Ngày nắng nóng cần ăn uống, sinh hoạt thế nào để không mắc bệnh?
Nắng nóng dễ phát sinh nhiều bệnh, người dân cần dùng điều hoà, dùng quạt đúng cách, ăn uống hợp vệ sinh… để đảm bảo đảm sức khoẻ.
Người dân cần biết cách bảo vệ sức khoẻ trong những ngày nắng nóng. Ảnh: TTXVN
Thời tiết nắng nóng dễ gây ra nhiều bệnh, thậm chí nguy hiểm với sức khoẻ người dân. Cụ thể, nắng nóng làm cơ thể ra nhiều mồ hôi, dễ gây mất nước, điện giải, đặc biệt là ở trẻ em dễ dẫn đến mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa; trời nóng làm cho thức ăn, thực phẩm dễ bị ôi, thiu, dễ nhiễm nấm và vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh tiêu đường tiêu hóa… Bên cạnh đó, khi chống nóng bằng biện pháp bật quạt gió mạnh trực tiếp vào người hoặc để nhiệt độ điều hòa quá thấp cũng dễ gây nên nhiễm lạnh, viêm phổi…
Để chủ động phòng bệnh mùa nắng nóng, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:
- Hạn chế đi ra ngoài đường, ngoài trời nóng khi không thật cần thiết. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang… chống nóng.
- Uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh hoặc nước pha muối loãng, nước pha Oresol…, tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng.
Video đang HOT
- Không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp; không để gió quạt thổi trực tiếp gần vào người.
- Thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả để đảm bảo đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
- Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà, đồ chơi trẻ em, dụng cụ học tập… bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
Chỉ số tia UV tại Hà Nội và Đà Nẵng từ 8-10 - mức gây hại rất cao, người dân ra đường đừng quên làm những việc này
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 15-7, nắng nóng tiếp tục xảy ra diện rộng ở Bắc Bộ và Trung Bộ, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ trên 38 độ C. Chỉ số tia UV ở Hà Nội và Đà Nẵng giá trị từ 8-10.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (15/7), do ảnh hưởng của rìa Đông Nam vùng áp thấp nóng phía Tây kết hợp với hiệu ứng phơn nên ở các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 34-37 độ, có nơi trên 37 độ C; riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất trong ngày phổ biến 40-55%. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 10-18 giờ.
Tại khu vực Hà Nội, nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ, có nơi trên 37 độ. Chỉ số tia UV ở Hà Nội và Đà Nẵng có giá trị từ 8-10 với mức ảnh hưởng nguy cơ gây hại rất cao đối với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
Chỉ số tia UV ở Hà Nội và Đà Nẵng có giá trị từ 8-10 với mức ảnh hưởng nguy cơ gây hại rất cao đối với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cũng đưa ra cảnh báo: Đợt nắng nóng này có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới. Do ảnh hưởng của nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt và có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp và gió tây nam gây hiệu ứng phơn thổi mạnh nên có nhiều nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ cao cháy rừng ở các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ.
Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.
Trong những ngày nắng nóng, chỉ số tia UV ở mức nguy hại bạn cần làm những việc sau:
PGS.TS Nguyễn Văn Thường (Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương) cho biết, trong những ngày nắng nóng cao điểm thì việc bảo vệ da và chăm sóc cơ thể là ưu tiên hàng đầu. Người dân đừng quên làm những việc sau để bảo vệ sức khỏe:
Khi đi ra ngoài trời nắng, hãy mặc áo dài tay, đeo khẩu trang, đội mũ rộng vành
- Khi đi ra ngoài trời nắng, hãy mặc áo dài tay, đeo khẩu trang, đội mũ rộng vành.
- Sử dụng kính dâm có khả năng chặn tia cực tím (kính có ghi thông số UV hoặc chỉ số ANSI trên bao bì). Chọn kính chống nắng có kích thước lớn, che được toàn bộ vùng mắt.
- Khi đứng dưới bóng cây, bạn có thể sử dụng ô che chắn để giảm tác động trực tiếp của tia UV.
- Cả phụ nữ lẫn nam giới đều cần sử dụng các sản phẩm giúp chống nắng, bảo vệ da như kem chống nắng ở cả dạng kem, gel lẫn xịt tiện dụng mọi lúc mọi nơi. Kem chống nắng nên có chỉ số SPF 30 và khả năng chống tia UVA/UVB.
- Phụ huynh cần bảo vệ che chắn cho trẻ em khi ra ngoài bởi da của trẻ nhạy cảm hơn và thời gian tiếp xúc với ánh nắng còn kéo dài hơn người lớn.
- Uống thật nhiều nước: Trong những ngày nắng nóng, làn da tiết nhiều dầu nhưng lại mất nước trên bề mặt. Bạn cần uống đủ nước để cân bằng độ ẩm cho da, tránh tình trạng khô da và gây xỉn màu da. Đồng thời việc làm này giúp bù nước cho cơ thể kịp thời, tránh nguy cơ bị say nắng say nóng, đột quỵ...
- Nếu có thể hãy tránh đi ra ngoài nắng trong khoảng thời gian từ 10h - 16h để hạn chế tối đa tác động nguy hại của tia UV.
Lấy máu gót chân, phát hiện nhiều trẻ mắc bệnh khi vừa chào đời Nhiều trẻ ở TP.HCM được phát hiện mắc bệnh từ trong giai đoạn thai kỳ hoặc vừa sinh ra. Mọi cha mẹ đều mong muốn sinh con ra khỏe mạnh - ẢNH: D.T Ngày 10.7, Sở Y tế TP.HCM tổ chức tổng kết chiến lược dân số - sức khỏe sinh sản giai đoạn 2016-2020. Theo báo cáo của Chi cục dân số...