Ngày Quốc tế giảm nhẹ thiên tai (13/10): Số đợt thiên tai tăng mạnh trong 20 năm qua
Thiên tai đã cướp đi sinh mạng của 1,2 triệu người trên thế giới và biến đổi khí hậu là nguyên nhân chủ yếu khiến số vụ thiên tai tăng gần gấp đôi kể từ năm 2000.
Nội dung này được đề cập trong báo cáo được Văn phòng Liên hợp quốc về giảm nhẹ rủi ro thiên tai (UNDRR) công bố ngày 12/10- một ngày trước Ngày Quốc tế giảm nhẹ thiên tai.
Cảnh ngập lụt sau mưa lớn do ảnh hưởng của bão Ianos tại Magoula, miền Trung Hy Lạp ngày 19/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo báo cáo, trong giai đoạn 2000 – 2019, trên thế giới đã ghi nhận 7.348 trận thiên tai lớn, tăng gần gấp đôi so với giai đoạn 20 năm trước. Thiên tai đã khiến 1,23 triệu người thiệt mạng, ảnh hưởng đến cuộc sống của 4,2 tỷ người và gây thiệt hại kinh tế 2.970 tỷ USD trong 20 năm qua. Các con số trên tăng mạnh chủ yếu là do gia tăng tần suất các hiện tượng thời tiết cực đoan liên quan đến khí hậu, trong đó có lũ lụt, mưa bão, hạn hán. Số đợt lũ lụt lớn tăng hơn gấp đôi lần lên 3.254 đợt, trong khi các đợt hạn hán, cháy rừng, nắng nóng kéo dài cũng gia tăng mạnh. Số lượng các cơn bão lớn là 2.034, tăng đáng kể so với con số 1.457 cơn bão của 20 năm trước trước đó.
Các hiện tượng liên quan đến địa vật lý như động đất, sóng thần và núi lửa là nguyên nhân khiến nhiều người thiệt mạng hơn so với các thảm họa tự nhiên khác được xem xét trong báo cáo. Tồi tệ nhất là trận sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004, cướp đi sinh mạng của 226.400 người, sau đó là trận động đất ở Haiti năm 2010 với số người thiệt mạng lên tới hơn 222.000 người.
Xét theo khu vực, châu Á hứng chịu nhiều thiên tai nhất trong 20 năm qua với 3.068 trận thiên tai, sau đó là châu Mỹ với 1.756 trận và châu Phi 1.192 trận. Xét theo quốc gia, nước ghi nhận nhiều vụ thiên tai nhất là Trung Quốc (577), sau đó là Mỹ (467), Ấn Độ (321) và Indonesia (278). Trong số 10 nước ghi nhận số các vụ thiên tai nhiều nhất thế giới, có tới 8 nước châu Á. Các con số thống kê trên được tổng hợp từ Dữ liệu Các sự kiện khẩn cấp, ghi lại các đợt thiên tai khiến ít nhất 10 người thiệt mạng, ảnh hưởng tới ít nhất 100 người hoặc kéo theo việc chính quyền địa phương phải ban bố tình trạng khẩn cấp.
Nhiều phương tiện bị ngập trong bùn đất sau những trận mưa lớn do ảnh hưởng của bão Alex tại Breil-sur-Roya, đông nam nước Pháp, ngày 4/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Video đang HOT
Chuyên gia Debarati Guha-Sapir làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu về dịch tễ học do thiên tai tại Đại học Louvain, Bỉ, cảnh báo nhân loại sẽ đối mặt với một tương lai “rất mờ mịt” nếu các hiện tượng thời tiết cực đoan tiếp tục gia tăng theo cấp độ này trong 20 năm tới. Nắng nóng sẽ là thách thức lớn nhất đối với con người trong 10 năm tới, đặc biệt tại những nước kém phát triển.
Về phần mình, người đứng đầu UNDRR Mami Mizutori nhấn mạnh ngày càng nhiều người trở thành nạn nhân của tình trạng khẩn cấp về khí hậu. Bà kêu gọi chính phủ các nước đầu tư để xây dựng các hệ thống cảnh báo sớm và triển khai những chiến lược giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Chuyên gia nhật nói 'sông Mekong là phép thử của Trung Quốc'
Đây là chia sẻ của giáo sư Brad Glosserman, phó giám đốc Trung tâm Hoạch định chiến lược, Đại học Tama (Nhật Bản), cố vấn cao cấp của Diễn đàn Thái Bình Dương.
Hơn một thập kỷ qua chứng kiến tốc độ xây dựng các đập thủy điện dày đặc ở phía thượng nguồn Mekong, nhất là trên lãnh thổ Trung Quốc đã làm phá vỡ hệ sinh thái một cách báo động. Ảnh: Ecologist
Sông Mekong bắt nguồn từ Trung Quốc và chảy qua 5 quốc gia gồm Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, trước khi đổ ra Biển Đông. Dòng sông có chiều dài 4.350 km này không chỉ là huyết mạch của cả khu vực mà nó còn duy trì đời sống hằng ngày cho khoảng 60 triệu người.
Trong những năm gần đây, sông Mekong phía thượng nguồn đã bị tác động làm cho biến đổi sâu sắc khiến giới chuyên gia lo ngại rằng nó đang bị đẩy đến tình trạng cực đoan, đe dọa hệ sinh thái cũng như sinh kế của người dân trong khu vực. Mặc dù đã có các cơ chế và sáng kiến liên vùng nhằm chia sẻ trách nhiệm quản lý, tuy nhiên những gì xảy ra trên thực tế đang cho thấy một sự thất bại ngày càng rõ.
Hàng trăm chiếc đập lớn nhỏ đã mọc lên khiến dòng chảy bị thu hẹp gây hạn hán ở hạ nguồn. Đồ họa: Printerest
Và giờ đây hơn lúc nào hết, tình hình đang rất cần một sự phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc, quốc gia hiện vẫn chỉ tham gia với tư cách là đối tác đối thoại của Ủy hội sông Mekong (MRC) nhưng lại được đánh giá là có vai trò rất lớn. Giới phân tích cho rằng, Bắc Kinh đang đặt tương lai của sông Mekong như là một phép thử cho các ý đồ lâu dài ở châu Á.
Việc Trung Quốc tiến hành xây dựng hàng loạt các đập thủy điện ở phía thượng nguồn- thủ phạm chính gây ra tình trạng hạn hán kỷ lục ở vùng hạ lưu trong vòng 50 năm qua đã được nhiều tổ chức quốc tế cho là hành động "cố tình kìm hãm dòng chảy" khi các bằng chứng được ghi nhận mực nước trung bình trong cùng thời điểm vẫn cao ở phía thượng nguồn.
Ngư dân Lào mất sinh kế chuyển sang nghề đãi vàng sa khoáng ở hạ lưu sông Mekong, gần khu vực công trường thủy điện Xayaburi Dam. Ảnh: Internationalrivers
Phân tích của tổ chức Eyes on Earth, công ty chuyên tư vấn và nghiên cứu về tài nguyên nước của Mỹ đã thu thập các dữ liệu vệ tinh để đánh giá nguồn nước từ năm 1992 đến năm 2019 tại các trạm thủy văn trải từ Trung Quốc đến Thái Lan đã cho thấy điều này.
Đặc biệt là trong năm 2019 đã chứng kiến một sự bất thường chưa từng thấy khi lưu lượng nước đổ về hạ lưu bị thiếu hụt nghiêm trọng, ghi nhận mức thấp trong lịch sử. Hệ quả là Thái Lan đã phải huy động cả hệ thống máy bơm của quân đội tham gia vét nước trữ để cung cấp cho các cộng đồng bị ảnh hưởng.
Trong khi đó, nông dân trồng lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam cũng không thể xuống giống đúng lịch thời vụ vì thiếu nước tưới và xâm nhập mặn, từng làm dấy lên những lo ngại về an ninh lương thực tại quốc gia sản xuất lúa lớn thứ ba thế giới. Tương tự, sản lượng cá đánh bắt ở Biển Hồ (Tonle Sap) của Campuchia, hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á, nơi quần cư của hơn 1.000 loài cá với nguồn cung hơn 500.000 tấn cá mỗi năm cũng đã giảm tới 90% do mực nước xuống thấp, lòng hồ bị bồi lấp ...
Eyes on Earth đã cáo buộc có bằng chứng về việc Trung Quốc đã gây ra thảm cảnh này bởi dòng Mekong đoạn chảy qua lãnh thổ Trung Quốc chỉ cho phép sử dụng như một nguồn năng lượng hơn là dùng cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nước này đã lạm dụng để phát triển một hệ thống đập thủy điện gồm 11 chiếc ở phía thượng nguồn với tổng công suất 47 tỷ mét khối, chính là nguyên nhân gây ra hạn hán tồi tệ ở vùng hạ lưu.
Hệ thống đập thủy điện ở thượng nguồn được cho là đóng vai trò lợi ích chính trị chiến lược của Bắc Kinh. Ảnh: AP
Bác bỏ cáo buộc trên một cách giận dữ, giới chức Trung Quốc đã đổ vấy là cho lượng mưa thấp và biến đổi khí hậu. Trong một tuyên bố của Bộ Ngoại giao, Bắc Kinh vẫn khẳng định đã làm hết sức mình để đảm bảo lượng xả hợp lý cho các nước phía cuối nguồn nhưng lại cố tình không công bố dữ liệu chi tiết về lượng nước xả ra từ các đập thủy điện.
Đến nay vẫn không có một hiệp ước chung cho tất cả các quốc gia dọc theo sông Mekong nhằm bảo vệ quản lý và phát triển tài nguyên nước cũng như tài nguyên liên quan một cách bền vững. Ủy hội sông Mekong (MRC) tuy được thành lập từ năm 1995, nhưng chỉ có Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam tham gia, còn Trung Quốc và Myanmar vẫn chỉ là đối tác đối thoại.
Thay vì tham gia, đến năm 2014, Bắc Kinh đã đề xuất thành lập Sáng kiến Hợp tác Lan Thương-Mekong (LCM), bao gồm tất cả sáu quốc gia. Tại các diễn đàn trong khu vực, thậm chí Bắc Kinh vẫn nói rằng: "họ đang hào phóng" xả nước như một sự hy sinh để giúp các nước hạ lưu, trong khi chính họ cũng đang phải gánh chịu hạn hán.
Các tác giả của tổ chức Eye on Earth cho rằng, việc xây dựng hệ thống đập của Trung Quốc là để lấy nước vào các hồ chứa của nước này dự trữ. "Nếu muốn thể hiện vai trò lãnh đạo thực sự, Trung Quốc phải nhận thấy nhu cầu của các quốc gia ở hạ nguồn cũng như của các cộng đồng là chính đáng và ngang bằng với chính họ. Đây chính là điều mà các quốc gia ở hạ lưu sông Mekong vẫn đang chờ đợi", nhóm tác giả kết luận.
EU-Thổ Nhĩ Kỳ nóng trở lại: Dùng chuyện mới, khơi chuyện cũ Chẳng phải ngẫu nhiên giữa bất đồng nội khối, Liên minh châu Âu (EU) lại thống nhất về thái độ cứng rắn với Thổ Nhĩ Kỳ giữa căng thẳng tại Đông Địa Trung Hải. Bình luận của Thế giới & Việt Nam. Đề cập về quan hệ EU-Thổ Nhĩ Kỳ sau Hội nghị thượng đỉnh EU ngày 1/10, Chủ tịch Ủy ban châu...