Ngày này năm xưa: Ám ảnh trận lụt khủng khiếp nhất thế kỷ 20
Ngày 18.8.1931, nước sông Dương Tử của Trung Quốc dâng cao đỉnh điểm, làm vỡ đê và góp phần gây ra trận lụt khủng khiếp, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người. Nhiều chuyên gia đánh giá đây là thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất thế kỷ 20.
Sông Dương Tử hay còn được biết đến với tên gọi Trường Giang là con sông dài nhất Trung Quốc và dài thứ ba trên thế giới. Sông xuất phát từ cao nguyên Tây Tạng, chảy về phía đông và đổ ra biển Hoa Đông.
Ảnh: Sina.cn.
Vùng lưu vực sông Dương Tử là một trong những khu vực đông dân nhất trên thế giới. Vào những thập niên 30 – 40 của thế kỷ trước, cư dân trong vùng phần lớn có mức sống dưới trung bình và phụ thuộc vào dòng sông. Họ coi nó là nguồn cung cấp nước chính cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân, tưới tiêu, trồng trọt và chăn nuôi.
Trong khoảng từ năm 1928 – 1931, cũng như các vùng khác thuộc Trung Quốc, khu vực đồng bằng châu thổ sông Dương Tử đã trải qua những kiểu hình thời tiết dị thường. Sau vài năm hạn hán nghiêm trọng, từ mùa đông 1930, nhiều vùng phải hứng chịu những trận mưa tuyết lớn.
Vào mùa xuân 1931, thời tiết biến đổi một lần nữa với sự xuất hiện của các trận bão và mưa lớn kỉ lục. Tháng 4.1931, lưu vực sông Dương Tử nhận được lượng mưa vượt xa mức trung bình, có nơi lượng mưa lên tới 60cm. Những đợt mưa xối xả trở lại vào tháng 7 và không ngừng trong trong nửa đầu tháng 8 đã khiến nước sông Dương Tử tiếp tục dâng lên và đạt tới đỉnh điểm vào ngày 18.8.1931.
Ảnh: History.com.
Do khâu kiểm soát yếu kém, nước sông tràn bờ, làm vỡ các đê bao chắn và gây ngập trắng cả một vùng diện tích rộng lớn. Đồng ruộng, đường sá, các làng mạc và thị trấn thuộc khu vực đồng bằng châu thổ sông Dương Tử bị nhấn chìm trong biển nước.
Video đang HOT
Ảnh:sina.cn.
Vô số ngôi nhà bị nước lũ cuốn trôi hoặc làm hư hại. Nhiều người bị thương, mất tích hoặc chết đuối khi lũ quét hoành hành.
Khi lũ quét tràn đến thành phố Vũ Hán, ước tính có tới 400.000 người bị mất nhà cửa. Hàng triệu người lâm vào tình cảnh màn trời chiếu đất hoặc phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Cùng lúc này, nước ở hai con sông lớn khác của Trung Quốc là sông Hoàng Hà và sông Hoài cũng dâng cao tràn bờ và làm ngập lụt các khu vực xung quanh.
Cả 3 con sông “tác oai, tác quái” cùng lúc, khiến Trung Quốc phải đối mặt với thảm họa lũ lụt khủng khiếp chưa từng thấy. Mùa màng mất trắng, đất đá sạt lở, công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn và chậm chạp khiến hậu quả thiên tai ở miền đông Trung Quốc càng thêm trầm trọng.
Ảnh: Sina.cn.
Ngay cả khi nước lũ rút đi, người dân vùng thiên tai cũng lâm vào tình cảnh đói khát. Một số nạn nhân bị chết đói do không còn đồ ăn dự trữ trong khi lượng thực phẩm tiếp tế quá ít ỏi. Ngoài ra, các nguồn nước bị ô nhiễm trong thiên tai khiến bệnh thương hàn và bệnh tả bùng phát ngoài tầm kiểm soát, cướp đi sinh mạng của thêm nhiều người dân trong khu vực ảnh hưởng.
Các nguồn tin chính thức của Trung Quốc công bố, tổng cộng có 145.000 người thiệt mạng vì lũ lụt do 3 con sông, đặc biệt là sông Dương Tử gây ra. Song, nhiều nguồn tin độc lập thống kê, số trường hợp thiệt mạng trực tiếp và gián tiếp vì thảm họa cao hơn nhiều, lên tới con số 3,7 triệu người chết. Thiệt hại kinh tế ước tính lên tới hàng chục triệu USD. Nhiều chuyên gia đánh giá đây là thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất thế kỷ 20.
Theo Tuấn Anh (Vietnamnet)
Ngày này năm xưa: Nổ tàu ngầm thảm khốc nhất lịch sử Nga
Sau hai tiếng nổ liên tiếp, tàu ngầm hạt nhân Kurd của Nga đã chìm xuống biển Barents, cướp đi mạng sống của toàn bộ 118 thủy thủ.
Vụ tai nạn thảm khốc nhất trong lịch sử Hải quân Nga xảy ra ngày 12.8.2000. Khi đó, tàu Kursk lớp Oscar-II số hiệu K-141 đang tập bắn thủy lôi giả vào tàu tuẫn tiễu Pyotr Velikiy lớp Kirov ở biển Barents.
Tàu ngầm Kursk lớp Oscar. Ảnh: AP.
Trong khi Kursk đang chuẩn bị phóng thủy lôi thì xảy ra một vụ nổ. Theo một báo cáo đáng tin cậy, vụ nổ là của một trong những ngư lôi dùng hydro peroxit trên tàu Kursk, tạo ra một đám cháy với nhiệt độ lên tới ước tính 2.700 độ C. Vụ nổ thứ hai xảy ra ngay sau đó chỉ 135 giây, tương đương với 3-7 tấn TNT.
Sau hai vụ nổ, 23 thủy thủ từ khoang số 6 tới số 9 vẫn sống và tập trung tại khoang số 9. Tuy nhiên, mọi nỗ lực tìm đường sống của họ đều thất bại vì áp suất trong các khoang thời điểm đó như nhau. Tàu đã chìm xuống độ sâu 108m sau 2 vụ nổ.
Sau khi mất hết kết nối với tàu, lúc 18h30 ngày 13.8, Thủ tướng Nga điều động các lực lượng tới ứng cứu nhưng chiến dịch gặp trở ngại do thời tiết quá xấu. Sau đó, Moscow đề nghị Anh và Na Uy giúp đỡ.
Một tuần sau tai nạn, đội cứu hộ có thể tiếp cận bên trong tàu nhưng không ai trên tàu còn sống. Sau khi tàu được trục vớt, xác các nạn nhân được đem đi an táng. Một số bị cháy xém không thể nhận dạng.
Xác tàu được trục vớt. Ảnh: War History.
Xác tàu được trục vớt. Ảnh: War History.
Xác tàu được trục vớt. Ảnh: War History.
Xác tàu được trục vớt. Ảnh: War History.
Kursk được đặt theo tên thành phố Kursk của Nga, nơi từng chứng kiến trận đấu xe tăng lớn nhất trong lịch sử quân sự - Trận Kursk - năm 1943.
Là một phần của Hạm đội Biển bắc Nga, Kursk là con tàu ngầm tấn công lớn nhất từng được chế tạo và là một trong những tàu ngầm hiện đại nhất lúc bấy giờ. Tàu được trang bị 24 tên lửa Granit siêu âm diệt hạm, 24 tên lửa chống ngầm và ngư lôi, 6 máy phóng ngư lôi chống ngầm hoặc tên lửa diệt hạm tầm ngắn.
Kursk có thể hoạt động độc lập 120 ngày. Khi tai nạn xảy ra, tàu không mang vũ khí hạt nhân.
Theo Thanh Hảo (Vietnamnet)
Ngày này năm xưa: Táo tợn âm mưu ám sát Tổng thống Pháp Khi đương nhiệm, Tổng thống Pháp Jaques Chirac từng thoát chết trong gang tấc khỏi một âm mưu ám sát táo tợn do một tên phát xít trẻ thực hiện giữa thủ đô Paris. Vụ mưu sát diễn ra trong lễ diễu hành ngày Quốc khánh Pháp 14.7.2002. Maxime Brunerie, 25 tuổi, đã rút súng trường thể thao cỡ nòng 22 ly từ...