Ngày mai, Google sẽ công bố kế hoạch tấn công vào thị trường có giá trị 140 tỷ USD
Dấn thân vào ngành công nghiệp game, thị trường béo bở nhưng cực kỳ khó nhằn, Google sẽ phải bung sức mạnh của một gã khổng lồ ra để chứng minh bản thân.
Google đang tìm chỗ đứng trong ngành công nghiệp game
Ta vẫn biết tới công cụ tìm kiếm trên Internet nổi tiếng nhất thế giới, hệ điều hành di động Android đầy tùy biến, nhưng giấc mơ mở rộng thị trường không dừng lại ở đó. Google không làm game, mà bước chân vào ngành công nghiệp có giá trị hơn 140 tỷ USD bằng một cuộc cách mạng: họ cạnh tranh với các ông lớn như Microsoft, Sony hay Nintendo bằng cách cung cấp một nền tảng chơi game trên nền web, dùng sức mạnh của điện toán đám mây.
Sundar Pichai, CEO đương nhiệm của Google.
Tại Hội nghị Nhà phát triển Game GDC đang diễn ra tại San Francisco, Google hứa hẹn tặng cho người tới tham dự một “góc nhìn vào tương lai của ngành game”. Nhiều khả năng, họ sẽ công bố dịch vụ Project Stream và cho ta biết về bộ console mang tên Yeti vẫn được đồn đại bấy lâu. Cả hai đều mang trong mình khả năng trở thành “Netflix của ngành game”, khi cho người chơi thưởng thức những tựa game bom tấn (và yêu cầu rất “nặng” về phần cứng) mà chỉ cần một thiết bị kết nối Internet.
Ngay thời điểm này đây, muốn chơi game bom tấn, một người sẽ phải bỏ ra kha khá tiền để chọn một trong 3 trường hợp: một cái máy Xbox (độc quyền Microsoft), một máy PlayStation (độc quyền Sony) hoặc một bộ PC có giá vài chục triệu, đấy còn chưa kể những game riêng của Nintendo. Chưa hết, bạn sẽ phải mua game, hoặc là một đĩa cứng chứa game hoặc một phiên bản số có thể tải về máy thông qua những dịch vụ cung cấp online. Đối với game thủ đã quá quen với chu trình này, ta không thấy nó lằng nhằng nhưng khi phân tích từng bước, từng đồng bạc bỏ ra để có thể chơi được một game, ta chợt nhận thấy nó nhiêu khê chừng nào.
Mục đích của Google là loạt bỏ hoàn toàn sự phiền toái, cho phép người sử dụng stream trực tiếp game mình muốn chơi lên thiết bị mình sẵn có, có thể là PC, laptop, smartphone hay một streaming box gắn với TV.
“ Chơi game trên nền tảng đám mây – Cloud gaming sẽ cho phép các nhà phát hành game mở rộng tầm với của mình, bằng cách chạm tới những khách hàng sử dụng bất cứ thiết bị nào có màn hình“, Thomas Husson, phó chủ tịch công ty nghiên cứu thị trường Forrester nói với CNBC.
“ Ta có thể vượt xa hơn cả stream nhạc và video, game cho các công ty vẫn đang sống trong hệ sinh thái ngành game một cơ hội mới để kiếm thêm nguồn thu. Với những nền tảng đám mây như Amazon, Google hay Microsoft, đây lại là cơ hội mở bán dịch vụ và lưu trữ đám mây cho các nhà phát hành game, những người phải chi rất nhiều cho cơ sở hạ tầng IT“.
Đây là kế hoạch Google đang thai nghén
Họ sẽ cho phép người chơi thưởng thức game ở bất kỳ đâu, trên bất kỳ thiết bị kết nối Internet nào. Game nặng đến đâu cũng không cần cấu hình máy phải “khủng”, bạn chỉ cần đường truyền Internet ổn định.
Google đã cho bạn thấy dự án có thể hoạt động được, thông qua chương trình thử nghiệm cho phép người dùng có thể chơi Assassin’s Creed Odyssey chỉ với kết nối mạng và một cái máy tính rẻ và yếu. Thông thường, bạn sẽ cần một cỗ máy tính đủ mạnh, hoặc Xbox hoặc PlayStation.
Google chứng minh thành công nền tảng điện toán đám mây có thể xử lý game nặng, không cần tới một cỗ máy đủ mạnh.
Ta hiểu được Project Stream hoạt động ra sao và hiệu quả với những điều kiện gì, nhưng gần như chưa có thông tin gì về hệ thống chơi game Yeti của Google. Không rõ liệu lời đồn đại có thật, và Yeti có liên quan gì tới Project Stream.
Video đang HOT
Google từ chối đưa ra bình luận liên quan.
Trong quá khứ, đã có những dự án tương tự
Ông lớn làng công nghệ gặp không ít trở ngại, một trong số đó là quá khứ của các hãng khác có thể quay ra ám ảnh họ: đã có những công ty khác tính tới chuyện stream trực tuyến cho phép game thủ chơi game, nhưng chưa có ai thành công trên quy mô lớn.
“Theo trí nhớ của tôi, chỉ có một công ty ở thị trường phương Tây còn duy trì hoạt động, đấy là dịch vụ PlayStation Now của Sony“, nhà phân tích thị trường Lewis Ward nói với CNBC.
PlayStation Now sẽ ngốn mất 99 USD/năm, 19,99 USD/tháng, cho phép người dùng chơi hơn 750 tựa game PS4, PS4 hay PS2 lên một máy PS4 hay một chiếc PC. Đây có lẽ là đối thủ sừng sỏ nhất của Google, điểm trừ của nó là không linh hoạt được như Google: PS Now yêu cầu người dùng phải có PS4 hoặc PC, Project Stream có thể hoạt động được trên smartphone, tablet, …
NVIDIA cũng có dịch vụ tương tự có tên GeForce Now, chạy được trên máy Mac, PC và hệ thống Shield chạy nền tảng Android do NVIDIA phát triển. GeForce Now cho bạn thưởng thức 400 game, những tựa game phải cần tới máy “khủng” mới có thể mơ tới. Tuy nhiên, dịch vụ của NVIDIA chưa hoàn thiện, vẫn nhiều hạn chế nên bị coi là phiên bản thử nghiệm.
Cuối cùng, một startup có tên OnLive đã lên sóng được vài năm, hứa hẹn nhiều về khả năng stream game lên bất cứ thiết bị nào, nhưng cuối cùng vẫn lụn bại do số người sử dụng dịch vụ quá ít ỏi. Công ty đóng cửa năm 2015, bán tài nguyên cho Sony.
Quá khứ của dịch vụ stream game lên thiết bị khác không mấy sáng sủa, ta có cơ sở để lo sợ Google không thể thành công.
“ Tôi tin Google sẽ đối mặt với quãng thời gian vô cùng khó khăn, để thành công được với dự án mới“, Patrick Moorhead, chủ tịch của công ty phân tích Moor Insights & Strategy cho hay. “ Họ chỉ có những thành công nhất định với nền tảng nhạc, phim và sách truyện trả phí, nên tôi không trông đợi nhiều lắm“.
Nhưng nhà phân tích dữ liệu Husson vẫn có đôi lời lạc quan.
“ Không ngạc nhiên gì khi thấy Google đầu tư vào ngành này“, Husson nói. “ Việc họ chiêu mộ Jade Raymond, người cũ của Ubisoft và EA, là dấu hiệu cho thấy họ muốn thu hút các nhà phát hành game. Google đã sở hữu một hệ sinh thái các nhà phát triển game rất lớn, nhờ có nền tảng game trên Android. Giờ là lúc họ cho toàn ngành công nghiệp thấy mình quyết tâm làm thành công dịch vụ chơi game bằng điện toán đám mây“.
Những trở ngại Google phải đối mặt
Ngành công nghiệp game không hề dễ nhằn mà lại còn lắm “kịch hay để xem”. Để thành công, Google phải thực hiện thành công rất nhiều việc.
Đầu tiên, người dùng cần có kết nối đủ nhanh để chơi trực tuyến được game. NVIDIA khuyên người dùng nên có tốc độ mạng 50 Mbps để có chất lượng full HD, chất lượng hình ảnh sẽ giảm theo tốc độ đường truyền.
Trong trường hợp của Google, dịch vụ của họ cần đảm bảo một đường truyền liên tục và ổn định. Không ai muốn chơi một game bị giật cả, game thủ tinh tường lắm mà game tiết tấu nhanh sẽ yêu cầu người chơi hành động liên tục, chỉ delay nửa giây, họ cũng nhận ra.
Google cần một thư viện game lớn, nếu như muốn cạnh tranh với những Sony, Microsoft hay Nintendo – những ông lớn ngành game vốn vừa sản xuất được game độc quyền, lại vừa phát triển phần cứng riêng. Google không có sản phẩm con cưng, giống như Mario của Nintendo, Halo của Microsoft hay God of War của Sony. Khó có thể xây dựng một hình tượng game mới trong một đêm, Google sẽ PHẢI bắt tay với những ông lớn khác, có thể tính tới những nhà phát hành game đình đám như CD Project Red với Witcher, Cyberpunk 2077 hoặc Bethesda với Doom, The Elder Scrolls hay Rockstar với Red Dead Redemption, Grand Theft Auto.
Thậm chí Google có thể tính tới chuyện bắt tay với Steam, nền tảng bán game lớn nhất thế giới.
“ Họ không sở hữu nội dung tự sản xuất“, ông Ward nói. “ Họ có thể làm tốt khía cạnh công nghệ, nhưng nếu không có nội dung độc đáo – một thứ cần rất nhiều tiền đầu tư và nhiều năm để phát triển – thì Google sẽ chỉ là một cửa hàng online phân phối game khác mà thôi“.
“ Google gần như không có nội dung độc quyền“, ông Ward nhận định. “ Tôi không thấy họ có khả năng tiến xa nếu như không đầu tư vào những studio sản xuất game, không rót vốn xây dựng cộng đồng, cả hai yếu tố vừa nêu đều không tồn tại ở Google“.
Trong lúc đó, Microsoft và Amazon có những dự định mới liên quan tới ngành game của riêng mình
Không phải những dịch vụ có sẵn sẽ làm Google lo ngại, mà những dự án đang được thai nghén bởi cả Microsoft và Amazon.
Microsoft cũng sở hữu điện toán đám mây – chìa khóa thành công của phát trực tiếp game lên thiết bị, họ có fan cứng, có quan hệ với hàng loạt những nhà phát triển game và phát hành game, đầy mình kinh nghiệm bươn chải sóng gió ngành game. Và hơn hết, họ đã cho người dùng thấy mình có thể làm gì với dịch vụ stream game lên thiết bị do mình phát triển.
Đầu tháng Ba này, Microsoft cập nhật thêm cho cộng đồng về dự án xCloud của mình, có những điểm tương đồng với những gì Google hướng tới. Với nền tảng điện toán đám mây Azure có sẵn, Microsoft sẽ là đối thủ khó nhằn của Google.
Demo xCloud của Microsoft.
Ông Moorhead tin Microsoft sẽ vượt lên trên trong cuộc đua với Google, nhờ “ thành công kéo dài 30 năm trong ngành công nghiệp game, với Windows và Xbox“.
Amazon nung nấu những dự định của riêng họ, và trên hết, họ cũng có nền tảng điện toán đám mây sừng sỏ. Netflix chiếu phim 4K HDR lên TV nhà bạn là nhờ nền tảng của Amazon đó; nếu có ý định stream thẳng game lên thiết bị bất kỳ, một công ty cũng sẽ cần sức mạnh nền tảng đám mây tương tự như Amazon.
Chưa hết, Amazon cũng đang tự phát triển game, một dự án đầy kỳ vọng mang tên New World.
Google cần nhanh chóng đi tìm câu trả lời
Nhiều người tỏ ý nghi ngờ Google có thể sớm kiếm lời từ dịch vụ mới.
“ Tôi nghĩ, ít nhất ta phải đợi tới 2021 để dịch vụ stream chơi game bằng điện toán đám mây có thể được đón nhận“, ông Ward nói.
Ông Husson có nhận định tương tự, cần phải trải nghiệm những khả năng có thể có, rồi đợi vài năm mới có được kết quả. “ Trận chiến tranh giành thị trường chỉ mới bắt đầu và cần thêm thời gian, tốc độ kết nối Internet tuyệt vời và đường truyền dữ liệu ổn định để stream chơi game có thể đạt đỉnh. Đó là lý do tại sao 5G sẽ giúp ích nhiều cho công nghệ tương lai“.
Tham khảo CNBC
Chi phí để bảo mật thông tin cho các CEO lớn trên thế giới là bao nhiêu?
Trong tháng 1 này Apple đã đệ trình một tuyên bố với ủy ban chứng khoán Mỹ, trong đó công ty tiết lộ đã chi 310.000 USD vào vấn đề bảo mật cá nhân cho Tim Cook trong năm 2018.
Tuy nhiên đây không phải là con số cao nhất nếu so sánh với các Giám đốc điều hành khác thuộc khu vực Silicon Valley.
Giám đốc điều hành Facebook là Mark Zuckerberg đã tiêu tốn của công ty 7.3 triệu USD trong năm 2017.
Trích dẫn hồ sơ của SEC báo cáo giải thích rằng Amazon và Oracle mỗi người đã chi 1.6 triệu USD vào các vấn đề bảo mật cá nhân cho Jeff Bezos và Larry Ellison.
Trong khi, Alphabet là công ty mẹ của Google, đã chi hơn 600.000 USD để bảo mật thông tin cá nhân cho Sundar Pichai, cũng như gần 300.000 USD cho cựu giám đốc điều hành Eric Schmidt. Và Intel đã chi 1.2 triệu USD để bảo vệ thông tin cho cựu CEO Brian Krzanich vào năm 2017.
Đáng chú ý nhất là Giám đốc điều hành Facebook là Mark Zuckerberg đã tiêu tốn của công ty 7.3 triệu USD trong năm 2017, với con số đó dự kiến sẽ tăng lên ít nhất 10 triệu USD trong năm 2018, đây là con số khá lớn từ số tiền 2.3 triệu USD đã chi trong năm 2013.
Nhưng những con số tiền triệu USD mà Facebook chi cho việc bảo mật thông tin cá nhân của CEO Mark Zuckerburg thực sự không gây ngạc nhiên. Được biết Arnette Heintze là CEO và người sáng lập Hillard Heintze, một nhà tư vấn bảo mật có trụ sở tại Chicago, phục vụ cho rất nhiều khách hàng nằm trong danh sách Fortune 500, cho rằng:
"10 triệu USD để bảo vệ thông tin cá nhân của Zuckerberg có thể là số tiền lớn nhất chi cho việc bảo mật thông tinh của một CEO ở Mỹ. Và từ những gì tôi biết về Facebook, thì số tiền đó dường như là hợp lý".
Đối với Tim Cook, chi phí bảo mật cá nhân của ông trong năm 2018 thực sự đã giảm đáng kể so với năm 2015, khi Apple chi 700.000 USD để bảo mật thông tin cho Cook. Còn năm 2016 con số đó giảm xuống còn 220.000 USD, trong khi năm 2017 Apple đã chi tới 224.000 USD.
Theo 9to5mac
Google quyết định chấm dứt dự án tìm kiếm ở Trung Quốc Google đã gác nỗ lực ra mắt dịch vụ tìm kiếm kiểm duyệt tại Trung Quốc dự định ra mắt mùa hè tới trước phản ứng dữ dội từ trong và ngoài công ty. Theo CNBC, động thái mới nhất của Alphabet, công ty mẹ Google, được đưa ra sau khi hàng trăm nhân viên biểu tình phản đối dự án có tên...