“Ngày tận thế” của băng nhóm ma túy
Áp giải các đối tượng tại phiên tòa xét xử
Cùng với những nỗ lực của CSĐT, chuyên án 1000 bánh heroin đã bị triệt phá cùng với đó là dấu chấm hết cho những ông trùm cùng tay chân.
Lưới trời lồng lộng
Sau khi phá thành công chuyên án giai đoạn I và II, lực lượng CSĐT và Cảnh sát phòng chống tội phạm ma túy Bộ Công an phối hợp công an các địa phương tiếp tục giai đoạn III chuyên án, bắt đưa ra truy tố mười đối tượng mua bán 26 bánh heroin, 4,7kg thuốc phiện. Cầm đầu đường dây là Phạm Văn Thuấn ở Xuân Hòa, Xuân Trường, Nam Định.
Ngay sau khi bị truy nã, Thuấn chuồn vào Đắc Lắc lẩn trốn, thay tên đổi họ, ngụy trang dưới vỏ bọc là một ông chủ ngoài Bắc vào đầu tư trang trại trồng cà phê, hồ tiêu nhưng ngày 4-8-2001 hắn đã bị bắt. Biết trước cái giá đắt phải trả, Thuấn không hé răng nửa lời. Ngay cả khi em trai là Phạm Văn Tuấn vừa bị bắt, chỉ ba ngày sau, Thuấn thản nhiên bán ba bánh heroin giá 75 triệu/bánh cho Hoàng Văn Oanh và Nguyễn Văn Bưởi ở Ninh Bình. “Hàng” chưa kịp tiêu thụ thì hai tên đã bị bắt. Thuấn còn dẫn dắt con trai Phạm Văn Sơn và anh vợ Trần Văn Trưởng ở Xuân Hoà, Xuân Trường, Nam Định tham gia buôn heroin. Đầu mối cung cấp hàng từ Thanh Hóa là Sùng Văn Chứ, dân tộc Mông ở Pù Nhi, Mường Lát, Quan Hóa. Bọn chúng về Nam Định bán heroin cho các đối tượng như vợ chồng Ngô Văn Ngọc, Đinh Thị Dung… Sau khi Chứ bị bắt, ngày 27-12-2001 Hà Thị Huyền, sinh năm 1965 ở Thành Sơn, Quan Hóa, Thanh Hóa cũng bị bắt giữ khi đang chạy trốn lệnh truy nã vì tội mua bán hai bánh heroin. Kết thúc giai đoạn III chuyên án, Phạm Văn Thuấn lĩnh án tử hình, các đối tượng còn lại phải đền tội bởi những mức án nghiêm khắc thích đáng. Riêng những tên tội phạm trong đường dây dù đã cao chạy xa bay, tưởng đã thoát tội nhưng vẫn không thoát.
Video đang HOT
Gần tám năm trôi qua, Hà Văn Diệp ở xã Thành Sơn, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) tưởng đã thoát hiểm khi bị cơ quan điều tra Bộ Công an truy nã từ năm 2000, các trinh sát của Cục CSĐT tội phạm về ma túy và Phòng CSĐT tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Hà Tây (cũ) nhận được nguồn tin Diệp bắt đầu hoạt động trở lại sau thời gian dài “án binh bất động”. Biết bị truy nã, từ nhiều năm nay, Diệp trốn vào rừng, dựng lán sinh sống. Để chuẩn bị cho cuộc sống ở ẩn, hắn mua nhiều đồ dùng cần thiết và có tới bốn tấn thóc để ăn dần. Tuy nhiên, cơn khát thèm tiền từ ma túy vẫn luôn thôi thúc hắn. Diệp, ít khi trực tiếp xuất đầu lộ diện khi giao nhận hàng. Nhiều ngày lăn lộn, các trinh sát phát hiện Diệp xuất hiện tại Hà Đông vào ngày 19-11-2007. Đã 22 giờ đêm, đường vắng, trời rét nhưng các trinh sát vẫn kiên trì cắm chốt ở khu vực xã Yên Nghĩa. Từ hướng Hòa Bình về Hà Đông, xuất hiện hai chiếc xe máy đi tới, dừng lại trước nhà nghỉ Khánh Linh. Khi cả bọn đang trao đổi hàng thì trinh sát ập tới bắt giữ Hà Văn Diệp; vợ chồng Khà Văn Ban, 43 tuổi, Khà Thị Dịu, 41 tuổi và con trai, cùng trú ở xã Vạn Mai (huyện Mai Châu, Hòa Bình) cùng tang vật gồm 1 bánh heroin, 2 điện thoại di động và 2 chiếc xe máy.
Tên trùm Phạm Bá Mừng, trú tại thôn Chiềng, xã Trung Thành, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa cũng bị Phòng CSĐT tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Nam Định bắt ngày 15-7-2008 sau nhiều năm lẩn trốn, khi tái xuất giang hồ, cùng Nguyễn Văn Hoán ở Mai Châu (Hòa Bình) đem 1 bánh heroin giấu trong bụng đi tiêu thụ. Mừng là đầu mối cung cấp heroin cho Dìn và Kế, sau đó hàng được Kế đưa cho Ngô Văn Đoàn tiêu thụ. Khi đồng bọn lần lượt bị bắt, Dìn trốn lên rừng, đến những nơi sát biên giới để lẩn tránh sự truy bắt của cơ quan công an. Mừng còn là tác giả đạo diễn cho đồng bọn tổ chức cướp ma túy của một số “chiến hữu” người Lào ở Mường Lát ngày 5-1-2000 mà vẫn trốn thoát, trong khi cả bọn bị bắt. Mặc dù bị Công an Thanh Hóa và Cục CSĐT truy nã, Mừng vẫn máu làm giàu từ ma túy và móc nối với đồng bọn buôn ma túy từ các tỉnh Tây Bắc về xuôi tiêu thụ. Nhưng “ngày tận số” của hắn đã đến, chấm dứt quãng đời buôn ma túy đen tối đầy tội lỗi.
Người thân của các đối tượng trong vụ án tại phiên tòa
Do hám lời, gần 200 đối tượng đã chà đạp lên lương tâm, đạo đức lao vào con đường phạm tội mua bán ma túy gieo rắc cái chết trắng làm tan nát bao gia đình. Nghiêm trọng hơn, chúng còn lôi kéo người thân, họ hàng cùng phạm tội, dùng mọi thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt nhất để buôn bán trót lọt ma túy kiếm lời. Chúng khai nhận buôn bán, vận chuyển trái phép gần 1.000 bánh heroin và hơn ba tạ thuốc phiện mang đi tiêu thụ trong địa bàn cả nước, thu giữ hàng chục tỷ đồng và nhiều tài sản có giá trị sung công quỹ Nhà nước. Việc khám phá thành công chuyên án của hai đơn vị chủ lực: Cục CSĐT và Cục CSĐT tội phạm về ma túy khi vừa mới thành lập đã tạo đòn bẩy thắng lợi cho hàng loạt đường dây ma túy lớn bị triệt phá sau này.
Theo CA TP. HCM
Thủ đoạn tinh vi của tội phạm buôn người
Một số đối tượng phạm tội mua bán người do Công an tỉnh Tuyên Quang bắt giữ.
Sau khi lừa được các cô gái sang Malaysia để đi bán hàng, Vy ép họ đi bán dâm vì các cô đã nợ Vy mấy nghìn USD tiền thủ tục xuất cảnh.
Ngày 17/10, Cục CSĐT tội phạm về TTXH (C45) cho biết, thực hiện đợt cao điểm phòng, chống tội phạm mua bán người và ngăn chặn tình trạng đưa người vượt biên trái phép (từ 15/8 đến 15/10), các đơn vị Công an đã vào cuộc khá quyết liệt. Hai vụ án dưới đây do Công an các địa phương khám phá đã vạch trần các thủ đoạn tinh vi của bọn tội phạm mua bán người, buộc chúng phải đền tội trước pháp luật.
Trong đợt cao điểm này, Phòng PC45, Công an tỉnh Đồng Tháp đã khám phá một đường dây mua bán phụ nữ qua Malaysia làm gái bán dâm. Cơ quan Công an đã bắt giữ Đinh Thị Thu Hồng, 44 tuổi, trú tại xã Phú Hựu, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) về hành vi mua bán người.
Vụ án được bắt đầu khi Công an tỉnh Đồng Tháp tiếp nhận 2 nạn nhân là Phùng Cẩm L., 30 tuổi và Phạm Thị Thúy N., 19 tuổi do tổ chức ICOM đưa từ Malaysia về sân bay Tân Sơn Nhất. Theo lời khai của 2 nạn nhân nói trên, trong thời gian đi làm thuê ở TP HCM, có một phụ nữ khoảng 50 tuổi, xưng là dì Tám đến làm quen và dụ L., N. đi lao động tại Malaysia với các công việc như bán shop quần áo, phục vụ nhà hàng, tiếp thị bia... với mức lương cao mà không tốn bất cứ chi phí gì, chỉ cần đưa hộ chiếu là được. Sau một thời gian, L. và N. đã liên lạc với dì Tám và đồng ý đi làm thuê tại Malaysia. Người xưng là dì Tám lại liên lạc tiếp với một phụ nữ tên là Vy đang sống tại Malaysia để lo thủ tục cho 2 cô gái đi.
Ngày 10/9/2009, L. cùng 2 phụ nữ là Liễu và Duyên (không rõ địa chỉ) đi sang Malaysia. Khi đến đất nước này, cả 3 cô bị Vy đưa đến một quán karaoke, bị ép làm việc tại đây và phục vụ bán dâm cho khách khi có yêu cầu. 4 tháng sau, không biết sự tình này, Phạm Thị Thúy N. và 3 cô gái khác lại lên đường sang Malaysia theo lời dụ dỗ ngon ngọt của dì Tám.
Sở dĩ họ bị ép bán dâm vì khi sang đến đất khách, Vy cho biết họ đã nợ Vy khoảng 4.500 đô Malaysia (tương đương 26 triệu tiền Việt Nam) là chi phí lo thủ tục xuất cảnh nên bắt buộc họ phải phục vụ tại quán karaoke, bán dâm để trừ nợ. Nếu họ không chịu bán dâm, gia đình hay người thân phải gửi tiền trả thì mới được về nước. Ngoài chi phí xuất cảnh, Vy còn tính thêm các khoản như tiền nhà trọ, tiền xe, tiền gia hạn tạm trú, một tháng tổng cộng khoảng 1.500 đô Malaysia.
Mọi hoạt động của các cô gái từ Việt Nam sang được Vy giám sát chặt chẽ và chị ta cũng trực tiếp nhận thanh toán tiền công của các cô với chủ quán. Mỗi lần các cô bán dâm được trả công 180 đô Malaysia thì họ chỉ được 80 đô để trừ nợ, còn tiếp khách uống bia được 70 đô Malaysia nhưng cũng chỉ được hưởng 30 đô cho việc trừ nợ. Ngày 22/4, L., N. và một cô gái khác may mắn được một người dân tộc Hoa chở đến Công an Malaysia trình báo án.
Ở vụ thứ hai, đối tượng chính là Nguyễn Văn Mạnh, 25 tuổi, trú tại xã An Tường, TP Tuyên Quang (Tuyên Quang). Trước đây, Mạnh làm nghề phụ xe ôtô chở hàng lên cửa khẩu Lào Cai nên quen biết với Thái Thị Dung, 28 tuổi, cũng trú tại Tuyên Quang nhưng hiện là một đầu mối mua bán người ở Hà Khẩu (Vân Nam, Trung Quốc).
Ngày 5/2, được sự trợ giúp của bạn gái là Nguyễn Thị Mai Phương, Mạnh đã "cứu nét" được 2 em gái là Triệu Thị N., 17 tuổi và Bùi Thị K., 16 tuổi, cùng trú tại huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) tại một quán Internet ở trước cổng trường sư phạm tỉnh Tuyên Quang. Sau đó, Mạnh đã tách K. và N. ra, thuê một nhà nghỉ đưa K. vào tắm giặt. Mạnh tỏ ra hết sức ga lăng để mua chuộc tình cảm của K. Đến khi thấy K. xiêu lòng, Mạnh đã rủ em sang Lào Cai bán quần áo với mức lương cao. Tưởng "người yêu" tốt thật, K. đã đồng ý.
Sau khi đưa K. về quán nước của mẹ Dung ở phường Tân Quang, TP Tuyên Quang gửi, Mạnh đi đón N. và nói với cô bé rằng, K. đã đồng ý đi bán quần áo tại Lào Cai, rủ N. đi cùng. Hai em gái bị Mạnh bán sang cho ông Cận và Dung, rồi bị bọn chúng bán và ép làm gái bán dâm mỗi người một nơi. K bị đưa vào tận Quảng Si (Trung Quốc) bán cho một chủ khách sạn kinh doanh gái mại dâm.
Được khoảng 2 tháng, do bị ép tiếp khách quá nhiều, em bị bệnh khá nặng nên ông chủ đã trả K về chỗ Dung để chữa bệnh. Tại đây, trong một đợt truy quét của Công an Trung Quốc, K. đã được giải cứu về Việt Nam. Còn N., em bị ép ở lại quán của ông Cận và Dung bán dâm cho khách, một thời gian sau mới trốn được về Việt Nam
Theo CAND
Cách kiếm tiền của một đại gia Dưới vỏ bọc là một thương nhân thành đạt, Phu Xeng Tơn (còn gọi là Thạo Xíng, quốc tịch Lào) cầm đầu một đường dây buôn bán ma túy xuyên quốc gia, đã nhiều lần thực hiện trót lọt các phi vụ vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam và sang Thái Lan tiêu thụ. Ngày 4-10-2010, ông trùm này đã...