Ngày mai xét xử “đại án” có kỉ lục số cán bộ hải quan hầu tòa
Hàng chục các bộ hải quan đã móc nối với doanh nghiệp để khai khống hồ sơ GTGT và hoàn thuế để chiếm đoạt và làm thất thoát của nhà nước hàng chục tỉ đồng…
Tin tức, theo lịch xét xử của TAND TP.HCM, ngày mai (8/6), phiên tòa sơ thẩm xét xử “đại án” kinh tế xảy ra tại Công ty CP Thực phẩm Công nghệ Sài Gòn sẽ được mở. Theo đó có đến 43 bị can ra xét xử là cán bộ hải quan thuộc Cục hải quan TP.HCM và An Giang, trong tổng số 46 người, 3 người đã bỏ trốn. Con số bị can nguyên là cán bộ hải quan bị truy tố trong phiên tòa này được xem là kỉ lục lớn nhất từ trước đến nay.
Bị cáo Lê Dũng và Trần Thị Bích Tuyền
Theo cáo trạng, Lê Dũng (Lê Phi Long) – Giám đốc Cty Cổ phần thực phẩm công nghệ Sài Gòn (Cty có vốn Nhà nước) cùng đồng phạm đã lừa đảo chiếm đoạt tiền của Nhà nước lên đến hơn 80 tỷ đồng.
Bị can Lê Dũng (nguyên Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Công nghệ Sài Gòn) và 5 thuộc cấp bị truy tố về các tội: “Buôn lậu”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Tiếp tay doanh nghiệp (DN) chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT), 31 cán bộ, công chức hải quan ra tòa vì tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Nhiều chủ doanh nghiệp, lao động tự do cũng bị cáo buộc tội “Buôn lậu”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Môi giới hối lộ”. Trong đó có Trần Thị Bích Tuyền (Giám đốc Công ty TNHH Lam Tuyền và TNHH Đại Đắc Tài) bị truy tố về các tội: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Buôn lậu” và “Đưa hối lộ”.
Theo hồ sơ, Trần Thị Bích Tuyền là mắt xích quan trọng trong đường dây trên. Lợi dụng chính sách khuyến khích xuất khẩu hàng hóa của nhà nước ra nước ngoài và hoàn thuế GTGT cho DN. Tuyền đã lên kế hoạch chiếm đoạt tiền hoàn thuế.
Video đang HOT
Tuyền móc nối với Lâm Tuấn Phát (Giám đốc Công ty CP Cảnh Phong) lập hồ sơ khống xuất khẩu hàng sang Campuchia rồi sử dụng làm hồ sơ xin hoàn thuế GTGT. Tuyền và Phát thống nhất tìm cách tiếp cận, đặt vấn đề “hợp tác” với Lê Dũng (Giám đốc Công ty CP Thực phẩm công nghệ Sài Gòn, có 51% vốn nhà nước).
Hàng chục hóa đơn được ký khống để các đối tượng lợi dụng chiếm đoạt tài sản
Từ tháng 5/2011 đến tháng 9/2013, Lê Dũng ký 145 hợp đồng ngoại thương khống với nội dung bán thuốc lá và các mặt hàng thực phẩm khác cho Tuyền thông qua pháp nhân của 2 công ty do Tuyền quen biết ở Campuchia. Tổng giá trị các hợp đồng là 1.375 tỷ đồng, thuế GTGT là hơn 134,5 tỷ đồng.
Sau khi có hồ sơ khống, Dũng, Tuyền cùng đồng phạm đã lập hồ sơ xin hoàn thuế 80,3 tỷ đồng rồi bỏ túi số tiền trên. Liên quan tới các bộ hồ sơ khống, Dũng và Tuyền đã móc nối với các cán bộ, công chức hải quan Cửa khẩu Khánh Bình, tỉnh An Giang để có thể hợp thức hóa các thủ tục.
Khai nhận với lực lượng chức năng, Tuyền cho biết đã đưa cho Lâm Thị Thủy (đã bỏ trốn) 4 tỷ đồng để Thủy chuyển số tiền trên cho Nguyễn Văn Biên (nguyên Chi cục trưởng Chi cục hải quan Cửa khẩu Khánh Bình) và thuộc cấp.
Cụ thể, ông Biên nhận 244,1 triệu đồng; Thái Thanh Nguồn và Nguyễn Phi Công (khi đó đều là Phó chi cục trưởng) hưởng lợi 116 triệu đồng. Chính vì đã nhận hối lộ nên 92 tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu mặt hàng thuốc lá được thông quan dễ dàng.
Vào tháng 9/2014, Đội kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam (thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) kiểm tra 2 container của Công ty CP Thực phẩm công nghệ Sài Gòn. Số hàng ghi trong tờ khai xuất khẩu là thuốc lá điếu hiệu Craven A, trọng lượng 3.000 thùng, trị giá hơn 23 tỷ đồng. Song kết quả kiểm tra thực tế xác định, hàng chứa trong 2 container trên là 20.000 kg gạo trắng, chỉ có giá trị 190 triệu đồng.
Khi 2 container trên bị bắt giữ, Hứa Châu (nguyên giám đốc Công ty Lâm Kim Ngọc) đã cung cấp hơn 2.000 thùng thuốc lá đóng vào trong 2 container vận chuyển lên Hải quan Cảng Sài Gòn khu vực 4 để đánh tráo 2 container gạo nhưng bị phát hiện.
Cơ quan chức năng sau đó tiếp tục mở rộng điều tra thì phát hiện thêm hàng loạt sai phạm của Tuyền và đồng phạm. Tổng số tiền mà các đối tượng trên chiếm đoạt là gần 150 tỷ đồng.
Phiên tòa sơ thẩm xét xử 43 cán bộ hải quan sẽ mở vào 8h sáng mai (8/6) và kéo dài hơn 15 ngày.
Báo điện tử Người Đưa tin sẽ cập nhật thông tin xét xử đại án kinh tế trên.
PVMN
Theo_Người Đưa Tin
Đề nghị truy tố hàng loạt cựu cán bộ hải quan ký khống tờ khai
46 bị can trong đó có 31 bị can nguyên công chức Chi cục Hải quan Cảng Sài Gòn khu vực 4 - Hải quan TP.HCM và Chi cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình (tỉnh An Giang) bị đề nghị truy tố.
Ảnh minh họa: Shutterstock
Cơ quan CSĐT - Công an TP.HCM vừa chuyển hồ sơ đề nghị Viện KSND TP truy tố 46 bị can trong vụ án Lê Dũng, Trần Thị Bích Tuyền, Hứa Châu cùng đồng phạm can tội "buôn lậu", "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "đưa hối lộ", "môi giới hối lộ", "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại TP.HCM và tỉnh An Giang.
Theo kết luận điều tra, tháng 9.2013, Đội kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan kiểm tra 2 container của Công ty CP thực phẩm công nghệ Sài Gòn (trụ sở P.Bến Thành, Q.1) do Lê Dũng làm giám đốc ghi trong tờ khai xuất khẩu mặt hàng thuốc lá điếu hiệu Craven A, trọng lượng 3.000 thùng, trị giá hơn 23 tỉ đồng.
Tuy nhiên, kết quả kiểm tra thực tế xác định, hàng chứa trong 2 container trên là 20.000 kg gạo trắng, trị giá 190 triệu đồng. Trong lúc Đội kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam đang thực hiện kiểm tra thì Hứa Châu (nguyên Giám đốc Công ty TNHH TM MTV Lâm Kim Ngọc) cung cấp hơn 2.000 thùng thuốc lá, đóng vào 2 container nhằm vận chuyển đến Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 4 để đánh tráo 2 container đang bị kiểm tra. Tuy nhiên, hành vi đánh tráo được phát hiện kịp thời.
Quá trình điều tra xác định, Công ty CP thực phẩm công nghệ Sài Gòn có 51% vốn của nhà nước. Lợi dụng chính sách thông thoáng trong việc quản lý hàng xuất khẩu, khuyến khích xuất khẩu cũng như hoàn thuế GTGT cho các doanh nghiệp, Trần Thị Bích Tuyền (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Lam Tuyền và Công ty TNHH Đại Bắc Tài) tìm cách móc nối với Lê Dũng, Hứa Châu lập hồ sơ mua bán, xuất khẩu hàng hóa giả tạo để chiếm đoạt hàng chục tỉ đồng tiền hoàn thuế.
Đáng chú ý, liên quan đến vụ án này có 3 bị can nguyên công chức Chi cục Hải quan Cảng Sài Gòn khu vực 4 - Hải quan TP.HCM bị đề nghị truy tố về tội thiếu trách nhiệm là Nguyễn Tiến Lộc, Lê Hà và Đinh Văn Trí. 28 bị can còn lại là cán bộ, công chức tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình (tỉnh An Giang), trong đó có nguyên Chi cục trưởng Nguyễn Văn Biên có hành vi chỉ đạo ký khống 92 tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu mặt hàng thuốc lá cho Công ty CP thực phẩm công nghệ Sài Gòn để nhận hơn 265 triệu đồng; nguyên Phó chi cục trưởng Thái Thanh Nguồn và Nguyễn Phi Công chỉ đạo ký khống 120 tờ khai để nhận gần 117 triệu đồng...
2 công chức hải quan để "lọt" hàng lậu trị giá 26 tỷ đồng
10 container hàng lậu trị giá hơn 26 tỷ đồng đã được 2 công chức Hải quan TPHCM cho thông quan dễ dàng mà không cần kiểm tra. Số hàng trên bị cảnh sát điều tra và quản lý thị trường kiểm tra mới phát hiện hành vi buôn lậu này.
Theo Phan Thương/Thanh Niên
Theo_Hà Nội Mới
Cựu giám đốc Công ty rượu Hà Nội sắp phải hầu tòa vì... rượu "ảo" Theo nguồn tin của Báo , TAND TP Hà Nội vừa lên kế hoạch xét xử sơ thẩm đối với cựu Giám đốc Công ty CP cồn rượu Hà Nội cùng các bị cáo liên quan, do đã chiếm đoạt hơn 13 tỷ đồng tiền thuế của Nhà nước. Theo đó, phiên xử sơ thẩm đối với bị cáo Hồ Văn Hải (SN...