Ngày này năm xưa: Sức mạnh khủng khiếp của bom khinh khí Liên Xô
Tsar Bomba, nghĩa là Bom Sa hoàng, là vũ khí hạt nhân lớn nhất và có sức mạnh khủng khiếp nhất từng được kích nổ trong lịch sử nhân loại.
Đám mây hình nấm của Tsar Bomba
Tsar Bomba được Liên Xô thử nghiệm vào ngày 30.10.1961. Quả bom khinh khí này được đặt tên hiệu là AN602, mã hiệu Ivan. Theo thiết kế ban đầu, đương lượng nổ của bom vào khoảng 100 megaton TNT nhưng sau đó giảm xuống còn 57 megaton để giới hạn khối lượng phóng xạ phát tán.
Một vỏ bom kiểu Tsar Bomba được trưng bày tại Sarov
Vụ nổ được thực hiện tại bãi thử Mityushikha thuộc đảo Novaya Zemlya, Bắc Băng Dương. Quả bom được thả khỏi máy bay Tu-95V ở độ cao 10,5km và phát nổ cách mặt đất 4km. Sức mạnh của nó tạo ra một cơn địa chấn 5,7 độ Richter, với bán kính phá hủy 900km.
Video đang HOT
Hình ảnh vụ nổ Tsar Bomba
Vài giây sau đó, đám mây hình nấm xuất hiện, cao khoảng 64km và rộng 40km. Hội tụ khí quyển gây ra thiệt hại ở khoảng cách lên tới 1.000km. Theo tính toán của các chuyên gia, Tsar Bomba mạnh gấp 3.800 lần quả bom mà Mỹ ném xuống Hiroshima, Nhật, trong Thế chiến 2.
Hình ảnh vụ nổ Tsar Bomba
Thành công của dự án chế tạo Tsar Bomba đã vượt quá mong đợi của Liên Xô lúc bấy giờ. Vụ nổ có sức công phá chưa từng có đã gây ấn tượng mạnh đối với toàn thế giới, khiến giới chức Mỹ và phương Tây phải suy nghĩ nghiêm túc hơn về các tham vọng quân sự của mình.
Mỹ khi đó đang cố gắng tạo ra vũ khí nhiệt hạch có thể vận chuyển bằng đường không và đã tiến hành thử nghiệm Castle Bravo – mật danh quả bom khinh khí mạnh nhất của nước này – ở Thái Bình Dương.
Sau vụ thử Tsar Bomba, Washington quyết định ngừng mở rộng các chương trình nghiên cứu phát triển hạt nhân cỡ megaton (triệu tấn TNT). Đến 5.8.1963, Mỹ và Nga ký kết Hiệp ước cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân trong khí quyển, trong không gian vũ trụ bên ngoài và dưới nước.
Theo Thanh Hảo (Vietnamnet)
Mỹ từng lên kế hoạch tấn công hạt nhân vào Liên Xô như thế nào
Sau khi Thế chiến thứ 2 kết thúc, nước Mỹ đã lên kế hoạch hủy diệt Liên Xô lúc đó đang kiệt quệ bởi chiến tranh bằng 466 quả bom nguyên tử.
Thực tế ngay sau khi kết thúc Thế chiến thứ 2, Mỹ đã lên một kế hoạch tấn công hạt nhân vào Liên bang Xô Viết. Lầu Năm Góc hoàn toàn không cảm thấy "xấu hổ" về kế hoạch này của họ mặc dù họ cùng với cả thế giới đều thừa nhận vai trò quan trọng của Liên Xô trong chiến thắng phát xít Đức trước đó.
Vũ khí hạt nhân được Mỹ sử dụng ở Nhật Bản và có ý định sử dụng ở Nga.
Theo nguồn tin từ tờ báo Anh Daily Star cho biết, kế hoạch này được phát triển một cách rất kỹ càng. Tài liệu được giải mã mà tờ báo này có được đề cập đến kế hoạch được đưa ra ngày 15.9.1945 và trình lên cho Thiếu tướng Leslie Groves, người đứng đầu dự án hạt nhân của Mỹ.
Tờ Daily Star nhấn mạnh rằng, Mỹ đã tính toán tỷ mỉ kế hoạch tiêu diệt các quốc gia liên minh Xô Viết bằng cách sử dụng 466 quả bom hạt nhân. Mục tiêu chính trong cuộc tấn công này là 66 trung tâm thành phố.
Mục đích của kế hoạch tấn công này là đàn áp ý chí của Liên Xô cũng như hạn chế sự phát triển của quốc gia này vì khả năng họ đối đầu với Mỹ rất cao.
Nguồn tin này cho rằng, có thể nguyên nhân Mỹ lên kế hoạch này bắt nguồn từ 2 cuộc tấn công hạt nhân vào Nhật Bản gần thời gian đó, kết quả đã làm chết gần 220 nghìn người ở 2 thành phố.
Cụ thể quả bom thử nhất có tên "Little Boy" đã thả xuống thành phố Hiroshima vào ngày 6.8.1945. Đến ngày 9.8.1945 quả bom thử hai mang tên "Fat Man" đã được Mỹ thả xuống thành phố Nagasaki.
"Vào cuối Thế chiến thứ 2, Hoa Kỳ lần đầu tiên sử dụng bom nguyên tử mang tính cách mạng. Chỉ với 2 quả bom nguyên tử thả vào Nhật Bản họ thu được thành công lớn", tài liệu cho biết.
Thực tế sức mạnh của 2 quả bom nguyên tử này đã làm cho người Nhật sợ đến mức đầu hàng không điều kiện.
Vì lo ngại sức mạnh và sự ảnh hưởng của Liên Xô sau cuộc chiến sẽ ngày càng lên cao và sẽ ảnh hưởng đến lới ích của Mỹ vì vậy kế hoạch đánh bom này được đưa ra. Được biết ban đầu các tướng Mỹ phân tích và đi đến kết luận chung rằng, để tiêu diệt các thành phố quan trọng của Liên Xô cần 204 quả bom và thêm 20 quả bom nữa để loại bỏ các căn cứ quân sự.
Tuy nhiên để có có thể chắc chắn giành thắng lợi, các nhà phát triển kế hoạch đã quyết định sử dụng bom nguyên tử với khả năng tiêu diệt mục tiêu chỉ 48% và họ cần phải sử dụng khoảng 466 quả.
Tờ Daily Star cho biết thêm rằng, kế hoạch đánh bom nguyên tử vào Liên Xô được soạn thảo ra 2 tuần sau khi kết thúc Thế chiến thứ 2 và trước 4 năm, khi các nhà khoa học Liên Xô thử nghiệm thành công quả bom nguyên tử của họ vào năm 1949.
Tuy nhiên cuối cùng kế hoạch này không được thực hiện và nguyên nhân được đưa ra đó là nó không phù hợp với thực tế, các chuyên gia Daily Star nhận định. Bởi vì vào thời điểm đó, Mỹ chỉ đơn giản là không có đủ số lượng vũ khí hạt nhân.
Nên nhớ rằng năm 1946 trong thành phần quân đội Mỹ chỉ có 9 quả bom nguyên tử và 27 máy bay B-29 có thể sử dụng để thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân.
Theo Chí Huy (Báo Đất Việt)
Hồ sơ tuyệt mật về Bom Sa Hoàng: Quả bom "quái vật" tương đương 57 triệu tấn thuốc nổ mạnh nhất Với sức mạnh tương đương 57 triệu tấn TNT, bom Sa Hoàng (Tsar Bomba) trở thành vũ khí nguyên tử lớn nhất từng được thử nghiệm trong lịch sử loài người. Trước khi Thế chiến II (1939 - 1945) bùng nổ, giới khoa học Đức đã có phát hiện mang tính cách mạng làm thay đổi mãi mãi sức mạnh của vũ khí...