Ngây ngất trước vẻ đẹp của vùng đất thiêng trên dãy Himalaya qua chùm ảnh của nhiếp ảnh gia Việt
Ladakh là một khu vực hoang sơ và bí ẩn ở biên giới Ấn Độ, ngày càng thu hút những bước chân đam mê khám phá.
Ai từng đặt chân đến đây đều có những trải nghiệm đáng nhớ.
Nằm ở bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ, Ladakh được mệnh danh là Tiểu Tây Tạng xinh đẹp trên đất Ấn. Đây là một vùng miền núi, khu tự trị ở miền bắc Ấn Độ, giáp với Pakistan, khu vực tranh chấp Kashmir và các khu tự trị của Trung Quốc như Tân Cương, Tây Tạng. Điều dễ hiểu là với vị trí này, Ladakh từng là một “giao lộ” văn hóa, kinh tế trong suốt hơn 1.000 năm. Với cảnh sắc thiên nhiên choáng ngợp và văn hóa độc đáo, Ladakh được tạp chí Times bình chọn là top 50 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới năm 2023.
Vài năm trở lại đây, lượng khách Việt Nam lựa chọn khám phá miền đất bí ẩn này tương đối nhiều. Du khách có thể bay từ Hà Nội hoặc Tp. Hồ Chí Minh đến Delhi (thời gian 4 – 5 giờ), sau đó nối chuyến tới sân bay Leh, Ladakh (thời gian 1 giờ 20 phút).
Mời các độc giả của VTV Times cùng ngắm nhìn bộ ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp ở Ladakh qua chùm ảnh của các nhiếp ảnh gia Việt Nam vừa chụp trong hành trình mới đây.
Hồ Pangong và Hồ Moriri
Đèo Khardung La & Thảo nguyên Nubra
Thị trấn Leh
Video đang HOT
Các tu viện
Tôi chinh phục đỉnh Manaslu cao 8.163 m
Vượt qua giới hạn bản thân, tôi liều mình chinh phục đỉnh Manaslu cao 8.163 m mà không cần trải qua quá trình thích nghi độ cao.
Tôi không bao giờ khuyến khích mọi người làm theo điều này.
Tôi chinh phục đỉnh Manaslu (Himalaya) vào đầu tháng 9. Đây là bước rèn luyện thể lực để tôi có thể chinh phục Everest.
Dãy Himalaya linh thiêng, hùng vĩ cùng nền văn hóa Tây Tạng đặc sắc luôn ẩn chứa một sự thu hút đến lạ kỳ đối với tôi. Dành nhiều tình yêu cho vùng đất này, tôi bắt đầu hành trình trekking, khám phá những ngọn núi quanh cao nguyên Tây Tạng với mục tiêu cuối cùng là chinh phục đỉnh Everest.
Để chuẩn bị cho hành trình thám hiểm nóc nhà của thế giới vào mùa xuân năm sau, tôi xây dựng lộ trình và bắt đầu tập luyện bằng những chuyến leo núi tuyết như chinh phục đỉnh Ama Dablam cao 6.812 m vào tháng 3 và đỉnh Manaslu cao 8.163 m vào đầu tháng 9.
Vượt qua những giới hạn của bản thân để chinh phục ngọn núi cao trên 8.000 mét là một trải nghiệm rất đặc biệt đối với tôi.
Chỉ cao thứ 8 trên thế giới, song đỉnh Manaslu được biết đến là ngọn núi chết chóc bởi địa hình hiểm trở và thời tiết khắc nghiệt. Tuy nhiên, đây là bước đệm hoàn hảo để tôi theo đuổi ước mơ thám hiểm Everest.
Tôi là Nguyễn Mạnh Duy, một doanh nhân và là một nhà leo núi hiện sinh sống tại Hà Nội.
Đồng hành cùng tôi trong chuyến đi này là Himalayan Sherpa - Temba Bhote, người đã 10 lần summit đỉnh Everest. Đây là lần thứ 6 ông chinh phục đỉnh Manaslu này.
Cuộc chơi liều lĩnh với tử thần
Đã cùng tôi thực hiện 5 chuyến khám phá dãy Himalaya, Temba hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của tôi. Vì vậy, lần này ông quyết định sẽ dành cho tôi một kế hoạch khá điên rồ và táo bạo đó là summit không trải qua quá trình xoay vòng để thích nghi độ cao (rotation), đi thẳng từ Trại nền (Base Camp) lên đến đỉnh núi.
Đối với những ngọn núi cao trên 8.000 m, những đoàn leo núi phải thực hiện một việc rất buồn chán đó là leo xoay vòng. Thông thường, từ Base Camp, người leo phải di chuyển lên Camp 1 hoặc Camp 2 rồi vòng xuống Base Camp, tuy nhiên vẫn có người lên đến Camp 3, thậm chí gần Camp 4 mới quay trở về Base Camp để cơ thể thích nghi với độ cao trước khi tiến vào ngưỡng chết - khu vực trên 8.000 m. Quá trình ấy có thể mất từ 7-10 ngày.
Mặc dù chưa từng có kinh nghiệm summit đỉnh núi trên 8.000 m cũng như không biết cảm giác sẽ thế nào nếu không rotation, tôi vẫn chọn tin tưởng vào hướng dẫn viên của mình và quyết định thử sức.
Sau khi đón bình minh rực rỡ ở Manaslu Base Camp (cao gần 5.000 m), chúng tôi thực hiện lễ Puja cầu nguyện Guru Rinpoche gia hộ cả đoàn trước khi chính thức khởi hành chinh phục Manaslu.
Tôi và Himalayan Sherpa - Temba Bhote trước khi chính thức bước vào cuộc chơi liều lĩnh.
Sáng 19/5, tôi rời Base Camp để đi lên Camp 1 (nằm ở độ cao khoảng 5.800 m), mang trên mình là bộ downsuit, giày bốt với móng mèo và một số thiết bị hỗ trợ leo núi tuyết như rìu phá băng, các loại móc, khóa, bình oxy... với tổng trọng lượng gần 20 kg.
Thời tiết những ngày ở đây tương đối thuận lợi, càng lên cao tuyết càng dày, những dãy núi cao phủ tuyết trắng tạo nên khung cảnh hùng vĩ, mênh mông vô thực.
Sau gần 3 ngày di chuyển, tôi lên đến Camp 3 ở độ cao 6.800 m. Buổi tối ở đây, mạch máu não và mắt tôi hơi phồng nhưng tôi vẫn khỏe và không có triệu chứng say độ cao. Thay vì đi vòng về Base Camp, chúng tôi quyết định push summit từ Camp 3 đi thẳng lên đỉnh.
Trước đó, để đưa ra quyết định nên push summit vào ngày nào, chúng tôi đã liên tục kiểm tra dự báo thời tiết quốc tế ở nhiều kênh khác nhau. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết thực tế ở những ngọn núi cao diễn biến khá bất thường, thay đổi nhanh và khó đoán.
Rất may chuyến đi này chúng tôi gặp điều kiện thời tiết khá thuận lợi.
Xuất phát từ 19h ngày 21/9, chúng tôi di chuyển xuyên đêm, đến Camp 4 là khoảng 3h sáng. Tôi không thể hình dung chặng đường từ Camp 3 lên đỉnh nó lại dài, dốc cao và khó đến thế. Trong ngày thực hiện push summit, tôi phải trải qua 3 tiếng đồng hồ dưới điều kiện thời tiết rất xấu, mưa tuyết rơi dày đến tận bắp chân khiến quãng đường vốn đã khó nay càng thêm thử thách.
Từ Camp 4 (cao 7.400 m) lên đỉnh, những vách núi dốc dựng đứng phủ đầy tuyết nối dài dường như bất tận đầy thử thách, đây là lúc tôi bắt đầu thấm "đòn" độ cao vì không leo quay vòng. Đi xuyên đêm đến khoảng 10h sáng, nghe Temba bảo vẫn còn 5-6 tiếng mới tới đỉnh, tôi bắt đầu muốn bỏ cuộc khi càng đi càng đuối, ý nghĩ ấy đã xuất hiện trong đầu tôi cả chục lần.
Đặc biệt khi vượt qua ngưỡng chết (cao trên 8.000 m) là lúc tôi thực sự kiệt sức, chỉ muốn buông xuôi. Đến khoảng 50 m cuối cùng khi đã nhìn thấy đỉnh, ý định bỏ cuộc vẫn còn xuất hiện trong đầu tôi. Himalayan Sherpa (người bản địa tại Himalaya) cũng khuyên tôi nên trở về từ khoảng 2 tiếng trước đó nhưng với ý chí quyết tâm, chúng tôi động viên nhau tiếp bước. Lết từng chút một với bộ đồ nặng trĩu, tôi đã mất khoảng 30-45 phút để leo lên 50 mét ấy.
Cuối cùng, tôi chính thức chạm tay vào cái chóp nhỏ xíu với lá cờ Nepal bay phấp phới trên đỉnh núi cao thứ 8 trên thế giới vào lúc 14h47 ngày 22/9.
Cảm giác "tái sinh" sau khi vượt ngưỡng chết
Đứng trên đỉnh Manaslu, tôi có cơ hội chiêm ngưỡng dãy Himalaya phủ tuyết trắng uy nghiêm sừng sững, xa xa là đường chân trời hình vòng cung tuyệt diệu.
Hành trình từ ngưỡng chết xuống vùng an toàn mang đến cho tôi cảm giác như được tái sinh. Ảnh chụp lúc tôi summit hôm 22/9.
Thời điểm ấy chỉ có tôi và Temba summit Manaslu. Chúng tôi dành chưa đến 5 phút ngắn ngủi nhìn ngắm, chụp vài bức ảnh để khẳng định mình đã chạm đến đỉnh cao 8.163 mét rồi nhanh chóng xuống núi, cố gắng thoát khỏi ngưỡng chết càng sớm càng tốt...
Hành trình xuống núi mang đến cho tôi những cảm nhận sâu sắc, thấm thía hơn về những gian nan, thử thách mình đã và vẫn đang tiếp tục đối mặt trong lượt xuống. Trải nghiệm đi từ đỉnh núi cao 8.000 mét xuống khiến tôi cảm thấy như mình vừa được tái sinh, cảm giác thật sự đặc biệt.
Càng đi xuống, cảnh sắc thiên nhiên càng đẹp, tầm mắt của tôi càng thêm mở rộng. Thậm chí tôi còn có cơ hội nhìn ngắm đường cong của bầu khí quyển trái đất. Thông thường, khi đứng trên mặt đất, chúng ta nhìn thấy đường chân trời chỉ là một đường thẳng, đây là lần đầu tiên tôi thật sự cảm nhận trái đất dưới dạng hình cầu.
Tuy nhiên, điều tôi quan tâm lúc này là cố gắng sống sót để đi xuống vùng an toàn sau khi summit Manaslu không rotation. Chúng tôi di chuyển liên tục trong 6-7 tiếng tuy nhiên chỉ hạ được khoảng 500 mét độ cao.
Dùng chút sức lực cuối cùng, chúng tôi cố gắng tiến bước trở về Camp 4 để giữ lấy mạng sống. Thông thường các nhà leo núi sẽ đi chuyển đến Camp 3 để an toàn hơn, tuy nhiên tôi đã kiệt sức sau quá trình push summit nên đành chấp nhận qua đêm ở độ cao 7.400 m. Đêm ấy tôi đã phải thở oxy để đảm bảo an toàn, rất may sáng dậy tôi vẫn tỉnh táo để tiếp tục xuống núi.
Sau khi sống sót trở về, tôi sẽ không bao giờ lập lại quyết định liều lĩnh chinh phục đỉnh núi cao trên 8.000 m mà không rotation thế này nữa vì một lần thử là đến gần cửa tử. Mọi người nên tuân thủ quá trình leo núi, thực hiện leo xoay vòng đối với các đỉnh trên dưới 7.000 m để cơ thể có thời gian thích nghi với độ cao, đảm bảo an toàn.
Trước đó tôi đã chinh phục đỉnh Ama Dablam cao 6.812 m hồi tháng 3.
Khi trở về, tôi khá bất ngờ nhận được thông tin từ Hiệp hội Leo núi Nepal khẳng định tôi là người Việt nam đầu tiên summit đỉnh núi cao thứ 8 trên thế giới. Tuy nhiên, điều này không quá quan trọng vì tôi leo núi không phải vì danh hiệu đó.
Trong chuyến đi, chúng tôi ăn uống khá đơn giản, chủ yếu là các loại súp nóng, mì nhằm giữ năng lượng tiếp tục thám hiểm. Vì thích nghi tốt với độ cao nên tôi vẫn có cảm giác đói và thèm ăn. Tuy nhiên, tôi cũng chỉ ăn vừa đủ để đảm bảo hệ tiêu hóa, sức khỏe tốt và tránh những bất tiện khi đi vệ sinh tại các trại.
Kết thúc hành trình khám phá Manaslu, tôi đã giảm 4 kg vì cơ thể đã vận động ở cường độ rất cao trong khoảng thời gian ngắn. Sau khi trở về chúng tôi sẽ có thời gian hồi phục, tập luyện để chuẩn bị cho mùa leo núi tiếp theo.
Để tập luyện cho chuyến thám hiểm, tôi duy trì chạy bền và bơi lội. Bên cạnh đó tôi tập bổ trợ một số động tác tăng sức mạnh cho cơ tay, cơ chân, cơ đùi và leo vách núi nhân tạo cũng như dành nhiều thời gian ở dãy Himalaya để duy trì khả năng thích nghi độ cao.
Người Việt Nam đầu tiên chinh phục đỉnh Manaslu cao 8.163m Theo thông tin từ tờ Himalaya Daily (Nepal), vào ngày 22/9 vừa qua, Nguyễn Mạnh Duy đã ghi tên mình vào lịch sử khi trở thành người Việt Nam đầu tiên chinh phục đỉnh Manaslu cao 8.163m, một trong những đỉnh núi hiểm trở nhất thế giới. Nguyễn Mạnh Duy (phải) trở thành người Việt Nam đầu tiên chinh phục đỉnh Manaslu cao...