Ngày mai xét xử phúc thẩm vụ nam sinh sát hại người phụ nữ tại chung cư
Theo dự kiến, ngày mai (18/3) TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án Phạm Thanh Tùng về tội “ Giết người” và “ Cướp tài sản”.
Ngày mai (18/3), TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên phúc thẩm xét xử Phạm Thanh Tùng (SN 1996, trú tại TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) về tội “Giết người” và “Cướp tài sản”.
Trước đó, trong phiên xét xử sơ 17/9/2018, HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội nhận định, hành vi bị cáo gây ra là đặc biệt nguy hiểm đối với xã hội. Hành vi của bị cáo thể hiện sự côn đồ, hung hãn, cố ý tước đoạt mạng sống của nạn nhân. Hành vi phạm tội thể hiện, bị cáo đã không còn khả năng để giáo dục và cải tạo được nữa.
Bị cáo trong phiên xét xử.
Dù có tình tiết giảm nhẹ nhưng hành vi của bị cáo là đặc biệt nguy hiểm, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tước đoạt quyền sống của nạn nhân. Trên cơ sở đó, TAND TP Hà Nội quyết định tuyên phạt Phạm Thanh Tùng tử hình về tội “Giết người” và 9 năm tù về tội “Cướp tài sản”. Tổng hợp hình phạt cả 2 tội danh, bị cáo phải chấp hành mức án chung là tử hình.
Trước phiên phúc thẩm, chị Phạm Thị Lan Hương (chị gái nạn nhân), đại diện cho gia đình bị hại, đã có đơn gửi các cơ quan chức năng. Trong đơn, chị Hương bày tỏ sự bức xúc vì từ khi vụ án xảy ra cho đến ngày TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên phúc thẩm, gia đình Phạm Thanh Tùng không có động thái gì thể hiện sự quan tâm và khắc phục hậu quả với gia đình nạn nhân.
“Họ không có một lời an ủi hay hối hận gì với người đã mất. Con cháu họ đã gây ra cái chết cho em H., tước đi mạng sống của một con người vô tội, gây ra nỗi đau đớn khôn nguôi cho những người ở lại trong gia đình tôi. Xét về mặt đạo đức, tình cảm thì bố mẹ của bị cáo phải xuống gặp gia đình tôi để động viên, an ủi. Còn xét về mặt pháp lý, họ cần khắc phục hậu quả do hành vi tội ác mà con em mình gây ra. Nhưng tuyệt nhiên không có bất cứ hành động hay lời nói nào từ phía gia đình hung thủ.” – chị Hương viết trong đơn.
Đơn kháng cáo của gia đình.
Video đang HOT
Thay mặt gia đình, chị Hương đề nghị TAND Cấp cao tại Hà Nội xét xử vụ án một cách công bằng, minh bạch, có hình phạt thích đáng với bị cáo để đảm bảo tính răn đe, nghiêm khắc của pháp luật.
Chị Lan Hương cũng cho biết gia đình có đơn kháng cáo về việc đề nghị TAND Cấp Cao tại Hà Nội xem xét tăng mức cấp dưỡng cháu Trần Bảo Hân kaf 6 triệu đồng (trước đó tòa tuyên là 3 triệu đồng). Đồng thời, cấp dưỡng cho bà Trần Thị Bê từ 1,5 triệu lên 3 triệu đồng.
Bởi, theo chị Hương hiện nay cháu Hân đang học tại trường THCS và THPT Marie Cure TP Hà Nội mực học phí và nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao, bình quân một tháng khoảng 15 triệu đồng. Hơn nữa, bố cháu Hân là anh Trần Văn Mạnh hiện nay không có nghề nghiệp gì, thu nhập không có, mọi việc ăn học sinh hoạt hàng ngày của cháu Hân trước đây đều do mẹ cháu lo.
Chị Hương cũng cho biết thêm, bà Trần Thị Bê bị bệnh u màng não, tai biến, huyết áp cao thường xuyên phải điều trị bệnh lại không có bảo hiểm xã hội nên chi phí điều trị cao.
Phạm Thanh Tùng.
Theo cáo trạng, Phạm Thanh Tùng (SN 1996, trú TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) bị truy tố về các tội “Giết người” và “Cướp tài sản”, quy định tại các điều 123 và 168 Bộ Luật Hình sự 2015.
Khoảng tháng 6/2017, thông qua mạng xã hội Facebook, Tùng – là sinh viên Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội quen biết chị Phạm Thị H. (SN 1981, quê Nam Định) và thường xuyên qua căn hộ cao cấp của chị này trên đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân chơi.
Hiện trường xảy ra sự việc.
Do đánh bạc bị thua phải vay nợ nhiều người nên Tùng nảy sinh ý định giết chị H. để chiếm đoạt tài sản.
Khoảng 9h ngày 31/10/2017, Tùng đến nhà chị H. chơi. Đến 14h cùng ngày, khi thấy chị H. ngồi ở ghế của bàn ăn, lưng quay ra cửa chính, mặt hướng vào bên trong phòng, Tùng từ đằng sau xông đến siết cổ nạn nhân.
Chị H. hô “Cướp, cứu!”, liền bị Tùng bịt mồm, bóp cổ và dùng dao đâm đến tử vong. Gây án xong, Tùng lục tìm tài sản, chiếm đoạt của chị H. số tài sản trị giá 120 triệu đồng (điện thoại iPhone 7, điện thoại hiệu Vertu và 28 triệu đồng).
Sau đó, nghi can đi bán 2 điện thoại vừa cướp được 73,5 triệu đồng, mua chiếc iPhone 7 Plus với giá hơn 10 triệu đồng, rồi đi trả nợ hết 54 triệu đồng. Tùng bị bắt ở thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội sau 18 giờ gây án. Khi bị bắt giữ trong người Tùng còn 38 triệu đồng.
Cũng theo kết luận của cơ quan CSĐT Công an Thành phố Hà Nội, Phạm Thanh Tùng là sinh viên ham chơi, bỏ học, nợ nần của nhiều người. Để có tiền tiêu xài và trả nợ, Tùng nảy đã sinh ý định giết chị H. để chiếm đoạt tài sản.
Duy Khương
Theo phapluatplus
Y án tù 8 đối tượng hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
Ngày 30-11, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm đã bác kháng cáo, tuyên y án Trương Nguyễn Minh Trí (31 tuổi, ngụ quận Bình Tân) mức án 11 năm tù về tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".
7 bị cáo có kháng cáo còn lại cũng bị HĐXX bác đơn và tuyên y án từ 5-10 năm tù. Các bị cáo còn bị phạt quản chế tại địa phương từ 2-4 năm sau khi chấp hành xong hình phạt tù.
Theo bản án sơ thẩm, tổ chức "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời (viết tắt CPQGVNLT)" do Đào Minh Quân (hiện ở Mỹ, đang bị truy nã) cầm đầu, hoạt động chống Nhà nước Việt Nam nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Tổ chức này được Đào Minh Quân thành lập từ năm 1990 tại Mỹ và tự phong là Thủ tướng.
Năm 2009, Quân công bố "Hiến ước lâm thời" thể hiện cương lĩnh và điều lệ của tổ chức này là nhằm xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Bằng phương thức, thủ đoạn lợi dụng mạng internet, các ứng dụng tiện ích của mạng xã hội, tổ chức này đã tạo lập, duy trì các trang web, blog, địa chỉ email để tuyên truyền, lôi kéo, phát triển lực lượng ở Việt Nam và cộng đồng người Việt tại một số quốc gia khác.
Theo đó, từ năm 2016 đến nay, một số đối tượng cốt cán của tổ chức này tại Mỹ như Kim Collin (em gái Đào Minh Quân; phụ trách phong trào Việt Nam Tân Dân chủ), Kelly Triệu (tức Triệu Thanh Hoa, quốc tịch Mỹ; được phong chuẩn Quốc phòng), Trần Trưng Nguyệt Ánh (được phong đại tá, giám đốc Cục An ninh quân đội), Lisa Phạm (tức Phạm Anh Đào)... đã tuyên truyền, lôi kéo, móc nối các đối tượng có thái độ bất mãn trong và ngoài nước tham gia vào tổ chức.
Cuối tháng 2-2017, tổ chức này cử Phan Angel, Nguyen Jame Han (cả hai quốc tịch Hoa Kỳ và cùng bị tuyên án 14 năm tù trong vụ án này nhưng không kháng cáo), về Việt Nam để móc nối liên lạc, tập hợp các thành viên của tổ chức tại Việt Nam để thực hiện các hoạt động chống phá Nhà nước nhân dịp lễ 30-4, 1-5.
Sau khi về đến Việt Nam, Phan Angel đã móc nối, liên lạc với Nguyễn Quang Thanh (bí danh Nguyễn Long, được tổ chức phong là tỉnh trưởng Quảng Nam, đối tượng đã bị xét xử cuối năm 2017), Tạ Tấn Lộc (bí danh Tạ Trung Nhân, được tổ chức phong chức Đô trưởng Sài Gòn kiêm Tiểu khu trưởng tiểu khu Gia Định) để gặp gỡ các thành viên của tổ chức trong nước như Trần Tuấn Tài (bí danh Dũng Trí, Tiến Long được phong chức là Chỉ huy trưởng đội cơ động vệ binh quốc gia), Nguyễn Hùng Anh (bí danh Nguyễn Long An, được phong chức trung tá, Tỉnh trưởng Long An)...
Các bị cáo tại phiên toà sơ thẩm.
Đầu tháng 3-2017, Phan Angel cùng Tạ Tấn Lộc, Nguyễn Hùng Anh, Trần Tuấn Tài gặp mặt để nắm tình hình các địa điểm có thể tổ chức biểu tình ở trung tâm TP Hồ Chí Minh để thông báo cho tổ chức. Đến ngày 28- 3-2017, Nguyen James Han với vai trò là "Đặc sứ" của tổ chức nhập cảnh vào Việt Nam, để truyền đạt sự chỉ đạo của Đào Minh Quân chuẩn bị công cụ, phương tiện và giao nhiệm vụ cho từng đối tượng cùng Han thực hiện các hoạt động chống phá nhằm gây tiếng vang cho tổ chức, gây mất ổn định an ninh chính trị, tiến tới lật đổ chính quyền nhân dân trong dịp lễ 30-4-2017. Tuy nhiên, phần lớn hoạt động của các đối tượng này đã bị lực lượng chức năng Việt Nam phát hiện và bắt giữ.
Kết quả điều tra và bản án sơ thẩm xác định, sau khi tham gia tổ chức phản động, Trương Nguyễn Minh Trí còn đi trưng cầu ý dân để Đào Minh Quân làm tổng thống, mua máy quay phim để phục vụ cho công tác biểu tình. Ngoài ra, bị cáo Trí còn trực tiếp đi tiếp xúc, xúi giục, lôi kéo các em học sinh lớp 9 và lớp 10 tại Bình Tân, tham gia đi biểu tình, làm đơn xin gia nhập tổ chức chính phủ Việt Nam lâm thời, qua đó tiến hành bạo động.
Trước đó, vụ án có 12 bị cáo bị TAND TP Hồ Chí Minh đưa ra xét xử và tuyên án, trong đó hai bị cáo Phan Angel, Nguyen Jame Han (cả hai có quốc tịch Hoa Kỳ) cùng bị tuyên án 14 năm tù. Sau khi chấp hành xong hình phạt, cả 2 bị cáo này bị trục xuất ngay ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Sau khi xét xử sơ thẩm, bị cáo Phan Angel không kháng cáo, riêng Nguyen Jame Han và 9 bị cáo khác kháng cáo. Trong thời gian chờ xét xử phúc thẩm, Jame Han và 1 bị cáo khác rút đơn kháng cáo, chấp nhận hình phạt.
Theo cand.om.vn
Hoãn phiên xử nguyên thượng tá chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng Nguyên thượng tá công an công tác tại tỉnh Đắk Lắk đã chiếm đoạt hơn 24 tỷ đồng của hàng chục người dân. Ngày 27.11, TAND Cấp cao tại Đà Nẵng đã mở phiên tòa phúc thẩm, xét xử bị cáo Y Tuyến Ksơr - nguyên thượng tá, nguyên Phó trưởng Phòng Cảnh sát quản lý hành chính Công an tỉnh Đắk Lắk...