Ngày mai, QH nóng bỏng “phiếu tín nhiệm”
Ngày mai 10/6, Quốc hội (QH) sẽ lần đầu tiên trong lịch sử tiến hành việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với 47 chức danh do QH bầu và phê chuẩn.
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII sẽ là kỳ họp đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.
Việc lấy phiếu tín nhiệm thể hiện sự đổi mới quan trọng trong đời sống chính trị đất nước nhằm thực hiện chủ trương của Đảng, các quy định của pháp luật, đề cao quyền làm chủ của nhân dân thông qua việc thực hiện quyền giám sát của Quốc hội đối với những cán bộ chủ chốt của Đảng và Nhà nước.
Lần đầu tiên trong lịch sử, Quốc hội sẽ thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với 47 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn
Được biết, do đây là công việc hết sức quan trọng, nhạy cảm, lại là lần đầu tiên trong lịch sử nên QH đã tiến hành với tinh thần hết sức nghiêm túc, thận trọng, khách quan trên cơ sở nghiên cứu, nắm bắt đầy đủ thông tin, tuân thủ quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm. QH sẽ dành thời gian thảo luận, đánh giá một cách thận trọng, khách quan, công tâm, thể hiện mức độ tín nhiệm đối với các chức danh được lấy phiếu tín nhiệm.
Một trong những nội dung trong được cử tri và dư luận cả nước hết sức quan tâm là người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu QH, đại biểu HĐND đánh giá “tín nhiệm thấp” có thể xin từ chức. Theo quy định, nếu trong trường hợp người được lấy phiếu có tín nhiệm thấp không từ chức, QH sẽ xem xét bỏ phiếu tín nhiệm. Cử tri cũng mong muốn việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm cần phải tránh được tình trạng bỏ phiếu &’vo tròn, hòa cả làng’ hoặc lợi dụng để &’hạ bệ’ nhau…
Video đang HOT
Sáng 8/6, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, khi trao đổi với báo giới bên lề kỳ họp QH đã cho biết: “Chúng tôi đang cố gắng hoàn thành tốt nhất theo quy định, ví dụ thiết kế mẫu phiếu, chuẩn bị danh sách ban kiểm phiếu, các báo cáo. Đây là lần đầu tiên sau 69 năm, QH mới tiến hành việc này, chắc chắn quá trình làm sẽ phải rút kinh nghiệm vì mới chỉ là lần đầu. Tôi tin càng về sau sẽ càng tốt hơn”.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trả lời báo chí
Theo ông Phúc, phiếu tín nhiệm sẽ đánh giá theo từng chức danh một và sẽ được công bố tỷ lệ phiếu của từng người được đánh giá theo 3 mức: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp, công bố theo trị số tuyệt đối bao nhiêu phiếu mỗi loại. Cụ thể là từng phiếu từng loại, có thế nào thì ghi như thế, ví dụ ông A được bao nhiêu phiếu cao, bao nhiêu phiếu thấp… Còn việc xét hệ quả tín nhiệm thì chỉ khi nào tín nhiệm dưới 50%, ví dụ có 400 đại biểu mà có tới 201 phiếu tín nhiệm thấp thì coi là không đạt.
“Tiêu chí đầu tiên là hoàn thành nhiệm vụ hay không, rồi mới đến phẩm chất đạo đức là đi song song. Cái quan trọng nhất người ta nhìn vào anh là với tư cách tư lệnh một ngành. Đấy là nhiệm vụ đầu tiên phải làm rõ đã. Anh không làm tốt thì tôi đánh giá anh không hoàn thành nhiệm vụ” – Ông Phúc nói.
Về lo ngại liệu có xảy ra hiện tượng &’chạy phiếu’ khi lấy phiếu tín nhiệm, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết chưa hề nhận được ý kiến phản ánh nào. Ông Phúc khẳng định đương nhiên đại biểu nào làm thế mất uy tín, và đại biểu nào phát hiện ra, có ý kiến thì lập tức người chạy phiếu sẽ mất uy tín. Đến giờ chưa có góp ý hay phản ánh với TVQH về việc đó. Nếu có hiện tượng gì đó bất thường thì phải báo cáo Ủy ban TVQH và QH.
Theo 24h
Dân mong QH bỏ phiếu tín nhiệm thực chất
Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khoá XIII - kỳ họp khởi đầu hoạt động đánh giá tín nhiệm các chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu, phê chuẩn khai mạc ngày 20/5 tại Thủ đô Hà Nội.Chuẩn bị cho kỳ họp thứ năm Quốc hội khóa XIII, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban thường vụ Quốc hội tổng hợp được 1.724 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội.
Cử tri cả nước tập trung kiến nghị một số nội dung trọng tâm như lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; bệnh viện vẫn quá tải, dạy thêm còn tràn lan; phòng, chống tham nhũng, lãng phí...
Trong đó, cử tri cả nước cũng hoan nghênh đến việc lấy phiếu tín nhiệm 49 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII là lần đầu tiên Quốc hội làm việc này.
Lấy phiếu tín nhiệm giúp người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.
Các đại biểu Quốc hội ấn nút thông qua các Nghị quyết tại kỳ họp thứ 4, QH khóa XIII (Ảnh: Văn phòng QH) Cử tri kiến nghị các đại biểu Quốc hội nêu cao ý thức trách nhiệm để việc lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành thực chất, không hình thức. Góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Nhà nước thực sự có năng lực, đạo đức tốt, liêm khiết, gương mẫu...
Để làm tốt việc này, cử tri kiến nghị Quốc hội cần giám sát; yêu cầu Bộ trưởng, trưởng ngành... nêu cao trách nhiệm trong quản lý ngành, lĩnh vực; giám sát việc thực hiện lời hứa của các thành viên Chính phủ tại các phiên chất vấn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Trước đó, tại buổi họp báo chiều 17/5, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã giới thiệu về nội dung của Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội trong năm 2013. Ông Phúc khẳng định, việc đảm bảo lấy phiếu, bỏ phiếu khách quan và công tâm không chỉ là mong muốn của các Đại biểu Quốc hội mà còn là mong muốn của cử tri cả nước. Vì vậy, cách thức tiến hành và quy trình, thủ tục lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm sẽ tuân thủ các quy định tại Nghị quyết 35.
Các chức danh thuộc diện được lấy phiếu tín nhiệm đã gửi giải trình về kết quả công tác, cũng như việc tuân thủ pháp luật, đạo đức, lối sống của mình tới các đại biểu quốc hội 20 ngày trước khi kỳ họp Quốc hội khai mạc.
Đối với những trường hợp có kết quả lấy phiếu tín nhiệm dưới 50%, ông Phúc cho biết, vấn đề này cũng đã được quy định trong Nghị quyết 35 của Quốc hội với các hình thức bỏ phiếu hoặc từ chức. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm cũng sẽ được công khai trước toàn dân. Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XIII khai mạc ngày 20/5 tại Thủ đô Hà Nội.
Từ 8 giờ Quốc hội họp phiên trù bị để thảo luận, thông qua Chương trình kỳ họp và trao đổi về một số vấn đề cần thiết khác. Đúng 9 giờ 00, Quốc hội sẽ họp phiên khai mạc.
Dự kiến, sau bài phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, các cơ quan của Chính phủ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ trình bày các báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2012 và những tháng đầu năm 2013; Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến nhân dân và chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Báo cáo kiến nghị cử tri gửi đến kỳ họp...
Theo 24h
Phó thủ tướng: 'Sông Tranh 2 chưa có dấu hiệu mất an toàn' Sáng nay, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định trước Quốc hội, chưa có dấu hiệu mất an toàn hồ chứa và đập thủy điện này. Tuy nhiên, công tác tái định cư cho người dân cũng đang được khẩn trương triển khai. Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải. Ảnh:Hoàng Hà. Giải tỏa băn khoăn của cử tri cả nước, nhất là...