Ngày quốc tế người cao tuổi (1/10): “Để không ai cô đơn trong tuổi già”
“Việt Nam có 10 % dân số là người cao tuổi. Trong đó, khoảng 10.000 cụ đang được nuôi dưỡng tại các trung tâm chăm sóc. Làm sao để phát huy được truyền thống hiếu nghĩa, kính lão đắc thọ là điều trân quý mà mỗi người đều phải luôn nhớ và khắc ghi”.
Bộ trưởng Bộ Đào Ngọc Dung tặng quà tới cụ Nguyễn Thị Viễn, 105 tuổi.
Ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia vì người cao tuổi Việt Nam phát biểu tại buổi đến thăm và tặng quà các cụ cao tuổi đang được chăm sóc tại Trung tâm điều dưỡng người cao tuổi Tuyết Thái (Đông Anh, Hà Nội) chiều 29/9.
Khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: “Truyền thống của người Việt Nam là kính lão đắc thọ, tôn kính cha mẹ. Thời gian qua Đảng và Nhà nước luôn biết ơn và ghi nhớ trách nhiệm người cao tuổi. Nhiều chủ trương và chính sách để chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi Việt Nam, nhằm từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi”.
Người cao tuổi Việt Nam đã được hưởng nhiều chính sách như về chăm sóc sức khỏe, bảo trợ xã hội, chúc thọ và mừng thọ, các hoạt động văn hóa, giáo dục, thể dục, giải trí, du lịch, giảm giá vé khi tham gia giao thông…
Theo Bộ LĐ-TB&XH, một số nhóm người cao tuổi đặc biệt khó khăn nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước, như: Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, người từ 80 tuổi trở lên mà không có lương hưu, hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội còn được hưởng trợ cấp hàng tháng với mức tối thiểu 270.000 đồng/tháng; người cao tuổi nghèo cô đơn không người phụng dưỡng đủ tiêu chuẩn được nuôi dưỡng trong các trung tâm bảo trợ xã hội của nhà nước tại địa phương.
Video đang HOT
Theo Bộ LĐ-TB&XH, để mô hình tư nhân chăm sóc sức khỏe người cao tuổi phát triển và phần nào giảm sức ép lên hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện nay, Nhà nước cần có thêm chính sách cơ bản như khuyến khích phát triển các loại hình trung tâm bảo trợ của doanh nghiệp, tập đoàn; tạo cơ chế nhất định về thuế, đất đai; đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ; tăng cường phối hợp giữa các trung tâm trên địa và cơ quan quản lý nhà nước nhằm đạt hiệu quả chung.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng thừa nhận, các nhóm chính sách mới chỉ đáp ứng được phần nào cuộc sống của người cao tuổi, đặc biệt là chính sách bảo trợ xã hội mới chỉ tập trung vào nhóm người cao tuổi đặc biệt khó khăn.
Thống kê mới nhất của ngành bảo trợ xã hội cho thấy, nhu cầu của người cao tuổi được nuôi dưỡng, chăm sóc tại các trung tâm rất lớn. Nhưng khả năng đáp ứng của các trung tâm bảo trợ xã hội của Nhà nước còn hạn chế.
Cả nước mới có khoảng 100 trung tâm chăm sóc người cao tuổi của Nhà nước, tư nhân. Mỗi trung tâm chỉ tiếp nhận tối đa được từ vài chục tới hơn 100 người cao tuổi.
“Nhiều cụ đã có con cái thành danh và lập gia đình riêng. Nhiều cụ có con cái đầy đủ điều kiện vật chất. Nhưng nhiều cụ vẫn chọn về nơi an dưỡng để tìm cho cái riêng cho mình, tìm sự yên tĩnh của tuổi già cũng như bầu bạn. Đây là lý do chính đáng. Nhiều cụ cũng có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều cụ chia sẻ rằng sẽ ở đây tới khi nhắm mắt xuôi tay” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.
Trong khi đó, dân số Việt Nam đang bước vào thời kỳ già hóa với tốc độ nhanh trong thời gian tới. Tỷ lệ người cao tuổi hiện chiếm khoảng 10,9% tổng dân số, với hơn 10 triệu người.
Một trong những định hướng của Nhà nước hiện nay là đa dạng hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi, phát triển các trung tâm tư nhân, trong đó kết hợp cả chăm sóc theo hình thức dịch vụ có thu phí và cả chăm sóc đối tượng khó khăn dựa vào nguồn xã hội hóa.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhận định: “Trong thực tiễn, số các trung tâm này so với nhu cầu được chăm sóc người cao tuổi chưa nhiều. Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam và Bộ LĐ-TB&XH khuyến khích việc xã hội hóa xây dựng các trung tâm chăm sóc người cao tuổi. Đây là việc làm cần thiết nhằm làm giảm sức ép tới các trung tâm hiện có”.
Theo đó, Bộ LĐ-TB&XH đồng ý về chủ trương kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tập đoàn tham gia phát triển các loại hình trung tâm chăm sóc người cao tuổi với hình thức Nhà nước, các hộ gia đình có người cao tuổi và nhân dân cùng chung tay góp sức.
Hoàng Mạnh
Theo Dantri
Vinamilk Sure Prevent đồng hành tổ chức lễ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại TP.HCM
Vào ngày 22/09/2016, tại Hội trường Thành ủy TP.HCM, nhãn hàng Vinamilk Sure Prevent đã phối hợp với Trung tâm Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi TP.HCM tổ chức buổi "Lễ mừng thọ và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi". Chương trình với sự tham gia của hơn 1.000 người cao tuổi trên địa bàn các Quận, Huyện TP.HCM.
Hưởng ứng "Tháng hành động vì người cao tuổi" và chào mừng Ngày quốc tế người cao tuổi 1/10, Lễ Mừng Thọ được tổ chức hàng năm là một sự kiện hết sức ý nghĩa và thiết thực, thể hiện tinh thần kính lão trọng thọ và uống nước nhớ nguồn đối với Người cao tuổi theo truyền thống đậm nét bản sắc dân tộc Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là dịp thể hiện lòng yêu quí, kính trọng các bậc cao niên, lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.
Là công ty hàng đầu về dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam trong 40 năm qua, Vinamilk luôn đồng hành cùng các chương trình cộng đồng cũng như các hoạt động chăm sóc sức khỏe và truyền cảm hứng sống vui, sống khỏe, sống thọ cho người cao tuổi trên khắp cả nước. Với mong muốn chăm sóc toàn diện cho người cao tuổi về cả tinh thần và thể chất, ngày 22/09 nhãn hàng Vinamilk Sure Prevent đã kết hợp với Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi TP.HCM tổ chức lễ mừng thọ, trao quà và tặng bảng danh dự cho 29 Cụ ông, Cụ bà thượng tho ở tuổi 80, kết hợp với hội thảo tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 người cao tuổi trên địa bàn TP.HCM. Đây là một trong những hoạt động của Vinamilk nhằm hướng đến mục tiêu chăm sóc sức khỏe cho 1.000.000 bệnh nhân và người cao tuổi đến năm 2018.
PGS.TS BS Nguyễn Anh Tuấn - ĐH Y Dược TP.HCM tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi
Ông Phan Nguyễn Minh Nhựt - Giám Đốc Kinh Doanh khu vực HCM của Vinamilk chia sẻ tại Hội thảo: "Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam ngày càng được nâng cao, tuy nhiên tình trạng sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam lại không được cải thiện - chỉ có 5% số người cao tuổi đang có sức khỏe tốt, còn lại 95% người cao tuổi có sức khỏe trung bình hoặc kém. Một thực tế đáng buồn hiện nay là các dịch vụ và sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại Việt Nam đang còn rất hạn chế. Các hoạt động tư vấn và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi còn rất ít, giá bán các sản phẩm dinh dưỡng cho người cao tuổi lại rất cao so với các nước trên thế giới và so với thu nhập của người Việt". Hiểu được mong muốn của người cao tuổi là có một sức khỏe tốt để tiếp tục cống hiến cho xã hội, sống vui vẻ bên gia đình, tại hội thảo, đại diện của Vinamilk cũng đã chia sẻ và hướng dẫn người cao tuổi lựa chọn các sản phẩm chuyên biệt phù hợp với thể trạng của mỗi người. Bên cạnh đó, nhãn hàng Vinamilk Sure Prevent cũng đã trao tặng 1.000 phần quà là sản phẩm dinh dưỡng Sure Prevent cho người cao tuổi tham gia hội thảo.
Hoạt động đo loãng xương của Vinamilk được người cao tuổi hưởng ứng nhiệt tình
Thông qua các hoạt động này, Vinamilk mong muốn góp phần nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi, lan tỏa tinh thần sống vui, sống khỏe, sống thọ và sống có ích đến cộng đồng người cao tuổi cả nước. Một sức khỏe tốt, một tinh thần thư thái, lạc quan ở người cao tuổi chính là niềm vui, niềm hạnh phúc của gia đình và con cháu.
Thúy Hằng (TMDT-VN)
Phó Thủ tướng thăm gia đình một chiến sĩ trên máy bay CASA-212 Ngày 23/6, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn đã đến thăm, động viên gia đình anh Nguyễn Bá Thế (xã An Đồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng) - 1 trong 9 quân nhân đang mất tích cùng máy bay CASA-212. Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng thăm và động viên gia đình...