“Ngây ngô” kiến thức sức khỏe sinh sản
“Em hiểu thế nào là biện pháp đặt dụng cụ tử cung?”. “Theo em, khi bố mẹ ngủ với nhau thì đặt vào giữa một cái vòng”…
Ảnh minh họa, nguồn: Internet
Dù hàng ngày được tiếp cận với rất nhiều thông tin thông qua sách báo, internet… Song trên thực tế, lứa tuổi vị thành niên, thanh niên vẫn rất “đói” kiến thức liên quan đến sức khỏe sinh sản. Đây là một thực tế đáng lo ngại, ảnh hưởng đến mục tiêu nâng cao chất lượng dân số ở nước ta.
Em mắc bệnh gì?
Sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là internet đã giúp cho nhiều vị thành niên, thanh niên (VTN-TN) được tiếp cận với những kiến thức nhất định về giới tính và sức khỏe sinh sản.
Tuy nhiên, những thông tin, hình ảnh sai lệch, thiếu tính khoa học lại gây ra sự tò mò, kích động đã đẩy nhiều bạn trẻ đến chỗ thực hiện những hành vi một cách ngây ngô. Đó cũng chính là nguyên nhân sâu sa khiến cho tỉ lệ quan hệ tình dục sớm, nạo phá thai trước hôn nhân, sống thử… ở Việt Nam ngày càng ở mức báo động.
Tại buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ Sức khỏe sinh sản VTN-TN của phường Phúc La (quận Hà Đông, Hà Nội), một nam học sinh nhận được câu hỏi về các biện pháp tránh thai. Mặc dù em đã kể đúng một số biện pháp như dùng thuốc tránh thai, đặt dụng cụ tử cung (đặt vòng), bao cao su… nhưng để hiểu về các biện pháp đó thì em lại tỏ ra lúng túng, không biết trả lời thế nào.
Video đang HOT
Một vị giám khảo đặt câu hỏi: “Em hiểu thế nào là biện pháp đặt dụng cụ tử cung?” Sau một hồi vò đầu bứt tai, câu trả lời đã làm cả hội trường được một trận cười “ra nước mắt”: “Theo em, đặt dụng cụ tử cung có nghĩa là khi bố mẹ ngủ với nhau thì đặt vào giữa một cái vòng”.
Cũng trong một buổi tư vấn về sức khỏe sinh sản (SKSS) cho VTN-TN tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, khi giảng viên đang say sưa giảng bài, một nam học sinh lớp 10 đứng dậy hỏi: “Thưa cô, tại sao buổi sáng ngủ dậy quần em lại bị ướt. Liệu em có bị mắc bệnh gì không ạ?”
Ở lứa tuổi VTN-TN là giai đoạn có sự phát triển và thay đổi rất lớn về mặt tâm sinh lý. Chính vì vậy, những kiến thức tối thiểu như tuổi dậy thì, tình dục, quan hệ tình dục… phải là những bài học nằm lòng mà các em cần được trang bị. Song, chỉ qua những tình huống trên cho thấy, VTN còn vô cùng thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết về SKSS.
Chị Nguyễn Thị Thanh Bình, Cán bộ chuyên tránh DS- KHHGĐ phường Phúc La (Hà Đông) cho biết: Mô hình Câu lạc bộ SKSS của phường Phúc La sinh hoạt đều đặn mỗi tháng một lần nhưng dường như vẫn là chưa đủ thỏa mãn nhu cầu của các em.
Mỗi lần sinh hoạt tập trung vào một chủ đề liên quan đến SKSS và qua những buổi sinh hoạt như thế mới thấy các em còn rất thiếu kiến thức hoặc hiểu rất lơ mơ về các vấn đề liên quan đến SKSS. Vì thế, khi được tư vấn, trao đổi về các vấn đề đó các em cảm thấy rất thích thú.
Lúc đầu các em còn e ngại nhưng dần dần các em đã cởi bỏ được tâm lý xấu hổ và sẵn sàng chia sẻ những vấn đề khó nói nhất.
Những hậu quả đau lòng
Thiếu những kiến thức tối thiểu về SKSS đã kéo theo hàng loạt các hệ lụy làm ảnh hưởng đến sự phát triển của VTN-TN. Đó là tình trạng nạo phá thai trước hôn nhân.
Theo thống kê của Hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, tỉ lệ nạo phá thai của nước ta vẫn dẫn đầu khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới với 32%. Trong đó nạo phá thai ở tuổi VTN- TN chiếm tới 22%. Đặc biệt, không ít em gái đang ở lứa tuổi ăn, tuổi lớn đã trở thành những bà mẹ tuổi teen chỉ vì dại dột thiếu hiểu biết.
Từ lúc mới học lớp 8 Nguyễn Thị K. (Phổ Yên, Thái Nguyên) đã có người yêu là người ở cùng làng. Khi đang học lớp 10, một hôm mẹ K. phát hiện những biểu hiện lạ của con gái và đưa em đi khám.
Kết quả kiểm tra cho thấy, K. đã có thai 3 tháng. Đau khổ, suy sụp vì nhục nhã với họ hàng, làng xóm, bố mẹ K. dẫn em đến nói chuyện với gia đình nhà người yêu của em. Cuối cùng, hai gia đình đã đi đến quyết định sẽ tổ chức đám cưới cho hai đứa nhưng chưa đăng kí kết hôn vì chưa đủ tuổi theo luật định.
Về làm dâu nhưng với bản tính vẫn trẻ con, K không biết làm gì khác ngoài việc ăn rồi đi học, ngay cả việc đi khám thai định kì hay việc ăn uống của em cũng phải để mẹ chồng nhắc nhở…
Nước ta đang bước vào thời kì “dân số vàng”. Để có thể tận dụng được những cơ hội của thời kì này, đòi hỏi chúng ta phải quan tâm chăm sóc đến sự phát triển toàn diện của lứa tuổi VTN-TN.
Những lỗ hổng về kiến thức SKSS của các em chỉ có thể được lấp đầy khi có sự quan tâm phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội nhằm trang bị cho các em những kiến thức về SKSS, đồng thời tạo ra môi trường xã hội lành mạnh cho các em sống, học tập và phát triển. Đó cũng chính là biện pháp để nâng cao chất lượng giống nòi Việt Nam.
Theo Alo
Lạnh lùng vì 'quýt làm cam chịu'
Có phải bà xã tôi làm trong ngành kế hoạch hóa gia đình, chứng kiến nhiều ca nạo phá thai nên cô ấy sợ chuyện chăn gối? Tôi vừa lập gia đình và gặp chuyện không vui: bà xã sợ chuyện vợ chồng. Tôi đoán nguyên cớ (như nhiều lần tâm sự của vợ) là do cô ấy làm trong ngành kế hoạch hóa gia đình, chứng kiến nhiều ca nạo phá thai nên bị ảnh hưởng. Thưa bác sĩ, có khả năng này không? Tr.Minh (Hậu Giang)
Trả lời:
Tình dục có thể bị nhìn với con mắt thiếu thiện cảm vì "mặt trái" của nó. Nhiều thiếu nữ đọc, nghe, thấy cảnh cưỡng bức, sở khanh... lâu ngày thành ác cảm.
Phòng the lạnh lùng còn vì "quýt làm cam chịu", chẳng hạn do chứng kiến nhiều ca lâm bồn vật vã, chấm dứt thai kỳ mạnh tay, vợ chồng lôi nhau ra tòa vì bất đồng tình dục...
Có thể nói tình dục phần nào chịu ảnh hưởng nghề nghiệp (không phải tất cả và mức độ khác nhau). Và như mọi bệnh nghề nghiệp khác, cốt lõi là giải tỏa công việc. Song khó là không dễ dàng chuyển đổi.
Thang thuốc thứ hai hữu hiệu không kém: nếu tình dục bị ghét lây thì chỉ có sự "cải chính" của chăn gối mới minh oan cho nó. Nhiều cô không "đội trời chung" với tình dục, sau thời gian tìm hiểu rồi thành kiến cũng được gỡ bỏ. Tất nhiên, các ông phải đóng vai trò định hướng chủ chốt trong kế hoạch thanh minh.
Theo alo
Teen nữ 'chăm' đi phá thai vì không biết cách bảo vệ BV Phụ sản Hà Nội thực hiện 40-60 ca phá thai/ngày, sau những dịp nghỉ lễ dài, con số này lên đến 100.C ó mặt ở phòng khám sản khoa, BV Phụ sản Hà Nội, Thanh, cô sinh viên năm thứ hai một trường đại học tại Hà Nội chăm chú chơi điện tử trên điện thoại trong khi chờ đến lượt. Đây...