Ngày nào cũng có một túi rác trước sân nhà, tôi lén lắp camera và bất ngờ khi phát hiện người đã gây ra chuyện này
Lâu nay mối quan hệ giữa chúng tôi vẫn rất bình thường. Vậy mà chỉ vì một chuyện nhỏ, cô ấy lại làm những việc mà chính tôi còn không dám tin.
Ra ở riêng hơn chục năm nay, cũng tiếp xúc với bao người nhưng tôi chưa gặp vô duyên như hàng xóm nhà mình. Mặc dù nhà cô ấy mới chuyển đến đây 3 tháng nhưng cả khu phố chẳng ai là không ghét.
Hồi mới chuyển đến, cô hàng xóm nhà tôi cũng thường xuyên cho con tôi đồ ăn. Cứ nghĩ cô ấy biết cách sống, tôi cũng qua lại một thời gian. Hễ nhà nấu món gì ngon, tôi lại bảo con mang sang cho con nhà cô ấy.
Sau đó, gia đình cô ấy bắt đầu sống tách biệt với cả khu phố. Chồng thì không ai rõ nghề nghiệp nhưng cứ đi cả tháng chẳng về nhà, đã thế nhiều đêm vẫn có tiếng hát karaoke từ nhà cô ấy khiến cả xóm chẳng ai ngủ được. Không chịu được sự vô duyên ấy, mọi người mới gọi công an đến để làm việc. Thế là kể từ đó, nhà cô hàng xóm gần như chẳng giao lưu với mọi người. Về phía nhà tôi cũng không tiếp xúc nhiều vì sợ phiền phức.
Có lẽ chuyện bắt đầu từ một tháng trước. Hôm ấy con tôi về nhà nói trong lúc chơi đùa với con cô hàng xóm ở lớp, không may làm thằng bé chảy máu tay.
Hai tuần sau, chuyện này vẫn cứ tiếp diễn làm tôi khó chịu vô cùng. (Ảnh minh họa)
Thật ra trẻ con nghịch ngợm, việc vô ý như vậy là điều không thể tránh khỏi. Tôi cũng dẫn con sang nhà cô ấy để hỏi thăm và xin lỗi. Lúc đó, cô ấy niềm nở và cho qua. Tôi cũng tưởng chuyện như vậy là chấm dứt, không ngờ kể từ hôm đó, tôi để ý thấy sáng ra lại có một túi rác trước cửa nhà mình.
Video đang HOT
Lúc đầu tôi nghĩ có lẽ ai đó không biết chỗ để rác nên mới vứt bừa bãi. Cho đến hai tuần sau, chuyện này vẫn cứ tiếp diễn làm tôi khó chịu vô cùng. Tôi quyết định lắp camera ở trước cổng, đến hôm sau kiểm tra thì ngỡ ngàng khi người làm chuyện này lại chính là cô hàng xóm.
Vì quá bức xúc, tôi đã sang nhà cô ấy nói chuyện. Thấy trên tay tôi là đoạn video chứng cứ, cô ấy không chối cãi mà còn hằn học và vênh váo thách thức. Lúc này, chồng tôi có sang dọa sẽ nói với tổ trưởng khu phố để phê bình gia đình cô ấy. Vậy mà đúng lúc ấy, chồng cô hàng xóm xuất hiện mọi người ạ.
Trông anh ta bặm trợn và rất khó tính. Sợ chuyện sẽ đi quá đà, tôi đành kéo chồng về nhà. Nhưng sáng hôm sau vẫn lại thấy túi rác trước cổng, lần này thậm chí túi nilon còn bị bung bét ra bốc mùi rất kinh khủng. Tôi biết phải làm gì đây? Nhờ đến tổ dân phố thì sợ bị nhà đó trả thù mà không thì cứ chịu đựng thế này mãi sao?
Sao lại lôi con vào chuyện của cha mẹ?
Thế giới của hôn nhân là một thế giới chỉ có hai con người, nhưng đối đầu nhau mới thấy họ kinh khủng.
Khi vợ chồng không còn tin tưởng nhau nữa, tất nhiên họ sẽ dò xét, nghi ngại, làm tổn thương nhau bằng nhiều cách.
Trong phim Thế giới hôn nhân, một bộ phim "hot" của Hàn Quốc, đứa con trai độ tuổi dậy thì nói với mẹ: "Tại sao con phải sống như thế này? Bố mẹ ly hôn. Bố thì cưới người đàn bà khác. Đó không phải là chuyện một đứa trẻ có thể chịu đựng...".
Chỉ là một câu trong kịch bản được dựng thành phim, và không mới, nhưng đã khiến nhiều người làm cha mẹ phải suy ngẫm.
Có cha mẹ nào đặt mình vào vị trí của những đứa con khi đưa ra quyết định dứt điểm một cuộc hôn nhân?
Rõ ràng, cha mẹ không thể nào biết được con cái nghĩ gì trong câu chuyện của người lớn, nhất là khi người lớn còn níu con cái vào cuộc. Không chỉ ở những gia đình ly hôn, mà trong một gia đình đầy đủ cũng vậy, con cái thường được người lớn đưa ra để làm áp lực hay cầu nối cho mối quan hệ vợ chồng.
Đơn cử một câu chuyện nhỏ, vợ chồng giận nhau, nói chuyện với nhau phải qua con cái, mượn con cái chuyển lời của mình đến đối phương. Họ thường không quan tâm đến tâm trạng của con khi ấy như thế nào, họ chỉ biết giải quyết vấn đề của mình thông qua chúng.
Một bà vợ đi đánh ghen dắt theo đứa con trai khoảng bốn tuổi để làm lá chắn "lỡ có chuyện gì ba nó không dám đánh tôi, vì ổng rất thương thằng bé". Đó là lý do chị ta đưa con vào cuộc. Trời trưa nắng, thằng bé mồ hôi nhễ nhại, mặt mày đỏ lửng, tò tò đi theo mẹ.
Nghe mẹ chửi nhau với cô tiếp viên khách sạn, nó chẳng hiểu gì cả vì còn bé quá, nhưng chắc chắn hình ảnh này sẽ theo nó mãi đến khi lớn lên.
Một ông chồng hay nhậu, mỗi khi nhậu về thích nói nhiều, đủ thứ chuyện từ hạch hỏi, tra vấn vợ rồi đến chửi vợ, gia đình vợ, bạn bè vợ. Hôm nào anh ta đi nhậu về mà những đứa con còn thức thì êm, vì anh ta cảm giác cả nhà đang đợi anh ta về cho... vui (!). Nếu hôm nào những đứa con đã say giấc, thì mình chị vợ phải chịu trận cho đến khi anh ta ngủ mới được yên.
Bởi vậy, mỗi lần ông chồng đi nhậu, dù khuya cách mấy bà vợ cũng buộc các con phải thức để chúng làm "lá chắn". Các con thương mẹ ráng thức chờ cha về, dù ngày mai chúng phải đi học sớm. Trường hợp này cả cha và mẹ đều không đặt vị trí là những đứa con, họ chỉ biết cho họ.
Rất nhiều trường hợp tương tự, để rồi không ai trả lời được câu hỏi của những đứa con: "Người lớn phải tự giải quyết chuyện giữa họ với nhau, tại sao phải lôi con cái vào?". Thế nhưng, đó cũng là tâm lý bình thường của con người khi muốn tìm đồng minh. Cha mẹ không lôi con cái vào cuộc thì biết lôi ai đây?
Một tâm lý khác khi bà mẹ hay ông bố đổ lỗi cho nhau bằng cách trút xuống đầu đứa con. Quá nhiều trường hợp người lớn lôi con trẻ vào cuộc một cách quá đáng: "Sao mà đẻ ra cái nòi như vậy!".
Đôi khi chỉ là một câu nói bâng quơ, nhưng khi qua cơn giận rồi, nghĩ lại mới thấy đó là một câu nói không có tâm. Yêu nhau bao nhiêu lời hay, ý đẹp, cử chỉ thương yêu trìu mến dành cho nhau, đến khi tình yêu cạn rồi, tài sản quý báu nhất là đứa con cũng bị mang ra nguyền rủa.
Thế giới của hôn nhân là một thế giới chỉ có hai con người, nhưng đối đầu nhau mới thấy họ kinh khủng. Khi vợ chồng không còn tin tưởng nhau nữa, tất nhiên họ sẽ dò xét, nghi ngại, làm tổn thương nhau bằng nhiều cách.
Cha mẹ thử đặt mình vào vị trí của những đứa con sẽ thấy gì? Thái độ bơ đi là đa phần của con cái bây giờ. Chúng không muốn quan tâm đến chuyện người lớn, miễn là chúng yên, đừng bắt chúng vào cuộc. Nếu cố tình đưa con cái ra làm cầu nối hay lá chắn, rất có thể sẽ có những trường hợp sau: con cái vào phe cha hoặc mẹ, con cái tỏ vẻ bất cần và có tư tưởng muốn thoát ly khỏi gia đình, học hành bê trễ, giảm sút, nổi loạn... Rõ ràng, tất cả những điều này cha mẹ đều hiểu, nhưng cả hai bên đều chỉ vì họ mà không màng đến phần con, dù bề ngoài họ luôn tỏ ra "tất cả vì con".
Nhiều người đúc kết, hôn nhân là sự chịu đựng và bao dung, không chỉ với người phối ngẫu, mà còn với con cái. Về phần con cái, không thể trách khi chúng tự hỏi ai tạo ra chúng để chúng phải ra nông nỗi này, mà nên hiểu chúng hoàn toàn có lý khi nói lên điều đó.
Cuối cùng, tại sao rất ít cha mẹ giải thích với con, rằng mỗi người khi sinh ra đều có một số phận, và bởi gia đình là một chuỗi mắt xích không thể tách rời, nên bất hạnh của người này sẽ ảnh hưởng đến người kia. Vấn đề là phải cùng nhau giải quyết trong minh bạch, vị tha, không thù hằn.
Con số bất ngờ về "quy tắc kết thúc ngoại tình" và sự đáng sợ nhất của hôn nhân qua tâm sự của 1 ông chồng từng phản bội Đối với một cuộc hôn nhân, điều khủng khiếp nhất là ngoại tình. Khi sự phản bội xảy ra không chỉ riêng 2 người, hàng loạt hệ lụy khác đi theo. Các mối quan hệ ngoài hôn nhân sau những mới mẻ, thú vị ban đầu sẽ để lại tổn hại sâu sắc cho cả 3 phía. Mỗi người đều có những hoàn...