Ngày Tết ăn nhiều nhưng uống ít nước dễ gây hại cho sức khỏe: Chuyên gia chỉ rõ 8 lý do để uống 8 ly nước mỗi ngày, đọc ngay để bảo vệ sức khỏe
Tầm quan trọng của nước với sự sống không ai có thể phủ nhận, nhưng vẫn rất nhiều người không biết tác dụng thần kỳ của nước đối với cơ thể như thế nào, nhất là khi duy trì được thói quen uống 8 ly nước mỗi ngày.
60% cơ thể người trưởng thành chứa hoàn toàn là nước, cụ thể là các chất dịch như máu, bạch huyết, dịch tiêu hóa, nước tiểu, nước mắt… đều cấu thành từ nước. Vậy nên, để sống khỏe mạnh thì chúng ta cần phải uống nước mỗi ngày. Nhất là vào ngày Tết, ai cũng ăn nhiều các thực phẩm chứa nhiều muối và dầu mỡ nên dễ làm cơ thể rơi vào tình trạng thiếu nước.
Uống nước là cách đơn giản nhất để bảo vệ sức khỏe nhưng rất ít người chú tâm đến.
Theo các chuyên gia trên tờ Theepochtimes, để cơ thể không rơi vào tình trạng thiếu nước thì tốt nhất là nên uống 8 ly nước mỗi ngày. Nếu duy trì được thói quen này thường xuyên thì không chỉ khỏe mạnh mà cơ thể còn hưởng thêm 8 lợi ích sau:
Nhiều chị em phụ nữ thường bỏ ra bạc triệu để mua các loại mỹ phẩm chăm sóc da đắt tiền, nhưng họ không nghĩ đến chuyện chỉ cần uống nước thôi cũng đủ tốt rồi. Uống nhiều nước sẽ giúp da dẻ mềm mại và mịn màng hơn, quan trọng nhất là nước còn giúp giữ ẩm da và làm giảm nếp nhăn tốt hơn bất kỳ thứ gì. Hãy để thiên nhiên chăm sóc làn da từ bên trong cơ thể.
2. Giữ đầu óc luôn tỉnh táo
Não bộ con người chủ yếu được cấu thành từ nước, nếu cơ thể bị thiếu nước thì não không thể hoạt động hết công suất vốn có. Chính vì vậy, 8 ly nước mỗi ngày sẽ giúp não bộ duy trì đủ lượng nước cần thiết, giúp chúng ta tư duy hiệu quả hơn. Ngoài ra nó còn hỗ trợ nâng cao khả năng tập trung và giữ đầu óc luôn tỉnh táo để làm việc hiệu quả hơn.
3. Giảm nguy cơ chuột rút
8 ly nước mỗi ngày cũng tương đương với 2 lít nước, vậy nên hãy cố gắng uống đều đặn nhé chị em.
Nước giống như dầu nhớt của xe cộ vậy, có thể ví nó là hệ thống bôi trơn tự nhiên của cơ thể. Vậy nên, việc duy trì lượng nước đầy đủ sẽ giúp bôi trơn các khớp xương, làm cơ bắp mềm và dẻo dai hơn. Từ đó hạn chế trường hợp chuột rút và đau cơ hiệu quả.
Video đang HOT
4. Chống đau đầu
Hầu hết các cơn đau đầu đều xuất phát từ chứng mất nước của cơ thể. Thế nên nếu bạn thuộc cơ địa dễ đau đầu, hãy cố gắng bổ sung nhiều nước hơn để cơ thể luôn trong tình trạng tốt nhất. Duy trì thường xuyên còn giúp bạn giảm hoặc loại bỏ nguy cơ mắc chứng đau nửa đầu nguy hiểm.
5. Thải độc
Cơ thể chúng ta thường thải độc thông qua 2 hệ thống là mồ hôi và nước tiểu. Thế nên nếu không đủ nước thì cơ thể sẽ khó bài độc, làm các độc tố tích tụ trong cơ thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu bạn bị sỏi thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu mãn tính thì lại càng phải tích cực uống nước nhiều hơn nữa.
6. Duy trì cân nặng lý tưởng
Nhiều người hay có thói quen uống 1 cốc nước trước khi vào bữa ăn để ăn ít lại, từ đó hỗ trợ giảm cân nhanh chóng. Đây là điều hoàn toàn có cơ sở bởi lúc đó, nước sẽ tạo cảm giác no bụng và kiểm soát cơn thèm ăn, làm bạn ăn ít hơn. Ngoài ra, trong suốt quá trình giảm cân thì cơ thể sẽ phá vỡ nhiều chất độc hơn bình thường. Lúc này, việc duy trì uống 8 ly nước hàng ngày sẽ giúp cơ thể rửa trôi đi các độc tố tích tụ trong mô mỡ.
Nước còn đặc biệt quan trọng với những người đang theo chế độ ăn giàu protein hoặc carbonhydrat. Lúc này, các loại thực phẩm đó sẽ làm tăng áp lực lên thận do có nitơ tích tụ. Việc uống nhiều nước sẽ giúp thận bớt gánh nặng và hỗ trợ cơ thể xử lý chúng.
7. Cải thiện chức năng tiêu hóa
Nước luôn là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống tiêu hóa, việc sức khỏe của bạn có tốt hay không đều phụ thuộc hoàn toàn vào nó. Cụ thể, nước hỗ trợ việc tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, nó còn giúp ngăn ngừa chứng táo bón – một căn bệnh là nỗi ám ảnh của không ít người.
8. Tăng khả năng miễn dịch
Nước vốn đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể nên cũng dễ hiểu rằng, tại sao những người ít uống nước thường hay ốm hơn so với bình thường. Luôn giữ cơ thể đủ nước giúp bạn bảo vệ khỏi bệnh tật, virus từ các chứng cảm cúm thông thường hay nhiều bệnh nghiêm trọng hơn như ung thư và tim mạch.
Theo Theepochtimes/Helino
Bệnh lao phổi có lây không?
Từ phổi, vi khuẩn có thể qua máu, bạch huyết đến các tạng khác trong cơ thể (hạch bạch huyết, xương, gan, thận,...) và gây bệnh tại các cơ quan đó của cơ thể. Tuy nhiên nhiều người còn băn khoăn với câu hỏi bệnh lao phổi có lây không?
1. Bệnh lao phổi có lây không?
Nguồn bệnh gây ra bệnh chủ yếu là do lây nhiễm từ người bị bệnh qua các hoạt động hô hấp như hắt hơi, ho, khạc... Đây là con đường dễ nhất và phổ biến nhất khiến bệnh lao phổi lây nhiễm từ người này sang người khác.
Khi cơ thể có cơ địa kém, chỉ cần hít hoặc tiếp xúc với vi khuẩn lao là đã nguy cơ cao mắc bệnh. Lượng vi khuẩn lao từ một người bệnh phát ra không khí có thể truyền sang cho 10-15 người khác.
Các bác sĩ cho biết một số yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh lao phổi dễ dàng lây nhiễm hơn như suy dinh dưỡng, mắc các bệnh mạn tính, nghiện thuốc lá, nghiện rượu, sử dụng các loại thuốc không theo chỉ định, mắc bệnh HIV... Những người này khi tiếp xúc với người bệnh hoặc gặp các yếu tố vi khuẩn lây bệnh sẽ dễ dàng mắc lao phổi.
Bệnh lao phổi có lây nhiễm từ người này sang người khác
2. Bệnh lao phổi lây qua đường nào?
Vi khuẩn lao phổi sẽ lây truyền qua những con đường cơ bản sau:
Bệnh lao phổi lây qua đường hô hấp
Đường hô hấp là con đường nhanh nhất, gần nhất để lây bệnh lao phổi từ người bệnh sang người khác. Thông qua trò chuyện, tiếp xúc với người bệnh ho, khạc, hắt hơi, xì mũi... bệnh lao phổi có thể dễ dàng lây nhiễm. Các vi khuẩn lao phổi phát tán ra ngoài môi trường, xâm nhập vào cơ thể và rất nhanh phát triển, hình thành bệnh ở người khác.
Bệnh lao phổi lây qua đường cọ xát
Người bình thường hoàn toàn có thể bị lây lao phổi thông qua những vết trầy, xước, các vết thương khi cọ xát với người bị bệnh. Bởi vậy cần tránh tiếp xúc với người bệnh khi người bệnh bị các vết thương do cọ xát.
Bệnh lao phổi lây qua đường sinh hoạt
Sinh hoạt chung với người bệnh lao phổi cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. Dùng khăn chung, dùng chung bát đũa... là con đường lây nhiễm bệnh lao phổi từ người bệnh sang người bình thường. Khi sống chung với người bệnh lao phổi, người bệnh cần đi khám sớm để phát hiện cũng như điều trị sớm nếu bị lây.
Bệnh lao phổi lây qua đường hô hấp
Bệnh lao phổi lây từ mẹ sang con
Bệnh lao phổi lây từ mẹ sang con. Tuy nhiên không phải 100% trường hợp trẻ đều bị lây lao phổi từ mẹ. Khi mẹ mắc bệnh cần được theo dõi và thực hiện các chỉ định của bác sĩ để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm lao phổi từ mẹ sang con.
Bệnh lao phổi lây qua đường tình dục
Trong quan hệ tình dục khi hai người thực hiện hôn sâu, trao đổi tuyến nước bọt thì rất dễ lây nhiễm lao phổi cho người còn lại.
3. Biện pháp phòng ngừa lây lao phổi
Tăng cường sức khỏe, làm sạch và thông thoáng tốt môi trường sống
Người bệnh phải đeo khẩu trang, khi ho, hắt hơi phải che miệng, khạc đờm vào chỗ quy định và đờm hoặc các vật chứa nguồn lây phải được hủy đúng phương pháp.
Tận dụng ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt cho nơi ở và các vật dụng của người bệnh.
Tạo được những điều kiện thông gió tốt để không khí được lưu thông nhằm giảm thấp nhất nồng độ các hạt chứa vi khuẩn lao trong không khí.
Bệnh lao phổi hoàn toàn có thể lây lan qua những con đường hết sức đơn giản, mỗi người cần biết cách phòng ngừa, cũng như điều trị đúng cách.
Theo congthuong.vn
Hãi hùng loài rắn có răng như dao găm, gieo rắc nỗi khiếp sợ Với cấu tạo răng đặc biệt, loài rắn dao găm Bibron này gieo rắc nỗi sợ kinh hoàng cho người dân châu Phi, khi mùa mưa đến chúng chui lên khỏi mặt đất cướp đi sinh mạng của rất nhiều người vô tội. ' Rắn dao găm Bibron (tên khoa học Atractaspis bibronii) là một trong 3 loài rắn kịch độc, đặc hữu...