Ngay sau khi ăn cỗ xong, các em dâu ngồi buôn chuyện, mình tôi hì hục với 9 mâm bát đĩa dưới cái rét lạnh cóng tay
Ai cũng bảo làm dâu nhà giàu là sướng, còn tôi thì đầu bù tóc rối, chẳng khác gì người giúp việc không lương.
Vợ chồng tôi kinh tế khó khăn, không có điều kiện ra ở riêng nên vẫn phải sống chung với bố mẹ chồng.
Nhà chồng có 3 cậu em trai rất giàu có, ngôi biệt thự rộng 300m2, 4 tầng to đẹp nhất làng là do tiền góp của những người em đó. Được ở trong nhà đẹp, tôi không thoải mái chút nào. Mang tiếng là bác cả nhưng những lời nói của vợ chồng tôi không có trọng lượng mà chỉ người có tiền mới quyết định tất cả.
Tết năm nào các chú thím cũng sắm sửa rất nhiều đồ ăn, bánh kẹo, bia rượu, nước ngọt, không thiếu thứ gì. Còn vợ chồng tôi chỉ việc bỏ công sức làm cỗ mỗi ngày để phục vụ cả nhà.
Giá mà các chú thím chung tay cùng làm với anh chị thì tôi cũng bớt tủi thân. Đằng này, năm nào các chú thím cũng mời nhiều khách khứa vào ngày Mùng Một Tết mà chỉ có mỗi vợ chồng tôi làm bữa. Đêm Giao Thừa năm nay, cả nhà quây quần bên nhau chúc tụng, rồi hát hò, còn vợ chồng tôi lại phải cặm cụi dưới bếp làm gà để chuẩn bị 9 mâm cỗ đón ngày đầu tiên trong năm mới.
Video đang HOT
Chồng tôi luôn động viên vợ cố gắng vất vả mấy ngày Tết, cứ coi như đang làm việc ở công ty, để cho gia đình được đoàn kết vui vẻ. Làm công ty thì có lương, chứ phục vụ nhà chồng, tôi chẳng có gì cả.
Nhiều bác hàng xóm còn nói chắc chú thím ấy giàu có nên cho chúng tôi nhiều tiền lắm. Nhưng thực tế họ chẳng cho chúng tôi đồng nào mà chỉ lì xì mỗi đứa con chúng tôi 200 nghìn.
Tôi uất nhất là trong bữa cơm phải chạy đi lấy cái này cái kia phục vụ các mâm, nhiều khách còn nghĩ tôi là người giúp việc nên thỏa sức sai vặt. Ăn chưa xong bữa, tôi đã phải tất bật bê các mâm bát ra phía sau nhà để rửa. Còn các em dâu cứ như không phải việc của họ, không hề giúp tôi một tay.
Trời lạnh thấu xương, tôi phải mặc áo mưa rửa 9 mâm bát, còn các em dâu ngồi cười nói vô tư, chẳng để ý đến sự tồn tại của người chị dâu này. Tôi đã khóc, có cảm giác như mình là người giúp việc cho nhà chồng vậy.
Ngày Tết chị em được nghỉ ngơi, vui chơi, còn tôi thì tất bật chuẩn bị 3 bữa cơm phục vụ nhà chồng. Tôi chán nản, chẳng biết phải làm sao để thoát khỏi cảnh đày đọa tinh thần này nữa?
(hongoanh…@gmail.com)
Chồng bảo năm nay biếu Tết nhà ngoại gấp đôi nhà nội nhưng lý do đằng sau khiến tôi nghẹn lời
Năm nay dịch bệnh, kinh tế khó khăn, tôi đang không biết biếu Tết nhà nội và nhà ngoại thế nào hợp lý thì chồng phán biếu Tết nhà ngoại gấp đôi nhà nội.
Đến tầm rằm tháng Chạp hằng năm, gia đình chúng tôi bắt đầu chuẩn bị kế hoạch sắm Tết. Mỗi năm chi phí sắm Tết lại nhiều lên do giá cả thực phẩm và tiêu dùng đều tăng. Năm nay dịch bệnh, kinh tế khó khăn nên tôi lại càng lo lắng vì sẽ phải tính toán chi tiêu hợp lý. Thưởng Tết của cả hai vợ chồng cũng chỉ khoảng 20 triệu đồng, trong khi với khoảng tiền này, tôi không đủ sắm Tết.
Với một cái Tết cơ bản cho gia đình, tôi cần phải tính toán những khoản như biếu Tết nhà nội, nhà ngoại, chi phí sắm sửa quần áo mới cho con cái, chi phí mua sắm thực phẩm/bánh kẹo ngày Tết, chuẩn bị ban thờ ngày Tết, tiền mừng tuổi cho họ hàng hai bên....
Với khoản tiền biếu Tết hai bên nội ngoại, thực ra ông bà cũng chẳng thiếu thốn, việc chúng tôi biếu tiền chỉ là thể hiện trách nhiệm cũng như sự quan tâm với bố mẹ.
Ảnh minh họa
Bố mẹ chồng tôi đều đã hưu trí, tháng nào cũng có tiền lương hưu. Hơn nữa, ông bà còn có một cửa hàng tạp hóa nhỏ nên coi như cũng có đồng ra, đồng vào. Lâu nay, việc ông bà ốm đau chúng tôi cũng chẳng phải bỏ ra đồng nào vì ông bà toàn bảo chúng tôi tiết kiệm mà lo cho các cháu chứ ông bà có rồi.
Về phía bố mẹ tôi cũng thế. Tuy không có tiền lương hưu nhưng bố mẹ tôi buôn bán vật liệu xây dựng nên cũng có của ăn, của để.
Tôi đang loay hoay tính toán và hỏi chồng năm nay Tết thắt chặt chi tiêu nên biếu tiền ông bà hai bên thế nào thì chồng tôi phán một câu xanh rờn rằng: "Năm nay biếu nhà ngoại gấp đôi đi".
Tôi tưởng chồng có tư tưởng tiến bộ như mấy chàng rể tôi hay đọc trên mạng rằng ông bà ngoại xa xôi, lâu lâu mới về chơi còn ông bà nội thì về thăm nom, biếu xén liên tục nên Tết biếu ông bà ngoại nhiều tiền hơn cho ông bà đỡ tủi.
Ai ngờ, câu nói sau cùng của chồng tôi mới khiến tôi choáng váng. Anh bảo, nhà vợ có hai anh em, ông bà lại có hẳn 3 miếng đất, biếu nhà ngoại nhiều hơn chút, biết đâu sau này bố mẹ cho hai mảnh đất thì vợ chồng khỏi phải ngày ngày lai lưng ra làm lụng vất vả.
Nghe chồng nói mà tôi nghẹn lời không nói thêm được gì. Tôi không nghĩ chồng tôi lại tính toán và nhòm ngó tài sản nhà vợ như vậy.
Về làm dâu nhà anh nhưng lâu nay tôi luôn nghĩ mình làm thì mình ăn chứ chưa từng nghĩ nhóm ngó đất đai hay tài sản của nhà chồng vì đó là của ông bà, ông bà cho thì tốt còn không thì cũng không sao.
Những gì chồng nói khiến tôi rất thất vọng, tôi nên làm gì để chồng tôi thôi ngay ý định nhóm ngó tài sản của bố mẹ tôi đi? Lỡ đâu sau này ông bà chỉ cho con trai cả thì chồng tôi lại đâm ra phẫn uất, bực bội.
Chồng không một xu dính túi nhưng vẫn "chơi trội" mừng tân gia 5 triệu, biết nguồn gốc số tiền, tôi đờ đẫn cả người Lâu nay kinh tế khó khăn, tôi không nhiều tiền nên mua chiếc máy tính bảng cho con học online. Vậy mà vừa về đến nhà đã thấy con khóc sưng húp mắt. Mặc dù là trụ cột gia đình nhưng chồng tôi luôn mang lại phiền phức cho vợ con. Đầu năm ngoái, anh bị sa thải vì say rượu trong giờ...