Ngày siêu nóng, thợ rèn phố cổ vẫn miệt mài bên lò lửa nghìn độ
Những ngày nắng nóng đỉnh điểm khiến ai cũng phải ngao ngán, ông Hùng vẫn miệt mài làm việc bên lò nung 1.000 độ C trên con phố chuyên về nghề rèn giữa phố cổ Hà Nội.
Hà Nội đang trong đợt nắng nóng đỉnh điểm khiến người dân tìm đủ mọi cách để tránh nóng. Thế nhưng, đối với người thợ rèn ở phố cổ Hà Nội, công việc bên lò nung vẫn tiếp diễn.
Đó là ông Nguyễn Phương Hùng, ông chủ kiêm thợ của cửa hàng rèn duy nhất còn sót lại ở phố Lò Rèn, giữa phố cổ Hà Nội.
Ông Hùng cho biết, ông học rèn từ nhỏ, nghề mà bố ông truyền lại. Lớn lên, sau khi đi bộ đội về, ông tiếp tục nghề này cho đến nay đã được 20 năm.
“Nghề thợ rèn là cha truyền con nối, tôi luôn tự hào rằng tới bây giờ tôi là người duy nhất ở phố Lò Rèn còn theo nghề”, ông Hùng chia sẻ.
Ông Hùng tâm sự, nghề thợ rèn vất vả, ngày ngày tay búa gò sắt, làm mãi cũng quen. “Mỗi ngày làm là một niềm vui chứ không cảm thấy mệt”, ông Hùng tâm sự.
Video đang HOT
Nắng nóng trên 40 độ C, thêm hơi nóng từ chiếc lò nung hơn 1.000 độ C tỏa ra nhưng ông Hùng vẫn miệt mài làm việc.
“Nóng là chuyện đương nhiên đối với thợ rèn nhưng cốt trong thâm tâm mình cảm thấy mát thì mọi chuyện lại hết sức bình thường”, ông Hùng tâm sự.
Làm việc với lửa, búa, ông chỉ đeo một đôi gang tay bảo hộ. “Tôi dính bỏng như cơm bữa. Nghề rèn là chơi với lửa nên chuyện bỏng là bình thường”, ông Hùng chia sẻ.
Ông Hùng không làm hàng chợ, chỉ làm theo đơn khách đặt hàng. Chủ yếu ông rèn làm lại các đầu mũi khoan, móc, đục…
Những mũi khoan được ông làm rất tỉ mỉ, chính vì thế khách làm một lần là nhớ tới ông nên lúc nào cửa hàng cũng đông khách.
Thỉnh thoảng ông lại nghỉ tay uống ngụm nước giải khát rồi lại tiếp tục làm việc.
Toàn Vũ
Theo Dantri
Ảnh: Mưu sinh cạnh những trạm biến áp "tử thần" ở Hà Nội
Bất chấp cảnh báo nguy hiểm, nhiều người dân ở Hà Nội vẫn "hồn nhiên" kinh doanh, kiếm sống xung quanh trạm biến áp, cột điện cao thế.
Ở Hà Nội hiện đang tồn tại hàng trăm trạm biến áp nằm sát khu dân cư, mặc dù các trạm biến áp có dòng chữ "Cấm sờ nguy hiểm có điện chết người" hay "Cấm trèo điện áp cao nguy hiểm" nhưng nhiều hộ dân vẫn liều mình mưu sinh ngay cạnh đó.
Trên đường Láng (quận Đống Đa), một cửa hàng bán văn phòng phẩm nằm lọt thỏm dưới trạm biến áp nhiều năm nay.
Trạm biến áp Gia Ngư 1 nằm trên phố Gia Ngư (quận Hoàn Kiếm) được người dân tận dụng treo biển quảng cáo. Phía dưới chân trạm biến áp có một hộ dân buôn bán mắm tép, phía trên nằm sát một quán bia.
Trên phố Hàng Bạc (quận Hoàn Kiếm), xung quanh trạm biến áp được tận dụng để chứa những thùng rác cỡ lớn.
Trạm biến áp nằm giữa phố Hàng Rươi và Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm), phía dưới người dân vẫn sinh hoạt và buôn bán bình thường mặc dù có biển cấm.
Trạm biến áp La Thành 1 (quận Đống Đa) choán gần hết mặt tiền hai ngôi nhà với khoảng cách chưa đầy nửa mét.
Nhìn bằng mắt thường có thể thấy, cửa sổ của hai ngôi nhà này nằm sát trạm biến áp La Thành 1.
Một trạm biến áp trên đường Láng Hạ (quận Đống Đa), phía dưới là một ngôi nhà với mặt tiền khoảng gần 3 m.
Người dân mưu sinh dưới chân trạm biến áp Khâm Thiên 4 (quận Đống Đa). Họ cho biết đã quen làm việc và sinh hoạt tại đây nhiều năm nên không thấy nguy hiểm.
Một trạm biến áp nằm trên khu vực phố cổ Hà Nội, trạm này được người dân dùng để chứa đồ, để các vật dụng sinh hoạt.
Theo Danviet
Bên trong những biệt thự cổ "xập xệ đến khó tin" ở Hà Nội Hà Nội còn khá nhiều biệt thự có từ thời Pháp nằm ở những vị trí đắc địa với vẻ ngoài cổ kính đẹp mắt nhưng bên trong đã cuống cấp trầm trọng, xập xệ đến mức ít ai có thể tưởng tượng được. Căn biệt thự số 5 Trần Phú (quận Hoàn Kiếm) nằm lọt sau cánh cổng đã xập xệ và...