“Ngày phán quyết” blue chip
Theo kế hoạch, 2 quỹ ETF tại Việt Nam là Vaneck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) và DB x-trackers FTSE Vietnam UCITS ETF (FTSE ETF) sẽ có kỳ tái cơ cấu (review) danh mục đầu tư quý II-2020 trong ngày hôm nay 19-6. Vì lý do này, nhóm CP vốn hóa lớn được dự báo sẽ có nhiều biến động khi quỹ 2 ETF này thực hiện review.
Hiện tại, quy mô VNM ETF vào khoảng 325 triệu USD, trong khi FTSE ETF 221 triệu USD. Với quy mô khá lớn như vậy, hoạt động cơ cấu của 2 quỹ ETF trên sẽ ảnh hưởng không ít tới biến động thị trường.
Đối với những CP đã nằm trong danh mục của VNM ETF, tiêu chí đặt ra để các CP không bị loại khỏi danh mục là: tỷ lệ CP tự do chuyển nhượng dành cho NĐTNN (tỷ lệ room cho NĐTNN còn lại) phải lớn hơn 5%; quy mô vốn hóa thị trường lớn hơn 75 triệu USD; giá trị giao dịch bình quân hàng ngày trong 3 tháng gần nhất phải đạt tối thiểu 0,2 triệu USD tại ít nhất 2 trong 3 kỳ review gần nhất (tại kỳ xem xét và trong 2 kỳ review gần nhất); giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên trong 3 tháng gần nhất lớn hơn 0,6 triệu USD hoặc có ít nhất 200.000 CP giao dịch hàng tháng trong vòng 6 tháng gần nhất (hoặc 1 trong 2 kỳ review liền trước).
Với các tiêu chí này, sẽ không có CP nào bị loại ra khỏi danh mục của quỹ VNM ETF trong kỳ review lần này. Cụ thể, trong thông báo được phát đi ngày 13-6, VNM ETF vẫn giữ ở con số 25 mã, trong đó CP Việt Nam vẫn chiếm 15 mã với tổng tỷ trọng đạt 67,45%.
Do tổng tỷ trọng của các CP Việt trong danh mục mới là 67,48% nên quỹ ETF này phải mua thêm 0,3%. Xét theo giá trị, dự báo VNM ETF sẽ mua mạnh những mã như VIC ( Vingroup) 3 triệu USD, BVH (Bảo Việt) 2,2 triệu USD, VRE (Vincom Retail) 1,6 triệu USD, HPG (Hòa Phát) 1,2 triệu USD. Ở chiều ngược lại, các mã có thể bị bán ra nhiều nhất là MSN (Massan), SBT (Thành Thành Công – Biên Hòa), VHM (Vinhomes).
Đối với những CP nằm ngoài danh mục của VNM ETF, tiêu chí để được đưa vào rổ là: tỷ lệ CP tự do chuyển nhượng dành cho NĐTNN (tỷ lệ room cho NĐTNN còn lại) phải lớn hơn 10%; quy mô vốn hóa thị trường lớn hơn 150 triệu USD; giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên trong 3 tháng gần nhất lớn hơn 1 triệu USD (tại kỳ xem xét và trong 2 kỳ review gần nhất).
Với các tiêu chí này, không có CP nào được thêm mới vào danh mục của quỹ VNM ETF trong kỳ tái cơ cấu danh mục quý II-2020. Đối với trường hợp của STB (Sacombank), mặc dù CP này hiện đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đề ra của quỹ nhưng do giá trị vốn hóa của STB chưa đủ lớn nên nhiều khả năng sẽ chưa được quỹ VNM ETF thêm mới vào danh mục trong lần review lần này.
Video đang HOT
Đối với những CP nằm trong danh mục FTSE ETF, PDR (Phát Đạt) là mã CP duy nhất bị loại ra khỏi danh mục của quỹ trong kỳ review lần này do vi phạm tiêu chí về thanh khoản. Như vậy, FTSE ETF sẽ bán toàn bộ 2,54 triệu CP PDR đang nắm giữ do bị loại khỏi danh mục.
Ở chiều thêm vào, không có CP nào được thêm mới vào danh mục, nhưng quỹ ETF này sẽ mua vào ở mã CP trong danh mục đầu tư như: VCB ( Vietcombank), VIC, SBT, VHM, STB.
Giao dịch chứng khoán chiều 18/6: Bất ngờ
Diễn biến quá bình lặng trong phiên đáo hạn hợp đồng phái sinh tháng 6 khiến nhiều người khá bất ngờ, bởi trước đó, thị trường thường có các biến động lớn, nhất là trong đợt ATC trong các phiên phái sinh đáo hạn.
Giao dịch chủ yếu vẫn là cầm chừng và thận trọng dù hôm nay đáo hạn hợp đồng tương lai phái sinh tháng 6. Chỉ số VN-Index nhích nhẹ lên trên 857 điểm trước khi bước vào đợt khớp lệnh ATC.
Nỗi lo ngại về một phiên ATC biến động mạnh của nhà đầu tư đã không xảy ra khi hoạt động giao dịch chậm lại, chỉ số chỉ giảm nhẹ và lùi về 855 điểm khi đóng cửa với thanh khoản thấp.
Chốt phiên, sàn HOSE có 186 mã tăng và 176 mã giảm, VN-Index tăng 0,83 điểm ( 0,10%), lên 855,27 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 280,3 triệu đơn vị, giá trị 4.267,4 tỷ đồng, giảm 21% về khối lượng và 2% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 45,3 triệu đơn vị, giá trị 1.163,8 tỷ đồng.
Nhóm các cổ phiếu lớn, bluechip vẫn phân hóa mạnh với chiều tăng điểm có HPG 2,1% lên 26.800 đồng; PLX 2,1% lên 46.700 đồng; NVL 2,1% lên 58.300 đồng, còn lại tăng nhẹ như VJC 1,1%; VCB 1%; VHM 0,7%; BID 0,5%; SAB 0,1%...
Ở chiều ngược lại, không có mã nào giảm mạnh, điểm nhấn có STB -1,7% xuống 11.400 đồng; POW -1,4% xuống 10.400 đồng; HVN -1,4% xuống 27.550 đồng; HDB -1,1% xuống 26.550 đồng; GAS -1% xuống 72.200 đồng.
Đáng kể, CTD được kéo mạnh khi có thời điểm gần chạm mức giá sàn lúc mở cửa, thì đóng cửa chỉ còn -0,2% xuống 62.600 đồng.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, FLC vươn lên dẫn đầu thanh khoản HOSE với hơn 14,78 triệu đơn vị khớp lệnh, nhưng giảm 0,8% xuống 3.500 đồng.
Các mã khác liên quan như ROS, AMD cũng đóng cửa trong sắc đỏ, còn HAI hạ thấp độ cao, từ sắc tím xuống chỉ còn 1,4% lên 3.600 đồng. Thanh khoản cũng thuộc top cao nhất HOSE, từ 4,4 triệu đến 10,78 triệu đơn vị.
Đáng chú ý, một số tăng hết biên độ như LDG, QBS, DGW, CLG và TLD. Trong đó, LDG khớp 7,18 triệu đơn vị.
3 cổ phiếu giảm sàn tiêu biểu có TNI, HQC và ITA. Trong đó, TNI khớp gần 1,17 triệu đơn vị; ITA khớp 2,28 triệu đơn vị, dư bán giá sàn hơn 19,2 triệu đơn vị; HQC khớp được 1,2 triệu đơn vị và dư bán giá sàn 27,5 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, giao dịch vẫn lình xình dưới tham chiếu như phiên sáng cho đến khi đóng cửa.
Điểm sáng đáng kể có ACB, khi đảo chiều tăng thành công, 0,4% lên 23.800 đồng. Cùng NVB 1,2% lên 8.800 đồng; VCG 0,8% lên 26.200 đồng; HUT 3,8% lên 2.700 đồng.
Còn lại như SHB -3,5% xuống 14.000 đồng; SHS -1,6% xuống 12.500 đồng; CEO -3,3% xuống 8.900 đồng, cùng hàng loạt sắc đỏ khác tại PVS, TVC, KLF, TAR, AAV, cùng 2 mã nhỏ HKB và DST giảm sàn.
Thanh khoản phiên này HUT dẫn đầu với hơn 4,71 triệu đơn vị khớp lệnh, KLF có 4,52 triệu đơn vị, SHB có 3 triệu đơn vị, NVB có 3,23 triệu đơn vị...
Đóng cửa, sàn HNX có 49 mã tăng và 47 mã giảm, HNX-Index giảm 0,53 điểm (-0,47%), xuống 112,74 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 48,2 triệu đơn vị, giá trị 376 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5,1 triệu đơn vị, giá trị 53,22 tỷ đồng.
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index hồi dần sau khi chạm đáy vào phiên sáng, tuy nhiên, lực cầu không đủ giúp chỉ số trở lại sắc xanh mà chỉ thu hẹp được đà giảm.
Nhóm cổ phiếu lớn đáng kể chỉ còn BSR tăng 1,4% lên 7.100 đồng, VIB 0,6% lên 17.300 đồng.
Còn lại kết phiên trong sắc đỏ là LPB, PXL, SBS, C4G, G36 VGI, DVN, ACV...trong đó, LPB khớp lệnh cao nhất với hơn 2,87 triệu đơn vị, giảm 1,1% xuống 8.700 đồng.
Chốt phiên, UpCoM-Index giảm 0,11 điểm (-0,20%), xuống 55,77 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 12,28 triệu đơn vị, giá trị 119,57 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 15,53 triệu đơn vị, giá trị 288,2 tỷ đồng.
Trên thị trường phái sinh, phiên đáo hạn hợp đồng VN30F2006 đã ghi nhận giảm 0,45% xuống 797,1 điểm, khớp lệnh hơn 100.000 đơn vị, khối lượng mở hơn 15.000.
Cả 3 hợp đồng khác cũng giảm điểm, trong đó, VN30F2007 giảm 0,08% xuống 787,4 điểm, khớp hơn 31.500 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, mã CVRE2002 được giao dịch nhiều nhất với gần 700.000 đơn vị khớp lệnh, nhưng chỉ đứng giá tham chiếu tại 100 đồng/cq.
Giao dịch chứng khoán sáng 18/6: Nhà đầu tư mắc kẹt với HQC và ITA Thị trường nhìn chung chững lại và giao dịch giằng co nhẹ với sự thận trọng do hôm nay là ngày đáo hạn hợp đồng phái sinh tháng 6. Trong khi đó, các lệnh giao dịch vẫn tập trung ở nhóm cổ phiếu thị trường, với tâm điểm là HQC và ITA, khi nhiều nhà đầu tư đang bị mắc kẹt. Sự thận...