rượu, bia. Mức phạt có thể lên đến 40 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo rượu có độ cồn từ 5,5 độ đến dưới 15 độ và bia có độ cồn từ 5,5 độ, trong các chương trình hoạt động văn hóa, sân khấu, điện ảnh, thể thao.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh; thanh tra y tế; quản lý thị trường; công an; hải quan; bộ đội biên phòng; cảnh sát biển và các cơ quan thanh tra: thông tin và truyền thông; giáo dục; văn hóa, thể thao và du lịch; giao thông vận tải… có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm quy định về phòng chống tác hại của rượu, bia.
Ép buộc, xúi giục người khác uống rượu, bia trong dịp Tết là hành vi vi phạm pháp luật
Thời điểm cận Tết, nhu cầu sử dụng rượu bia của người dân tăng mạnh, tình trạng ép nhau uống rượu bia diễn ra khá thường xuyên, gây ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng.
Vậy theo quy định, hành vi ép buộc người khác uống rượu, bia có vi phạm pháp luật?
Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa sẽ đến Tết Nguyên đán 2023, thời điểm cận Tết như vậy thường có những buổi họp mặt, tổng kết cuối năm và việc sử dụng rượu bia là điều gần như không thể tránh khỏi. Tuy nhiên cũng từ những 'cuộc nhậu' cuối năm như vậy, nhiều sự việc, tai nạn liên quan đến việc sử dụng rượu bia đã xảy ra, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ của nhiều người.
Vậy, dưới góc độ pháp lý, việc này sẽ được nhìn nhận thế nào?
Cuối năm thường diễn ra những bữa tiệc tất niên, tổng kết... việc sử dụng rượu bia là không thể tránh khỏi...
Ép người khác uống rượu, bia có vi phạm pháp luật?
Không chỉ trong dịp cuối năm tình trạng sử dụng rượu bia mới tăng cao mà kể cả trong cuộc sống thường nhật, tỷ lệ người sử dụng rượu, bia cũng rất cao. Việt Nam là một trong những top quốc gia tiêu thụ nhiều bia nhất thế giới. Thế nhưng những hệ luỵ từ việc sử dụng những đồ uống có cồn vẫn thường xuyên xảy ra, thậm chí còn vi phạm pháp luật.
Vậy, hành vi sử dụng rượu, bia cũng như ép buộc người khác sử dụng được quy định như thế nào về mặt pháp luật.
Pháp luật hiện hành tuy không cấm sử dụng rượu, bia trong cuộc sống, tuy nhiên có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng rượu bia.
Cụ thể, căn cứ tại Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định 13 hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia thì hành vi 'ép buộc người khác uống rượu, bia' là hành vi bị cấm.
Do đó, hành động ép người khác uống rượu bia là hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Ép buộc, xúi giục người khác sử dụng rượu bia là hành vi bị cấm trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Bên cạnh đó, Nghị định 117/2020/NĐ-CP được ban hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế bao gồm quy định chế tài để điều chỉnh cho từng trường hợp cụ thể đối với hành vi ép buộc người khác uống rượu bia.
Theo đó, cá nhân vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (điểm b khoản 3 Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP). Trường hợp tổ chức vi phạm, tổ chức đó sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (điểm b khoản 3 Điều 30, khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP).
Tuy nhiên, độ tuổi sử dụng rượu, bia đang dần trẻ hoá, thậm chí có lứa tuổi trẻ vị thành niên.
Về vấn đề này, hiện các văn bản trên chỉ quy định chế tài xử phạt đối với hành vi ép buộc người khác uống rượu, bia mà không quy định xử phạt hành vi ép buộc người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về việc 'cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia', vậy nên cần lưu ý đối với người chưa đủ 18 tuổi nhưng trong khoảng từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi mà uống rượu, bia thì có thể bị áp dụng hình thức xử phạt nếu trên.
Trường hợp bên ép buộc có hành vi ép buộc người đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia thì cả bên ép buộc lẫn bên bị ép buộc uống rượu, bia đều có thể bị xử phạt.
Người bị ép uống rượu, bia gây thiệt hại thì người ép buộc có phải chịu trách nhiệm?
Căn cứ theo Điều 596 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra
1. Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.
2. Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Nhiều hệ luỵ nghiêm trọng từ việc sử dụng rượu bia gây ra.
Theo quy định trên thì khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Theo đó, người ép người khác uống rượu bia phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại nếu như người bị ép uống rượu bia gây ra thiệt hại.
Uống rượu xong rủ nhau thi bơi vào bờ, một ngư dân mất tích trên biển Sau khi uống rượu với 5 người khác trên tàu, ông Đ. và nhóm người thách đố nhau nhảy xuống biển thi bơi, ai bơi vào bờ trước sẽ được nhận 5 triệu đồng; thấy vậy, nạn nhân tham gia thì bị sóng biển cuốn trôi. Đại diện cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh cho biết, vào trưa hôm qua trên vùng...